Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 43 - 48)

Trên cơ sở mối quan hệ đã được thiết lập, quan hệ chính trị Trung Quốc - Ấn Độ tiếp tục được đẩy mạnh và chiếm vị trí nổi bật trong quan hệ hai nước. Những kết quả tốt đẹp đó tạo tiền đề và là động lực thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực khác phát triển ngày sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn.

Từ đầu năm 2000 đến nay, hàng loạt chuyến thăm lẫn nhau giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu hai bên đã được tiến hành đều đặn. Tháng 5/2000, nhân kỉ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Tổng thống Ấn Độ K.R Narayanan đã

sang thăm Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, hai nhà lãnh đạo đã khẳng định hai bên sẽ nỗ lực để giải quyết vấn đề biên giới trên cơ sở cùng điều chỉnh, nhân nhượng và hiểu biết lẫn nhau, cùng tìm kiếm những giải pháp cơng bằng và hợp lí thơng qua đàm phán. Cũng trong cuộc hội đàm này, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đưa ra đề nghị 4 điểm để thúc đẩy quan hệ hai nước gồm: thường xuyên tổ chức các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp; mở rộng quan hệ kinh tế; phối hợp hoạt động và hợp tác trong các vấn đề quốc tế; giải quyết các vấn đề song phương do quá khứ để lại. Từ sau chuyến thăm này, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ngày càng phát triển hơn.

Tháng 11/2001, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Lý Bằng sang thăm Ấn Độ. Đây là chuyến thăm của một nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Ấn Độ kể từ năm 1998. Trong những ngày ở Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Lý Bằng đã nhiều lần khẳng định với chính giới và báo giới Ấn Độ rằng: Trung Quốc và Ấn Độ không phải là những mối đe doạ của nhau[42].

Tháng 1/2002, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tiến hành chuyến thăm hữu nghĩ Ấn Độ trong lúc cục diện Ấn Độ và Pakistan căng thẳng. Đây là chuyến thăm của một Thủ tướng Trung Quốc tới Ấn Độ sau 10 năm. Vì vậy, nó đặc biệt có ý nghĩa trong tiến trình phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Lãnh đạo hai nước nhất trí tăng cường hợp tác giao lưu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực, xử lý những vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai bên, mở rộng giao lưu, tăng cường hiểu biết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau hướng tới tương lai. Sự kiện này là cột mốc tượng trưng cho quan hệ Trung - Ấn đi vào quỹ đạo bình thường.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, tháng 6/2003, Thủ tướng Ấn Độ A.B Vajpayee đã đến thăm Trung Quốc. Đây cũng là chuyến thăm của một Thủ tướng Ấn Độ tới Bắc Kinh sau một thập niên. Trong chuyến thăm này. Thủ tướng A.B Vajpayee đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và cùng thảo luận nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Phát biểu trên kênh truyền hình Trung ương Trung Quốc, ông A.B Vajpayee đã khẳng định Trung - Ấn sẽ tập trung xây dựng lòng tin và sự hiểu biết hơn nữa để từ đó tìm kiếm thêm cơ hội cho sự hợp tác

thương mại và công nghệ. Chuyến thăm của Thủ tướng A.B Vajpayee đã minh chứng cho một thành công đáng mong đợi và cả hai bên đã ra tuyên bố xác định những nguyên tắc cho quan hệ song phương và hợp tác tồn diện. Thay vì lặp lại các tun bố sng trước đó, Ấn Độ đã xác nhận về việc công nhận khu tự trị Tây Tạng (TAR) là một vùng thống nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngay sau chuyến thăm này, Bắc Kinh bằng văn bản đã công nhận Sikkim là một bang của Ấn Độ bằng cách xóa nó khỏi danh sách các quốc gia độc lập trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nhân kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận về tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, đơn giản hóa thủ tục visa xuất nhập cảnh cho công dân hai nước, thỏa thuận thành lập các công ty liên do anh trong các dự án về nước và năng lượng, mở trung tâm văn hóa ở Bắc Kinh và New Delhi. Trên nền mở rộng của quan hệ kinh tế, cuộc gặp cấp cao Trung - Ấn lần này đã đề cập đến những vấn đề chính trị có liên quan đến hai bên. Đó là khả năng phối hợp trong cuộc chiến chống khủng bố gắn với vấn đề Kashmir của Ấn Độ và Tây Tạng của Trung Quốc, về nỗ lực chung trên các diễn đàn quốc tế nhằm ngăn chặn tham vọng đơn phương của Mỹ và nâng cao vai trò ảnh hưởng của nhau, về bước đi ổn định tình hình của khu vực Nam Á. Sau sự kiện này quan hệ Trung - Ấn thực sự bước vào một giai đoạn mới của sự phát triển nhanh chóng.

