Tác động tiêu cực đến Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 108 - 114)

Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt - Trung và quan hệ Việt - Ấn phát triển nhanh chóng, đồng thời cũng làm nảy sinh một số vấn đề trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Ấn Độ nhất là vấn đề Biển Đông:

Ấn Độ hiện đang gia tăng các hoạt động về kinh tế và hợp tác quân sự với các nước khu vực Đông Nam Á bởi khu vực này đang trở nên quan trọng hơn với Ấn Độ. Ấn Độ coi ASEAN là cửa ngõ để bước vào thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh hưởng của Ấn Độ ở đây sẽ góp phần duy trì được mục tiêu chiến lược của mình - kiềm chế Trung Quốc, tạo ra một sự cân bằng quyền lực mới theo hướng có lợi cho Ấn Độ. Mối quan hệ Ấn Độ - ASEAN sẽ đảm bảo cho hai bên không bị phụ thuộc vào bất cứ một siêu cường nào hay một sự áp đặt bất bình đẳng, do đó sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, đảm bảo an ninh, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Đơng Nam Á. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đã khảng định: Ấn Độ cần phải vươn bước chân của mình đến khu vực Đơng Nam Á mà Biển Đông là mối quan tâm đặc biệt. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (11/2014) Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trước các nhà lãnh đạo khác, cho rằng: “Trong một thế giới tồn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, khơng có lựa chọn nào khác là tuân theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Điều này cũng áp dụng cho an ninh hàng hải. Vì lý do đó, tại Biển Đơng cũng thế, tn thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế là điều quan trọng đối với hịa bình và ổn định”.

Mục tiêu của Trung Quốc là trở thành bá chủ khu vực nên Trung Quốc nỗ lực đẩy các nước lớn ra khỏi Biển Đông. Trung Quốc ép Nhật Bản ở Hoa Đông để Nhật Bản không rảnh tay can dự vào Biển Đông. Trung Quốc muốn đẩy Mỹ rút quân ra khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như triệt tiêu sự hiện diện hải quân của Mỹ tại

Đông Nam Á. Mục tiêu hạm đội biển xanh Trung Quốc vươn ra chuỗi đảo thứ nhất, đẩy hải quân Mỹ lùi xa khỏi Biển Đơng, ít nhất là đến tận Hawaii. Trung Quốc muốn chia Thái Bình Dương làm 2 phần: phía Đơng Thái Bình Dương là Trung Quốc và phía Tây là của Mỹ. Về phía Nam, Trung Quốc đảm bảo khơng có sự hiện diện hải quân và kinh tế của Ấn Độ ở khu vực, đẩy Ấn Độ ra xa Biển Đông, ra khỏi Eo biển Malacca và ép Ấn Độ rút về Ấn Độ Dương, giới hạn ở chuỗi đảo Andaman và Nicobar. Vì vậy Trung Quốc ra sức phản đối các cơng ty của Ấn Độ khai thác dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam, thậm chí là phản đối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ nồng ấm từ lâu do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng. Quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước được thiết lập năm 2007 và liên tục phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và được đánh dấu bởi sự tin cậy, hiểu biết, ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế. Hợp tác chính trị, quốc phịng và an ninh là một trong những trụ cột lớn của quan hệ giữa hai nước. Việt Nam luôn là một trụ cột rất quan trọng trong chính sách “hướng Đơng” của Ấn Độ. Ấn Độ coi Việt Nam là một đối tác chiến lược trong ASEAN cũng như trong khu vực rộng lớn hơn.

Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, Việt Nam cần nhiều bạn bè, trong đó có Ấn Độ. Mặc dù khơng có tranh chấp ở khu vực này, song Ấn Độ có nhiều lợi ích chiến lược tại khu vực Biển Đông.

Việt Nam là bên tranh chấp chủ quyền và chịu ảnh hưởng nhiều nhất với những âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nên Việt Nam là một trong các bên tích cực ủng hộ và chủ động mở rộng sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông.

Trước sự hung hăng, ngạo ngược của Trung Quốc trên Biển Đơng, Ấn Độ có vai trị quan trọng trong việc giúp tăng cường khả năng quân sự của Việt Nam nhằm chống lại những mối đe dọa hiện hữu từ phía Trung Quốc.

