Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quán triệt, vận dụng chủ trƣơng của Đảng trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37 - 46)

1.2. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VÀ SỰ QUÁN TRIỆT, VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG BỘ

1.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quán triệt, vận dụng chủ trƣơng của Đảng trong

trong lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc

1.2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chính sách dân tộc

Thực hiện đường lối của Đảng, quán triệt tinh thần của Nghị quyết các Đại hội, các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về vấn đề dân tộc, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng phát triển mọi mặt của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đại hội lần thứ XV (nhiệm kỳ 2000 - 2005), Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã xác định nhiệm vụ chủ yếu về phát triển kinh tế là: “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường phục vụ đô thị, phục vụ công nghiệp, thị trường trong và ngồi vùng. Phấn đấu đạt giá trị thu nhập bình quân cao. Phát triển mạnh cây ăn quả vùng đồi. Tích cực trồng rừng tập trung và phân tán, vừa tăng cường khoanh nuôi, bảo vệ hệ thống rừng trồng đầu nguồn...” [15, tr. 59].

Về vấn đề phát triển văn hóa xã hội, Đại hội Đảng bộ xác định: “Mọi hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải hướng vào xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... khai thác và phát huy sắc thái, giá trị văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trong tỉnh...” [15, tr. 74].

Về hoạt động Chính quyền, Mặt trận và các đồn thể nhân dân, Đại hội yêu cầu: “Các đoàn thể nhân và các tổ chức xã hội tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng phong phú, đa dạng. Củng cố tổ chức cơ sở, chăm lo bảo vệ lợi ích thiết thực theo hướng phong phú, đa dạng. Củng cố tổ chức cơ sở, chăm lo bảo vệ lợi ích thiết thực của đồn viên, hội viên; xây dựng lực lượng cán bộ nịng cốt ở các thơn xóm, bản làng, tổ dân phố vùng sâu, vùng tôn giáo, vùng dân tộc và các xã khó khăn...” [15, tr. 78].

Về công tác phát triển Đảng, Đại hội khẳng định: “Công tác phát triển đảng hướng vào những người ưu tú, đủ tiêu chuẩn trong đoàn thanh niên, trong cơng nhân, nơng dân, trí thức, vùng cơng giáo, dân tộc ít người...” [15, tr. 80].

Triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, ngày 30/8/2000, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đưa ra hướng phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số với Nghị

quyết số 21-NQ/TU Về phát triển tiểu thủ công nghiệp Phú Thọ thời kỳ 2001 - 2005. Nghị quyết xác định phát triển tiểu thủ công nghiệp là giải pháp cơ bản nhằm

thu hút lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, miền núi và các dân tộc thiểu số, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu, thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Để đạt được mục tiêu trên cần tập trung vào 3 chương trình trọng tâm, chủ yếu để phát huy thế mạnh tiềm năng và lợi thế của tỉnh: Chương trình chế biến nơng lâm sản, thực phẩm, gắn cơ sở chế biến với các vùng nguyên liệu như: chế biến chè, chế biến tinh bột sắn, chế biến mành, tre, trúc…; chương trình khai thác tận thu, sơ chế các khoáng sản phân tán (cao lanh, Fenspat, đá vơi); chương trình phát triển hàng xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ. [67, tr. 4]

Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, trong đó việc hồn thiện hệ thống giao thông ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm mục đích thúc đẩy q trình giao lưu, bn bán giữ vai trò quan trọng, ngày 2/5/2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 01-NQ/TU Về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2001 - 2005 với quan điểm vừa chú trọng phát triển theo quy hoạch, vừa nâng cấp

các tuyến đường giao thơng, trong đó nâng cấp các tuyến đường giao thơng nơng thơn là chính. Gắn phát triển giao thơng nơng thôn với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong đó chú trọng huy động nguồn lực của nhân dân phù hợp với khả năng kinh tế của từng địa phương để phát triển giao thông nông thôn. [68, tr. 3]

Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, Tỉnh ủy cũng chú trọng đến công tác phát triển, sản xuất lương thực thông qua Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 12/6/2001 Về phát triển sản xuất lương thực giai đoạn 2001 - 2005. Nghị quyết chú trọng phát triển sản xuất lương thực, tiếp tục đầu tư có trọng điểm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, đất đai của từng vùng, gắn phát triển lương thực với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn và vùng dân tộc thiểu số, phấn đấu đảm bảo an toàn lương thực. [69, tr. 2]