Đầu năm 2005, hai nước Trung - Ấn đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên. Hoạt động nổi bật nhất năm 2005 là chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào ngày 9/4. Trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo hai nước đã có nhiều cuộc trao đổi về những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế. Hai bên đã kí "Tuyên bố chung Trung - Ấn", tuyên bố xây dựng quan hệ đối tác hợp tác

chiến lược hướng tới hồ bình và phồn vinh. Sự kiện này đã có tác động lớn tới cục

diện chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng trong khn khổ chuyến thăm này, đặc phái viên hai nước về vấn đề biên giới đã kí kết "Hiệp định nguyên tắc chỉ đạo chính trị giải quyết vấn đề biên giới Trung - Ấn".

Sau sự kiện này, hàng loạt những cuộc gặp cấp cao song phương đã diễn ra càng tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đặc biệt là chuyến thăm Ấn

Độ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào ngày 20/11/2006, cao điểm của "Năm hữu nghị Ấn - Trung 2006". Đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến Ấn Độ sau 10 năm. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ chính trị - ngoại giao Trung Quốc. Sau cuộc hội đàm với những nhà lãnh đạo Ấn Độ, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung với nội dung chính là "chiến lược mười điểm" nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường sự phát triển kinh tế bền vững giữa hai quốc gia. Hai bên cũng nhất trí nâng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 40 tỷ USD vào năm 2010. Kết thúc chuyến thăm, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố: "Nếu Ấn Độ và Trung Quốc cùng

làm việc với nhau, thế kỷ 21 sẽ thực sự là thế kỷ của Châu Á"[44].

Vào tháng 10/2007, Chủ tịch Đảng Quốc Đại Ấn Độ Sonia Gandhi đã tới thăm Trung Quốc nhằm thúc đẩy đối thoại chiến lược. Tiếp nối bước tiến triển trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, từ ngày 13 đến 15/1/2008, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã có chuyến thăm Trung Quốc. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên trong vòng 5 năm qua ở cấp thủ tướng của Ấn Độ. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ngày 14/1, hai bên đã ký kết văn kiện chung về “Triển vọng chung Trung Quốc - Ấn Độ trong thế kỷ XXI”. Nội dung văn kiện này đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, cả đa phương lẫn song phương như: kinh tế, chính trị, năng lượng, hạt nhân, sự biến đổi khí hậu, giải trừ quân bị, chống khủng bố… Trong đó nhấn mạnh Trung Quốc và Ấn Độ cần xây dựng quan hệ hữu nghị và tin cậy lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, thấu hiểu mối quan tâm và mong muốn của nhau. Qua văn kiện, hai nước đã khẳng định, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục xây dựng quan

hệ đối tác chiến lược với thái độ tích cực. Giới phân tích cho rằng, văn kiện này là

dấu mốc mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước cũng thỏa thuận sẽ xem xét khả năng khởi động các cuộc đàm phán về sự sắp xếp thương mại trong khu vực trên tinh thần cùng có lợi và có chất lượng cao. Riêng về vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhất là vấn đề biên giới lãnh thổ, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã nhất trí tiếp tục thơng qua đàm phán hịa bình để giải quyết các tranh chấp và đảm bảo những tranh chấp này không ảnh hưởng đến sự phát triển tích cực của quan hệ song phương. Hai bên cũng nhất trí sẽ tăng cường các hoạt động giao lưu trong lĩnh vực

quốc phòng nhằm không ngừng xây dựng niềm tin. Trước những quan ngại của Trung Quốc về "vòng cung dân chủ" mà Mĩ, Nhật Bản, Australia đang muốn lôi kéo Ấn Độ tham gia, Thủ tướng M. Singh đã tuyên bố: "Ấn Độ không phải là bộ phận của bất cứ nỗ lực nào nhằm kiềm chế Trung Quốc"[42].