Ấn Độ ngày nay đang định vị thành một “siêu cường”. Sự tham gia chiến lược của Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đơng là bước đệm quan trọng cho vai

trị quốc tế của Ấn Độ trong việc giải quyết vấn đề khu vực và toàn cầu. Đối lập với sự “trỗi dậy hịa bình” đầy nguy cơ bất ổn như Trung Quốc đang thực hiện thì Ấn Độ nổi lên như một lời khẳng định giá trị dân chủ, tiến bộ, một quá trình phát triển từ tốn nhưng bền vững và là một sự “trỗi dậy hòa bình” theo đúng nghĩa của nó. Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Australia, Nga và các nước ASEAN có cùng lợi ích ở Biển Đơng, Ấn Độ đã khẳng định rõ ràng vai trò an ninh và kinh tế trong khu vực. Việt Nam, trong mối quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ cần tận dụng sự quan tâm của Ấn Độ đối với Biển Đơng trên bàn cân chiến lược “hành động phía Đơng” của Ấn Độ để có được xung quanh mình những bạn bè, đồng minh để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của mình trên Biển Đơng.

C. KẾT LUẬN

Mối quan hệ chiến lược Trung Quốc - Ấn Độ được thiết lập năm 1950, sau khi hai nước giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân xâm lược. Là hai nước láng giềng lớn với hai chế độ chính trị hồn tồn khác nhau, quan hệ Trung - Ấn từ giữa thế kỷ XX đến nay đã trải qua nhiều biến động với những bước thăng trầm do bối cảnh quốc tế, khu vực cũng như bản thân hai nước đưa lại.

Sau khi cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xơ - Mỹ kết thúc, tồn thế giới đứng trước những thời cơ và thách thức mới, nền kinh tế và chính trị tồn cầu có nhiều thay đổi lớn, các cường quốc đang không ngừng cố gắng để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, các nước đang phát triển cũng lợi dụng những thành quả của

cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại để thực hiện chiến lược "đi tắt đón đầu", tích cực, nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập chính là cái "vé vào cửa" của nền kinh tế tồn cầu mà khơng quốc gia nào có thể né tránh. Tiến trình tồn cầu hố và khu vực hố đang diễn ra mạnh mẽ, gắn kết toàn thế giới vào một sân chơi kinh tế chung với những thời cơ, thách thức và những lợi ích đan xen.

Một bức tranh kinh tế, chính trị, xã hội mới, sống động đang được xây dựng. Bên cạnh sự phát triển như vũ bão của kinh tế, khoa học - cơng nghệ và những thể chế tồn cầu thì những nhân tố đe dọa đến an ninh, ổn định của thế giới đang còn tồn tại một cách nóng bỏng và xuất hiện những nguy cơ phi truyền thống. Trên thế giới, chủ nghĩa bá quyền và nền chính trị cường quyền vẫn có cơ hội được thúc đẩy, chủ nghĩa khủng bố, ly khai cực đoan xuất hiện ở khắp nơi đòi hỏi cả cộng đồng quốc tế phải có những nỗ lực chung để đối phó với nó. Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia lớn đang phát triển với tốc độ nhanh chóng vào bậc nhất thế giới hiện nay cũng đang phải đối diện với tất cả những thực tế này. Vượt qua những bất đồng, trở ngại do quá khứ để lại, hai nước đang bắt tay nhau với những nỗ lực chung, bởi sự phát triển, ổn định của mỗi quốc gia, khu vực chính là cơ sở để xây dựng sự ổn định tồn cầu. Đó cũng là một trong những điều kiện quan trọng để Trung Quốc và Ấn Độ có thể vươn mình xa hơn trong việc phát huy ảnh hưởng ra bên ngoài.

Cục diện thế giới mới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã tạo ra nhiều xu thế phát triển mới. Đặc biệt, sự kiện 11/9/2001 không chỉ là sự báo hiệu của một nguy cơ đe dọa an ninh tồn cầu mới mà cịn làm thay đổi cả những quan niệm truyền thống về an ninh - chính trị, nó tác động làm thay đổi chiến lược an ninh của mỗi quốc gia. Nhu cầu hồ bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển trở thành vấn đề chung của cả Trung Quốc và Ấn Độ.

Trong sự vận động đó, việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới được coi là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của cả hai bên. Trung Quốc và Ấn Độ đều đã và đang phấn đấu để tạo dựng được hình ảnh về một mối quan hệ láng giềng hữu nghị và thân thiện như là một mơ hình mẫu mực của hợp tác quốc tế kiểu mới. Những nội dung hợp tác mà hai bên phối hợp đã phản ánh được xu thế hội nhập hiện nay. Nó khơng chỉ là