Cùng với những chủ trương phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã quan tâm sâu sắc đến việc thực hiện các chính sách xã hội. Trên tinh thần đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 14/ 12/2001 Về “Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005”. Nghị quyết xác định: “Xóa đói giảm nghèo là bộ phận quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện xóa đói giảm nghèo gắn liền với cơng bằng xã hội, lấy chương trình xóa đói giảm nghèo làm trung tâm gắn với các chương trình kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đối với các xã nghèo, vùng sâu, vùng dân tộc, vùng căn cứ địa cách mạng. Coi việc xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, các đoàn thể và của toàn xã hội” [71, tr. 9].

Cùng với các nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội, ngày 18/10/2001, Tỉnh ủy Phú Thọ ra Nghị quyết số 18-NQ/TU về việc Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về: “Đại đồn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống

nhất trong tình hình mới”. Đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc

thống nhất là vấn đề có tầm chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và Phú Thọ nói riêng. Vì vậy, cần tiếp tục qn triệt những chủ trương lớn mà Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về đại đồn kết dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những tồn tại vướng mắc liên quan tới nhân dân trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; huy động mọi nguồn lực trong nhân dân để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội; nâng cao đời sống vật chất phải đi đôi với xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Củng cố và giữ gìn mối quan hệ máu thịt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội với các tầng lớp nhân dân ở cơ sở.[70, tr. 2-3].

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào thiểu số và miền núi, được thực hiện thông qua các chương trình, mục tiêu, chính sách cụ thể nhằm ổn định, khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những chính sách đó là: chính sách phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển các mặt hàng chính sách xã hội lên vùng dân tộc và miền núi được thực hiện đối với các mặt hàng: muối iốt, dầu hoả thắp sáng, giấy viết học sinh, thuốc chữa bệnh, phân bón hố học, giống cây lương thực, giống thuỷ sản, phát hành sách, đài truyền thanh, ngồi ra, cịn trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Với việc ban hành Nghị định số 20/1998/ NĐ-CP, ngày 31/03/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc và Nghị định số 02/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP, đã tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi cho các địa phương chủ động thực hiện việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho người dân miền núi, vùng dân tộc. Góp phần ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi tỉnh Phú Thọ.

Với mục tiêu phát triển thương mại miền núi, nhiều chính sách ưu đãi cũng được thực thi như: chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, ưu đãi về giao đất, thuế đất, về đào tạo và đào tạo lại công chức, viên chức thương mại miền núi...

Chính sách ưu đãi phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa được thực hiện đã tạo điều kiện để các cửa hàng thương mại, các đại lý được mở rộng. Qua đó, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trước mắt cũng như góp phần ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Như vậy, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã quán triệt quan điểm đường lối, chính sách của Đảng vào q trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh. Đặc biệt là trong q trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã có những quan điểm, chỉ đạo cụ thể để các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh thực hiện đạt kết quả cao.

1.2.2.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2005

Ngay sau khi tách tỉnh, Phú Thọ đã có sự chuyển biến về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Những năm đầu, tuy có nhiều khó khăn, song với sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực của nhân dân trong tỉnh

nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã phát huy mọi lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, khắc phục những khó khăn yếu kém để đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

a. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I (1998 - 2005)

Mục tiêu của Chương trình 135 là “nâng cao nhanh đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nơng thơn các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lực hậu, chậm phát triển, hịa nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phịng”. Chương trình chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn I: từ năm 1998 đến năm 2005 + Giai đoạn II: từ năm 2006 đến năm 2010.

Thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ và các chương trình, dự án, chính sách khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi nói chung và các xã miền núi đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh nói riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh đưa ra Kế hoạch số 1710/KH-UB ngày 21/08/1999 về Chương trình phát triển

kinh tế - xã hội 31 xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 - 2005.

