Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 81 - 87)

Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay có nhiều thuận lợi cả về khách quan và chủ quan song cũng đồng thời phải đối mặt với khơng ít khó khăn cả từ bên trong lẫn bên ngồi.

3.2.1. Thuận lợi

Về môi trường quốc tế: Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, sự vận động theo xu thế đa cực ngày càng rõ. Sự cân bằng sức mạnh cũng như vị thế của Mỹ với Trung Quốc, Nga, Nhật bản, EU ngày càng được khẳng định. Trong quan hệ quốc tế hiện nay nền hịa bình được đề cao và trở thành chuẩn mực, tạo cơ sở chung cho các mối quan hệ quốc tế. Với tư duy chiến lược là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, các quốc gia đều xác định rõ yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển của mình là hịa bình và ổn định. Sự thay đổi của tư duy quan hệ quốc tế đã quyết định xu hướng của quan hệ quốc tế hiện nay khi tính cạnh tranh giữa các quốc gia tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn, nhưng các quốc gia, các tổ chức khu vực ln tìm mọi cách để duy trì hịa bình. Mơi trường này đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ nói riêng. Những biến đổi trong khu vực cũng đang có nhiều thuận lợi cho quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh xu thế tồn cầu hóa, tính khu vực hóa là yếu tố thuận lợi đầu tiên cho sự phát triển của các mối quan hệ trong cùng một khu vực. Ấn Độ với việc thực hiện chính sách “hướng Đơng” đã giúp họ ngày càng khảng định vai trò của mình ở Châu Á. Sự hợp tác giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm qua góp phần khơng nhỏ tới việc duy trì hịa bình, an ninh cho khu vực, do đó vị thế của hai nước ở châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được nâng cao. Đặc biệt sự đồng thuận của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực không những tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng trong khu vực. Trên cơ sở đó, các quốc gia trong khu vực ngày càng có điều kiện tăng cường quan hệ hợp tác đa phương, nâng cao sự gắn kết khu vực, thúc đẩy cho tính khu vực hóa của Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng được phát triển tồn diện và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ phát triển hơn nữa.

Về phía Trung Quốc và Ấn Độ, trước hết hai nước có chung đường biên giới, có chung trình độ phát triển, Trung Quốc và Ấn Độ đang có tiềm năng hợp tác bên cạnh các cặp quan hệ khác như Nga - Nhật, Mỹ - Nhật, Mỹ - Trung, Trung - Nga…Thứ hai, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những nước lớn, cùng hướng tới một thế giới đa cực và có ảnh hưởng ngày càng lớn tới các tổ chức khu vực trên thế giới…đã đang và sẽ thúc đẩy cho quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thứ ba, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư, những biến động phức tạp của tình hình chính trị trong nước và trên thế giới, Ấn Độ đang từng bước phát triển thành một cường quốc mới. Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có khả năng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (Năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ)[43]. Khi tiềm năng hai nước được nâng cao thì tiềm năng hợp tác cũng ngày càng lớn, tạo điều kiện cho sự phát triển của quan hệ hai nước.

Những yếu tố thuận lợi trên đã tạo cơ sở cho quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ phát triển. Hiện nay, các yếu tố này vẫn đang vận động tích cực hơn. Cả mơi trường quốc tế và khu vực đều đang có những chuyển biến tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ phát triển. Trong môi trường thuận lợi đó chính là cơ sở giúp hai nước đẩy mạnh hợp tác kinh tế, tạo sự cân đối trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở các lĩnh vực.