Năm 2009, từ ngày 8/8 Trung - Ấn đã ký vòng đàm phán thứ 13 về vấn đề tranh chấp biên giới tại Niu Đêli. Từ ngày 21 đến 22/7 Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền thăm Ấn Độ, hai bên đã tiến hành các cuộc thảo luận song phương để giải quyết bất đồng trên các lĩnh vực.

Năm 2010, hai nước Trung - Ấn kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước. Ngày 7/1 tại Bắc kinh, Trung Quốc và Ấn Độ đã tiến hành đối thoại thường niên lần thứ ba. Ngày 26/5, Tổng thống Ấn Độ P.Patin thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Hai bên đã nhất trí tăng cường các mối quan hệ chính trị, kinh tế và thúc đẩy giao lưu nhân dân. Tháng 7/2010 cố vấn An ninh Quốc gia Shri Shiv Shankar Menon đã đến thăm Bắc Kinh với tư cách là Đặc phái viên của Thủ tướng và sau đó ơng có chuyến thăm vào tháng 11 để tổ chức vòng đàm phán thứ 14 về vấn đề tranh chấp biên giới Trung - Ấn diễn ra từ ngày 29 đến 30/11/2010, diện kiến Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Từ 15 đến 17/2, Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo thăm chính thức Ấn Độ nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Tháng 4/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh tiến hành hội đàm cấp cao nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác đối tác chiến lược. Tháng 9/2011, Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ đã gặp Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc trong khuôn khổ Hội nghị các nền kinh tế mới nổi (BRICS) bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc. Ngồi ra, hai bộ trưởng đã có cuộc đàm thoại về các vấn đề lớn cần quan tâm. Trung Quốc và Ấn Độ đã thiết lập hợp tác chức năng trong mọi lĩnh vực. Bộ Ngoại giao hai nước đã xây dựng các cơ chế đối thoại về các vấn đề liên quan đến chống khủng bố, hoạch định chính sách và an ninh, những cuộc đối thoại chiến lược và tham vấn thường kỳ. Hai bên cũng hợp tác khăng khít trong nhiều lĩnh vực đa dạng như: tài nguyên nước, tư pháp, khoa học & công nghệ, kiểm tốn, nhân sự, tài chính, lao động… Trung Quốc và Ấn Độ đã thiết lập hợp tác chức

năng trong mọi lĩnh vực. Bộ Ngoại giao hai nước đã xây dựng các cơ chế khác nhau. Có sự tương tác chặt chẽ và thường xuyên giữa Viện chính sách chiến lược và đối ngoại, việc trao đổi tiếp tục được tăng cường suốt năm 2011. Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc trao đổi và làm việc thường xuyên với Viện nghiên cứu và phân tích Quốc Phịng Ấn Độ (IDSA) và Viện nghiên cứu Trung Quốc (ICS). Cuộc đối thoại kênh II lần thứ ba giữa Diễn đàn Cải cách Trung Quốc và Aspen Ấn Độ được tổ chức vào tháng 3/2011. Viện liên quân Ấn Độ (USI) có trao đổi với Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung quốc, và Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề thế giới có sự tiếp xúc với Viện Nhân dân Trung Quốc về Các vấn đề quốc tế (CPIFA). Các cuộc hội đàm đang được tổ chức theo cặp giữa các Viện của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Tháng 9/2012, Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức Đối thoại kinh tế chiến lược lần thứ nhất tại Bắc Kinh. Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và tin tưởng lẫn nhau thông qua đối thoại và thúc đẩy quan hệ song phương.

Tháng 3/2012 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tại Niu Đêli. Tháng 11/2012, Ấn Độ và Trung Quốc tổ chức Đối thoại kinh tế chiến lược lần thứ hai tại Niu Đêli nhằm đẩy mạnh hợp tác trong các dự án hạ tầng và đầu tư. Tháng 12/2012 Thủ tướng Ấn Độ M. Singh và Thủ tướng Trung Quốc Ơn Gia Bảo đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia. Hai nước nhất trí thúc đẩy hợp tác song phương về kinh tế, thương mại và đầu tư.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong những năm đầu thế kỉ XXI, quan hệ chính trị - ngoại giao Trung Quốc - Ấn Độ, dưới sự thúc đẩy tích cực của lãnh đạo cấp cao hai nước đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)