Giai đoạn I, tỉnh Phú Thọ có 50 xã được thụ hưởng Chương trình 135 trong đó có 40 xã ĐBKK thuộc khu vực III của 6 huyện: Thanh Sơn (19 xã), Yên Lập (12 xã), Thanh Thủy (03 xã), Đoan Hùng (03 xã), Hạ Hòa (02 xã), Cẩm Khê (01 xã) và 10 xã ATK.

Chương trình 135 thực hiện chủ yếu 5 hạng mục gồm: Xây dựng cơ sở hạ tầng; Dự án quy hoạch, sắp xếp bố trí lại khu dân cư; Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; Đào tạo cán bộ xã, thơn, bản; Chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn với tổng số vốn đầu tư trên địa bàn là 537.593,8 triệu đồng (trong đó riêng nguồn vốn Chương trình 135 là 203.478,8 triệu đồng). Cụ thể như sau:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Tổng số vốn được đầu tư từ năm 1999 - 2005 là 151.819 triệu đồng, đã đầu tư xây dựng 184 cơng trình trường học với hơn 35.000

m2 phòng học và nhà điều hành, nhà ở giáo viên; 103 cơng trình giao thơng với năng lực được tăng thêm là 137 km đường điện hạ thế; 13 cơng trình trạm y tế; 17 cơng trình chợ; 50 cơng trình thủy lợi tưới tiêu chủ động cho 1.310 ha lúa nước; 5 cơng trình nước sạch; 15 trung tâm cụm xã miền núi. Các cơng trình xây dựng hồn thành đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, phục vụ thiết thực cho đời sống và sản xuất của nhân dân vùng dự án.

- Dự án quy hoạch, sắp xếp bố trí lại khu dân cư: được lồng ghép với dự án

kinh tế mới, đã triển khai 21 dự án nhỏ ở 28 xã vùng định canh, định cư và vùng kinh tế mới; ổn định định canh, định cư cho 895 hộ, 4.800 khẩu; di chuyển 103 hộ với 500 khẩu vào vùng dự án. Tổng số vốn đầu tư là 1.070 triệu đồng.

- Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu

thụ sản phẩm: Tổng số vốn được bố trí là 3.500 triệu đồng, đã thực hiện hỗ trợ xây

dựng 67 mơ hình sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ sản xuất cho 11.930 hộ.

- Đào tạo cán bộ xã, thôn, bản: Đây là việc quan trọng nhằm đạo tạo đội ngũ

cán bộ cho nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí được bố trí là 1.571 triệu đồng, đã tổ chức được 66 lớp tập huấn cho cán bộ xã, thôn, bản với 3.491 lượt người tham gia.

- Chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn:

Tổng số vốn thực hiện từ 1999 đến 2005 là 3.900 triệu đồng.

Đã thực hiện hỗ trợ về đời sống và phát triển sản xuất cho 4.994 hộ đồng bào DTTS nghèo.

Kết thúc Chương trình 135 giai đoạn I, đã có 18 xã ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn.

b. Thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) là vấn đề kinh tế, xã hội, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, của mọi người dân và của chính người nghèo. Đây còn là một vấn đề chiến lược, một chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; xây dựng một xã hội có đời sống vật chất ngày càng tăng, đời

sống tinh thần ngày càng tiến bộ, dân tộc được tự do, phồn thịnh, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, được học hành và tiến bộ.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về XĐGN, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã thông qua Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 14/12/2001, Về

“Chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005”. Triển khai nghị quyết,

Ủy ban nhân dân tỉnh đã kiện tồn Ban Chủ nhiệm xóa đói giảm nghèo và việc làm cấp tỉnh. Kiểm tra đánh giá thực trạng tình hình các huyện nghèo, xã nghèo. Phân công các sở, ngành của tỉnh giúp đỡ các huyện nghèo; đổi mới công tác quản lý, điều hành, chủ động phối hợp để chương trình sớm phát huy tác dụng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách và kiến thức…

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2005 khơng cịn xã nghèo; đảm bảo các xã có đủ các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: Điện, đường dân sinh, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, chợ, thủy lợi nhỏ…; xóa cơ bản hộ đói, khơng để tái đói kinh niên. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,6% (2001) xuống còn từ 5% đến 6%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 3% (trên 7000 hộ).

Về kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của tỉnh nói chung và của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng:

Đối với các hạng mục cơng trình xây lắp của dự án gồm: Đường giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 37 - 46)