3.2.2. Khó khăn

Song song với những thuận lợi nêu trên, sự phát triển của quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong hiện tại và tương lai cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách:

* Những tồn tại từ bên trong:

Tồn tại lớn nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay là giải quyết vấn đề biên giới. Vấn đề biên giới là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa hai nước. Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới dài khoảng 3.550 km, được phân cách bởi dãy Himalaya và cao nguyên Tây Tạng. Do những hậu quả của thời kì thực dân Anh thống trị Ấn Độ, tranh chấp về biên giới Trung -

Ấn sau ngày hai nước độc lập hết sức phức tạp. Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền ở những vùng biên giới tranh chấp. Ấn Độ đòi Trung Quốc trả lại vùng cao nguyên Aksai Chin với diện tích khoảng 38000 km2 nằm ở phía Tây đường biên giới chung mà Trung Quốc hiện đang quản lí. Ngồi ra, Ấn Độ cũng cáo buộc Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp 5180 km2 ở khu vực Kashmir được Pakistan nhượng lại từ năm 1963. Còn Trung Quốc cũng lên tiếng đòi chủ quyền ở bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ ở phía Đơng đường biên giới chung với diện tích khoảng 90000 km2 vì cho rằng bang này thuộc vùng Tây Tạng. Trung Quốc cũng phản đối việc tiểu bang Sik Kim được sáp nhập vào Ấn Độ năm 1975. Thêm nữa, cả hai hiện còn tranh chấp khoảng 2000 km2 ở đoạn giữa đường biên giới chung. Sau cuộc chiến tranh năm 1962, biên giới giữa hai nước ln trong tình trạng căng thẳng. Từ cuối những năm 1980 trở đi, cả hai bên đều tích cực tìm kiếm những biện pháp giải quyết những tranh chấp thơng qua đàm phán hồ bình. Hai bên đã thành lập Nhóm cơng tác chung về biên giới để thảo luận nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới. Năm 2002, Trung Quốc và Ấn Độ đã trao đổi bản đồ tuyến kiểm soát thực tế tại "đoạn giữa" biên giới hai nước, nằm trên bang Himachal Pradesh của Ấn và vùng Uttaranchal thuộc Tây Tạng của Trung Quốc. Trải qua 5 lần hội đàm đặc phái viên, ngày 11/4/2005, hai nước đã kí kết "Hiệp định về nguyên tắc chỉ đạo chính trị giải quyết vấn đề biên giới Trung - Ấn". Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ M.K. Narayanan cho biết, giới chức hai nước đã xây dựng một bản lộ trình để giải quyết cuộc tranh chấp về đường biên giới dài 3.550 km. "Chúng tôi rất hy vọng rằng tài

liệu này sẽ là điểm xuất phát của một quá trình cơ bản trong việc dàn xếp bất đồng về biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc"[48]. Hiện nay, hai nước đã trải qua 18

vòng đàm phán biên giới và đang bước vào giai đoạn phải xử lý thực chất các nội dung cụ thể. Đây là vấn đề phức tạp và nhạy cảm bởi nó khơng chỉ liên quan tới lợi ích quốc gia mà vì nó là hệ quả của những vấn đề lịch sử. Do vậy, để có một biên giới Trung - Ấn hịa bình, ổn định địi hỏi hai bên phải hết sức nhẫn nại, nhân nhượng và có thiện chí. Đây chính là tồn tại chi phối lớn nhất trong quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh xu hướng hợp tác hữu nghị, giữa Trung Quốc và Ấn Độ cịn có sự cạnh tranh nóng bỏng. Trung Quốc từ trước vẫn chỉ coi Ấn Độ là một cường quốc khu vực, trong phạm vi một tiểu lục địa. Thậm chí, giới cầm quyền Trung Quốc cịn cho rằng Ấn Độ, với sự hỗn loạn trong nước, sẽ không bao giờ đi đến thống nhất về hành động. Tuy nhiên, hơn một thập niên qua, Ấn Độ đã khiến Trung Quốc ngạc nhiên theo nhiều cách. Ấn Độ không chỉ thách thức hệ thống quốc tế bằng cách tiến hành các vụ thử hạt nhân vào tháng 5/1998 mà còn đàm phán gia nhập câu lạc bộ hạt nhân thành công thông qua việc tạo dựng mối quan hệ đặc biệt với nước Mĩ. Tỉ lệ tăng trưởng cao chưa từng có ở Ấn Độ trong những năm gần đây cũng cho Trung Quốc thấy rõ rằng động lực kinh tế đằng sau sự trỗi dậy của Ấn Độ là hiện hữu và hợp logic. Tài ngoại giao nước lớn thành công của Niu Đêli, kể cả việc nối lại quan hệ hữu nghị với Washington và Tokyo, khiến Bắc Kinh nhận thức được khả năng Ấn Độ có thể thu hẹp "đất diễn" của Trung Quốc. Khi Ấn Độ tránh xa khỏi "người anh em" đang xuống dốc Pakistan, chính sách truyền thống về việc cân bằng Ấn Độ của Trung Quốc trong phạm vi tiểu lục địa không thể tiếp tục tồn tại. Trung Quốc hiểu rằng nếu cứ tiếp tục chính sách kiềm chế như trước sẽ vơ hình chung đẩy Ấn Độ tham gia vào "vịng cung dân chủ" do Mĩ khởi xướng để kiềm chế Trung Quốc. Việc Bắc Kinh xích lại gần Niu Đêli cũng nhằm trấn an Ấn Độ và các nước láng giềng Châu Á về thuyết "trỗi dậy hồ bình"[39].

