Thời kỳ trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 33 - 34)

Trung Quốc và Ấn Độ là những nền văn minh lớn và cổ xưa nhất trên thế giới. Văn minh Ấn Độ và Trung Quốc đã tỏ rõ ưu thế và để lại nhiều dấu tích đậm nét trong nền văn hóa của nhiều quốc gia trong khu vực. Do nhiều yếu tố, trước hết là sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về lịch sử Trung Quốc và Ấn Độ đã có sự giao lưu về kinh tế, văn hóa.

Ngay từ thời kỳ cổ đại nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ đã lan tỏa mạnh mẽ ra tồn khu vực thơng qua con đường tơ lụa. Thời kỳ Hán Vũ (thế kỷ II TCN) thông qua con đường tơ lụa nhà Tây Hán đã thiết lập quan hệ ngoại giao với khoảng 50 nước trong đó có Ấn Độ[5, 01/10/2014]. Trung Quốc thơng qua con đường tơ lụa đã hấp thụ và dung hợp văn hóa Ấn Độ. Phật giáo đã được truyền bá vào Trung Quốc trở thành một sản phẩm tinh thần mang đậm màu sắc văn hóa Hán. Mặc dù Phật giáo được sản sinh ở Ấn Độ nhưng Trung Quốc mới là mảnh đất màu mỡ ni dưỡng đạo Phật. Con đường Tơ Lụa đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại và văn hóa Trung - Ấn. Con đường Tơ Lụa cũng liên kết cả hai quốc gia này với cư dân của Ba Tư và Địa Trung Hải cổ xưa. Cả hai quốc gia cũng đã trao đổi kiến thức khoa học. Trong thế kỷ thứ XVIII, các tín hiệu thiên văn của nhà thiên văn học người Ấn Độ Aryabhata được chuyển sang tiếng Trung Quốc trong cuốn sách "Kaiyuan Zhanjing" do Gautama Siddha, một nhà thiên văn học có

dịng dõi Ấn Độ. Người ta cũng tin rằng ông Gautama Siddha đã dịch lịch Nabagraha sang tiếng Trung Quốc. Trong suốt triều đại nhà Minh, nhà thám hiểm hàng hải General Zheng, ông đã đến Calicut vào đầu thế kỷ XV, cũng là một bằng chứng thể hiện mối quan hệ về hàng hải xa xưa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Bước sang thời kỳ cận đại, Trung Quốc và Ấn Độ đều trở thành mục tiêu xâm lược của các cường quốc thực dân Phương Tây. Trong quá trình xâm chiếm thuộc địa, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều rơi vào ách thống trị của thực dân Phương Tây. Hai nước luôn ủng hộ, hỗ trợ nhau trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân, đấu tranh giành độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử cho đến trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc và Ấn Độ đã có mối liên hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa tạo tiền đề cho một mối quan hệ đồng minh về sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 33 - 34)