Về thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 50 - 54)

Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế đang nổi phát triển nhanh nhất có một vai trị quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc và Ấn Độ ký Hiệp định thương mại năm 1954 và ký lại vào tháng 8/1984. Từ năm 1986, hai nước đã ký 7 hiệp định thương mại hàng năm. Từ năm 2000 trở đi, vượt lên những nghi ngại về an ninh - quốc phòng và tranh chấp biên giới, thương mại Ấn - Trung đã phát

triển mạnh, tăng từ khoảng 3 tỉ USD năm 2000 lên đến 38,7 tỉ năm 2007. Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 1/2008 của Thủ tướng M. Singh, hai nước đã tuyên bố đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2010 từ 40 tỉ USD lên 60 tỉ USD. Sự điều chỉnh này diễn ra trong bối cảnh quan hệ kinh tế - thương mại Trung - Ấn thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhanh, mạnh. Trung Quốc hiện đang là bạn hàng lớn thứ 2 của Ấn Độ và Ấn Độ đang là bạn hàng lớn thứ 10 của Trung Quốc. Hai nước hiện đang xúc tiến cho việc thiết lập một khu vực tự do thương mại. Nếu điều này trở thành hiện thực thì chắc chắn nó sẽ có tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới và sẽ thúc đẩy nhanh việc giải quyết những bất đồng về chính trị và tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Ấn Độ đóng vai trị là một nhân tố quan trọng trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước. Nhiều cơ chế, thể chế được thành lập nhằm tăng cường và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Ngồi Nhóm Kinh tế chung Trung - Ấn về các quan hệ kinh tế và thương mại, Khoa học và Công nghệ (JEG); và Đối thoại kinh tế chiến lược Trung-Ấn (SED), thì đối thoại Tài chính giữa hai nước cũng đã diễn ra từ năm 2006.

Theo Bản ghi nhớ về việc ra mắt Đối thoại Tài chính giữa Trung Quốc và Ấn Độ,

được ký trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo tới Ấn Độ vào tháng 4/2005. Hai bên đã tổ chức thành công năm lần Đối thoại Tài chính lần lượt vào tháng 4/2006, 12/2007, 1/2009, 9/2010 và 11/2011. Đối thoại tài chính Trung - Ấn lần thứ năm được tổ chức vào ngày 8/11/2011 tại New Delhi. Trong suốt cuộc Đối thoại, hai bên đã trao đổi quan điểm về tình hình kinh tế vĩ mơ tồn cầu; chính sách ứng phó, giải quyết những rủi ro hiện tại của kinh tế tồn cầu; vai trị của Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng. Các vấn đề của Nhóm G20 cũng được thảo luận, bao gồm cải cách Hệ thống tiền tệ Quốc tế và cơ cấu tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định và cân bằng. Đối thoại tài chính Trung - Ấn lần thứ 6 được tổ chức ở Trung Quốc vào Quý IV năm 2012.

Hai bên đã xây dựng cơ chế hợp tác song phương nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại. Có nhiều cơ chế trong cam kết kinh tế và thương mại giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhóm Kinh tế chung Trung - Ấn về quan hệ kinh tế và thương mại,

khoa học và Công nghệ (JEG) là một cơ chế đối thoại cấp Bộ được thành lập vào năm 1988 trong chuyến thăm của cựu Thủ tướng Rajiv Gandhi sang Trung Quốc. Nhóm Nghiên cứu chung (JSG) được thành lập sau chuyến thăm của cựu Thủ tướng A.B Vajpayee đến Trung Quốc vào tháng 6/2003 để xem xét, đánh giá tình hình khả năng của hai nước nhằm mở rộng hợp tác kinh tế và thương mại. Như đề nghị của nhóm này, Lực lượng đặc biệt (JTF) được thành lập để nghiên cứu tính khả thi của cam kết thương mại khu vực Trung - Ấn. Báo cáo của JTF được hoàn thành vào tháng 10/2007. Vào tháng 12/2010, hai nước đồng ý thiết lập Đối thoại kinh tế chiến lược Trung - Ấn (SED). Cuộc đối thoại đầu tiên diễn ra ở Bắc Kinh vào 26/9/2011. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Ấn Độ vào tháng 12/2010, hai nước đã đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược. SED là một diễn đàn cho cả hai bên thảo luận về các vấn đề kinh tế vĩ mô chiến lược, ảnh hưởng đến cả hai quốc gia, đây là kết quả của việc thay đổi tồn cảnh kinh tế và tài chính quốc tế, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của mỗi nước trong việc xử lý các vấn đề thách thức của kinh tế trong nước và xác định các lĩnh vực cụ thể để hai bên tăng cường hợp tác, học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Tọa đàm đầu tiên của SED diễn ra ngày 26 đến 27/9/2011 ở Bắc Kinh. Phía Ấn Độ do Phó Chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước Montek Singh Ahluwalia dẫn đầu cịn phía Trung Quốc là Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Cải cách và Phát triển dẫn đầu. Một số những vấn đề được thảo luận trong tọa đàm SED bao gồm giới thiệu các kế hoạch ưu tiên lần thứ 12 của hai nước, thảo luận chính sách tiền tệ và tài chính của mỗi nước, chính sách đầu tư của hai nước, những chính sách bảo tồn năng lượng và bảo vệ mơi trường …; SED cịn có một chuyến viếng thăm Thiên Tân và giới thiệu với phái đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ cơ sở khử muối cho nước. Vào cuối cuộc họp chính thức hai bên đã ký Biên bản thỏa thuận cuộc họp đầu tiên của SED. Phái đoàn Ấn Độ cũng đã diện kiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.