Bên cạnh đó, bước vào thế kỷ XXI đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung - Ấn phát triển nhanh. Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ chỉ là đối tác thứ 9 của Trung Quốc. Nhưng cùng với những bước tiến lớn trong quan hệ thương mại giữa hai nước, những mâu thuẫn cũng ngày một nhiều hơn. Những năm gần đây, Ấn Độ liên tục đưa ra những chính sách chống bán phá giá nhằm vào các mặt hàng của Trung Quốc, là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau EU và Mỹ, cũng là quốc gia đứng đầu trong các nước đang phát triển có nhiều vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào Trung Quốc. Những mâu thuẫn, va chạm ngày một nhiều trong quan hệ thương mại đã trở thành trở ngại lớn nhất cản trở sự phát triển lành mạnh trong quan hệ Trung Quốc Ấn Độ.

Trong bối cảnh hiện nay, sự mất cân bằng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng trên cả lĩnh vực kinh tế và quân sự cũng tạo nên những tiềm ẩn, thách thức quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong tương lai. Ấn Độ sẽ phải rất khó khăn để quen với thế lực đang ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Khi sự cân bằng giữa Ấn Độ và Trung Quốc mất đi, chắc chắn Ấn Độ sẽ phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn của nền kinh tế năng động Trung Quốc.

*Những thách thức từ bên ngoài:

Việc Trung Quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng, thống trị khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông gần đây đang ngày càng thu hút sự chú ý của cơng luận thì cuộc đấu tranh âm thầm lặng lẽ về ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ Dương cũng được Nhật Bản, Mỹ theo dõi một cách chặt chẽ. Hơn bất kỳ lúc nào hết, tất cả các mối lo ngại đó đều là về vấn đề năng lượng. Trên thực tế, các tàu chở dầu đi qua Ấn Độ Dương có đến 80% là của Trung Quốc, 65% của Ấn Độ, 60% của Nhật Bản khiến cho vùng biển này trở thành tuyến đường quan trọng đối với ba cường quốc của Châu Á. Bất kỳ sự cố nào trong tuyến đường vận chuyển dầu như bế tắc ngoại giao, cướp biển, chiến tranh... có thể làm tê liệt các nước này và gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Trước tiên, từ những cân nhắc về vấn đề an tồn chiến lược địa chính trị Châu Á, Mỹ đã khơng ngừng lôi kéo Ấn Độ bằng những thủ đoạn kinh tế, một mặt là để ổn định khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, mặt khác muốn thông qua Ấn Độ để cân bằng và kiềm chế Trung Quốc. Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ không ngừng nâng cao vị thế và vai trò của Ấn Độ ở khu vực Châu Á, tăng cường hợp tác với Ấn Độ trên lĩnh vực năng lượng, nhất là năng lượng hạt nhân, xây dựng liên minh năng lượng hạt nhân mới Mỹ - Ấn. Nhất là từ thời chính quyền G. Bush cho đến nay, quan hệ Mỹ - Ấn không ngừng được ấm lên từng ngày. Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào tháng 7/2005, Mỹ đã hứa sẽ triển khai hợp tác toàn diện với Ấn Độ trên lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân dụng. Theo như hiệp ước này, Mỹ sẽ cung cấp kỹ thuật hạt nhân dân dụng, nguyên liệu đốt hạt nhân và lò phản ứng hạt nhân, tuy nhiên với tiền đề là Ấn Độ phải tiến hành ly khai chương trình hạt nhân dân dụng và hạt nhân quân sự, và phải chịu sự kiểm tra của Mỹ với