nguyện vọng của nhân dân hai nước mà còn là khuynh hướng tồn cầu. Có thể khẳng định như vậy vì 5 ngun tắc cùng chung sống hồ bình mà hai bên xây dựng là nền tảng cơ bản được xác định trên tinh thần tin cậy, hiểu biết, tơn trọng và bình đẳng lẫn nhau là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn, một nguyên tắc pháp lý làm cơ sở để hình thành các mối quan hệ quốc tế. Cả khu vực và cộng đồng quốc tế đang chứng kiến và nghi nhận những nỗ lực hợp tác của hai nước trong thời gian qua. Dù còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất đồng do lịch sử để lại, nhưng hai nước đang cố gắng vượt qua để phát triển nội lực và phát huy vai trò sức mạnh của mình trong việc giải quyết các công việc nội bộ cũng như tham gia vào các vấn đề toàn cầu. Quan hệ Trung - Ấn những năm đầu thế kỷ XXI được phát triển theo một quá trình từ đi vào quỹ đạo bình thường đến xây dựng quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược”. Những thành tựu của quan hệ Trung - Ấn hơn mười năm qua được xây dựng trên những cơ sở khách quan và chủ quan thuận lợi đặc biệt là những toan tính về lợi ích quốc gia. Nền tảng ấy tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp, sôi động trong thế giới đầy biến động ngày nay.

Những thành tựu mà quan hệ Trung - Ấn đã đạt được trong những năm 2002 - 2012 đều mang tính chiến lược. Hai nước đã thiết lập và ổn định được tính cơ cấu trong quan hệ với sự tham gia định kỳ, trực tiếp của các cơ quan điều hành nhà nước hai nước. Trên cơ sở đó, thương mại song phương hai nước đang ngày càng được nâng lên. Sự hợp tác quốc tế không ngừng được mở rộng qua các năm, sự phối hợp trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế ngày càng hiệu quả, quan hệ hai nước ngày càng được củng cố vững chắc. Sự phát triển quan hệ “đối tác hợp tác chiến lược” Trung - Ấn khơng chỉ giúp hai nước đạt được những lợi ích của mình, nâng cao vị thế quốc gia mà cịn góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển và đảm bảo môi trường an ninh cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy xu thế đa cực hóa thế giới.

Nhìn lại quá trình hợp tác của hai nước Trung - Ấn ta thấy nó rất phức tạp, vừa có sự hợp tác, vừa có sự cạnh tranh, nó thể hiện bản chất của các mối quan hệ quốc tế. Trung Quốc và Ấn Độ đều là nước đang phát triển, đều đang tiến hành cải cách kinh tế, đều muốn thu hút vốn và kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài, đều muốn mở

mang thị trường, đều có nhận thức chung rộng rãi trên các vấn đề quốc tế như thúc đẩy thế giới đa cực, phản đối chủ nghĩa can thiệp mới, chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ nhân quyền, môi trường. Hai nước cũng đều gặp phải những thách thức từ thế lực chia rẽ dân tộc, tôn giáo trong nước, đều có chung lợi ích và lập trường trên các phương diện ngăn chặn các thế lực tôn giáo cực đoan, tấn công chủ nghĩa khủng bố, tham nhũng, buôn lậu. Tuy trong quan hệ song phương cịn có những bất đồng và mâu thuẫn khá lớn, nhưng trong quan hệ quốc tế ln có sự hợp tác tốt đẹp. Trong đấu tranh quốc tế, Trung Quốc cần có sự ủng hộ lớn từ các nước đang phát triển như Ấn Độ. Ấn Độ muốn tăng cường sự ổn định của mình, muốn trở thành nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng cần có sự ủng hộ của Trung Quốc. Sự trùng lặp này về lợi ích chiến lược cùng với sự nhận thức chung trong các vấn đề quốc tế là cơ sở vững chắc để quan hệ Trung - Ấn phát triển bền vững. Quá trình cải thiện và phát triển của quan hệ hai nước cho đến nay được ghi nhận là đúng đắn và có sự thành cơng lớn. Cộng đồng quốc tế đang thấy một Châu Á hồ bình, ổn định và phát triển mà Trung Quốc và Ấn Độ là trung tâm. Sự thành công trong hợp tác trên các lĩnh vực là cơ sở để hai nước phát triển và mở rộng hơn nữa ảnh hưởng của mình, vươn tay kết nối với các quốc gia khác trên thế giới. Diễn tiến của mối quan hệ này trong quá khứ và hiện tại cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ đã và đang thành cơng trong các mục tiêu chiến lược của mình.

Sự phát triển của quan hệ hợp tác Trung - Ấn đã, đang, sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam bởi Việt Nam vừa là láng giềng của Trung Quốc đồng thời có quan hệ truyền thống với Ấn Độ . Mối quan hệ này tạo ra môi trường hợp tác thuận lợi cho Việt Nam với hai nước Trung Quốc và Ấn Độ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)