Năm 2012, Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành Đối thoại kinh tế chiến lược lần thứ hai tại Niu Đêli. Hai nước đã ký 11 thỏa thuận thúc đẩy hợp tác, trong đó có thỏa thuận nghiên cứu chung về chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế giữa Ủy ban Kế hoạch kinh tế Ấn Độ và Ủy ban Phát triển và cải cách nhà nước Trung Quốc, thỏa

thuận về tăng cường hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực đường sắt, về sử dụng hiệu quả năng lượng và công nghệ thông tin…

Hai nước đã thành lập nhóm kinh tế chung về các quan hệ kinh tế và thương mại, Khoa học và Công nghệ (JEG). Đây là một cơ chế đối thoại cấp Bộ được thành lập vào năm 1988 trong chuyến thăm của cựu Thủ tướng Rajiv Gandhi sang Trung Quốc. JEG cho đến 2010 có đã tám kỳ họp.

Lịch trình 7 kỳ họp trước của JEG như sau:

Kỳ họp đầu tiên New Delhi 18, 20/9/1989 Kỳ họp thứ hai Bắc Kinh 6/2/1991 Kỳ họp thứ ba New Delhi 9/12/1991 Kỳ họp thứ tư Bắc Kinh 4/1/1993 Kỳ họp thứ năm New Delhi 13/6/1994 Kỳ họp thứ sáu Bắc Kinh 19, 20/2/2000 Kỳ họp thứ bảy New Delhi 16/3/2006

Hội nghị lần thứ 8 của JEG được tổ chức tại Bắc Kinh vào 19/1/2010. Hội nghị do Bộ trưởng bộ Thương mại & Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chen Deming chủ trì. Trong hội nghị lần thứ 8, các Bộ trưởng Thương mại của hai nước đã nhất trí tập trung phát triển thương mại cân bằng hơn. Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường nhập khẩu từ Ấn Độ. Hội nghị lần thứ 9 sẽ diễn ra ở Ấn Độ.

Các cơ chế, thể chế, thỏa thuận về kinh tế - thương mại đã đem lại những kết quả to lớn: Thương mại song phương Trung - Ấn tăng nhanh trong những năm gần đây từ mức thấp 2,92 tỷ USD năm 2000 đạt đến 61,7 tỷ USD trong năm 2010, làm cho hai nước trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của nhau. Năm 2008, thương mại song phương đạt 51,8 tỷ USD và Trung Quốc thay thế Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Ấn Độ. Vào cuối năm 2009, do suy thoái kinh tế thế giới nên thương mại song phương giảm xuống 43,27 tỷ USD (giảm 16,54%). Tuy nhiên, vào năm 2010 thương mại song phương đạt mốc 61,74% tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ xuất khẩu hàng hóa trị giá 20,86 tỷ USD (tăng 52%) sang Trung Quốc và nhập từ Trung Quốc trị giá 40,88 tỷ USD (tăng 38%). Trong 8

tháng đầu năm 2011, thương mại song phương Trung - Ấn đạt 48,17 tỷ USD (tăng 19,47% so với cùng kỳ năm ngoái). Tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc thời kỳ này là 15.68 tỷ USD (tăng 7,37%) và xuất khẩu của Trung Quốc sang Ấn Độ đạt 32,49 tỷ USD (tăng 26,33%). Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ trong khi Ấn Độ là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Hơn nữa, trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc thì thương mại của Trung Quốc với Ấn Độ đang tăng nhanh hơn các đối tác khác. Và tương tự, trong top 3 đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ thì thương mại Ấn Độ với Trung Quốc tăng nhanh hơn các đối tác còn lại[phụ lục 3].

Hợp tác kinh tế - thương mại song phương phát triển nhanh đã tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của hai cường quốc Châu Á, tạo ra một hiệu ứng tích cực cho việc nhận thức chiến lược phát triển của nhau và làm cho bản chất của mối quan hệ song phương liên quan nhiều hơn đến lợi ích cốt lõi của mỗi bên. Ưu tiên hợp tác kinh tế và tăng cường quan hệ thương mại cũng giúp họ đánh giá tầm quan trọng của một mối quan hệ không đối đầu và để điều chỉnh các lựa chọn chính sách cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 50 - 54)