những thiết bị hạt nhân dân dụng. Mặc dù cho đến nay Ấn Độ vẫn chưa gia nhập vào “Điều ước khơng phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế”, song với Mỹ, Ấn Độ không chỉ là một thị trường tiềm năng có sức hút lớn, mà còn là một sức mạnh quan trọng trong chiến lược cân bằng Trung Quốc của Mỹ. Hơn thế nữa, sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, mục tiêu ngoại giao quan trọng nhất của Ấn Độ chính là tích cực tìm kiếm để xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược với Mỹ, bởi vì điều này khơng những khiến các quốc gia phương Tây do Mỹ đứng đầu thừa nhận vị trí nước lớn của Ấn Độ, giúp Ấn Độ thu được nhiều lợi ích kinh tế, khoa học kỹ thuật, mà cịn duy trì được sự khống chế và gây áp lực với Trung Quốc về mặt chiến lược.

Tiếp đó, sự hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, đầu tư ngày càng mật thiết, cũng nhằm ý đồ bao vây ngăn chặn Trung Quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, Nhật Bản đi theo con đường của Mỹ nhanh chóng phá vỡ cục diện lạnh nhạt trong mối quan hệ ngoại giao với Ấn Độ nhiều năm trở lại đây. Tháng 12/2006, mối quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ đã có bước tiến lớn từ “Quan hệ hợp tác toàn cầu” đến “Quan hệ hợp tác toàn cầu mang tính chiến lược”. Thủ tướng Nhật Abe đã từng nói: “Một Ấn Độ lớn mạnh và phồn vinh phù hợp với lợi ích của Nhật Bản, có lợi cho Châu Á. Chúng ta cần phải giúp đỡ nền kinh tế Ấn Độ phát triển”. Hiện nay, Ấn Độ đã trở thành nước nhận viện trợ phát triển chính thức ODA lớn nhất của Nhật Bản. Hai nước cũng tăng cường mức độ hợp tác trên lĩnh vực an toàn biển và năng lượng. Theo trang mạng cộng đồng Nhật Bản đưa tin, ngày 20/10/2008, tại hiệp định hợp tác kinh tế Nhật - Ấn tổ chức ở Niu Đêli, Thủ tướng Ấn Độ M. Singh bày tỏ: “Cần phải đạt được hiệp định trong năm nay”. Về hợp tác kinh tế với Nhật Bản, ngồi viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật, M. Singh cịn mong muốn mở rộng hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực thương nghiệp như mậu dịch và đầu tư. Theo “Thời báo kinh tế” Ấn Độ đưa tin ngày 26/4/2007, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ tiến hành đối thoại năng lượng lần đầu tại Tokyo trong tháng này, hai bên quyết định thiết lập quan hệ đối tác lâu dài, hợp tác thăm dị dầu mỏ, khí đốt tự nhiên ở nước thứ ba. Phía Nhật cịn bày tỏ mong muốn hợp tác với Ấn Độ trên các mặt dự trữ dầu mỏ, nghiên cứu thị trường Châu Á. Hai nước ký kết bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác năng lượng, và quyết định thành lập năm tổ công tác năng

lượng dầu mỏ, khí tự nhiên, điện, than đá. Hợp tác năng lượng Ấn - Nhật có khung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ trung quốc ấn độ từ năm 2002 đến năm 2012 hợp tác và cạnh tranh (Trang 81 - 87)