Bối cảnh trong nƣớc và trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 46 - 52)

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

2.1.1. Bối cảnh trong nƣớc và trên địa bàn tỉnh

2.1.1.1. Thuận lợi

Thế giới thường xuyên có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhất là từ khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ với quy mô rộng lớn chưa từng có đã lan truyền và ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc đổi mới nhận thức, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một nhu cầu cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Để đạt được mục tiêu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phải tranh thủ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng của đất nước, trong đó khơng thể khơng kể đến tiềm năng của khu vực miền núi.

Khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phịng; là nơi góp phần đặc biệt quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phịng của địa phương; đây cũng là nơi có vai trị quan trọng, quyết định đối với môi trường sinh thái. Khu vực miền núi chiếm 2/3 diện tích của cả nước, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phân bổ lại lao động và dân cư. Do đó, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, miền núi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, những thành tựu to lớn của cơng cuộc đổi mới cùng những chính sách xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung đã tạo ra tiền đề vật chất, tinh thần cho cơng tác phát triển tồn diện vùng dân tộc và miền núi.

Sau 5 năm thực hiện các nhiệm vụ do Đại hội IX đề ra, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (GDP tăng bình quân 7,5%/năm). Kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư nhiều hơn. Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu ngành có sự thay đổi đáng kể: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005; tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 24,5% xuống còn 20,9%; tỉ trọng dịch vụ đạt mức 38,1%. Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiện quả, gắn với thị trường. Bên cạnh đó, cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu, nhưng kinh tế Nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo.

Trong điều kiện phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng, sự chống phá của các thế lực thù địch… thì những thành tựu trên chứng tỏ Việt Nam vẫn giữ vững mục tiêu phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sự đổi mới phương thức và phương pháp tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và thích ứng với xu thế phát triển của thế giới và thời đại.

Những thành tựu đó làm cho đời sống của nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ở khắp các vùng trong cả nước được cải thiện rõ rệt, sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế được nâng lên; lòng tin của nhân dân được củng cố. Đây là nền tảng quan trọng để tiếp phát huy những ưu thế, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đẩy mạnh sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Riêng đối với vùng dân tộc và miền núi, vùng ĐBKK, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ khu vực này như: Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 về Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Mục tiêu tổng quát của

Chương trình nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản ĐBKK một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản khơng cịn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 08/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định: Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007, về danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn được thụ hưởng những chính ưu tiên đầu tư của Nhà nước; Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, về ưu đãi tín dụng cho hộ sản xuất kinh doanh tại vùng dân tộc miền núi khó khăn; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, về chính sách tín dụng cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn vay vốn phát triển sản xuất; Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007, về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010.

Với những quyết định trên, kinh tế các xã ĐBKK sẽ được đầu tư phát triển với nguồn lực ngày càng cao, tốc độ phát triển ngày càng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc ở các xã ĐBKK sẽ được cải thiện, trình độ dân trí được nâng lên.

Ngồi ra, ngày 08/02/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã,

phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010. Đây là cơ sở pháp lý

quan trọng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ ở các xã ĐBKK.

Những chính sách trên là điều kiện tốt để Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đẩy mạnh công tác dân tộc trong thời gian tới.

Hòa cùng sự phát triển chung của đất nước, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ XV của Đảng bộ, kinh tế Phú Thọ liên tục phát triển, nhịp độ tăng trưởng

GDP bình quân hằng năm (2001 - 2005) đạt 9,73%; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5.060 nghìn đồng. Giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp tăng 8,1%/năm; năm 2005 lương thực đạt 43,1 vạn tấn; độ che phủ rừng đạt 45%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 14,6%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 12,1%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 8,3%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Tình hình quốc phịng, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an tồn xã hội được bảo đảm. [80, tr. 6]

Riêng vùng dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhờ kiên trì thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc của Đảng và Nhà nước, công tác dân tộc của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định: Sản xuất nơng - lâm nghiệp phát triển, diện tích gieo trồng các loại cây lương thực được mở rộng, chương trình cấp 1 hóa giống lúa, cây ngơ đồng, bị Lai Sin được triển khai ở hầu hết các xã, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong đồng bào các dân tộc về sử dụng giống và kỹ thuật canh tác mới, đưa bình quân lương thực đầu người hàng năm đều tăng từ 225 kg năm 1998 lên 400 kg năm 2005, đạt mục tiêu lương thực trong địa bàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từng bước hợp lý, mơ hình kinh tế, vườn đồi kinh doanh theo phương thức nơng - lâm kết hợp đã hình thành và phát triển, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn theo hướng nông - lâm - công nghiệp - dịch vụ, khai thác tài nguyên gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái. Tỷ lệ đói nghèo giảm bình qn 5 - 6%. 100 % các xã có đường giao thơng cho xe cơ giới đến trung tâm xã, 50% diện tích trồng lúa nước được tưới tiêu chủ động, 100% số xã có điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện 75%; 56% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,1% ; tỷ lệ trẻ em đi nhà trẻ, mẫu giáo tăng bình quân 2%/năm, tỷ lệ học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi đạt 89%, đảm bảo 100% các xã duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành phổ cập giáp dục THCS, 100% các xã có hệ thống đài truyền thanh cơ sở, tủ sách pháp luật và Bưu điện văn hoá xã, 85% dân số được nghe đài và xem truyền hình; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 2005 là 26%; 100% các xã có bác sỹ phục vụ, 85% số lao động trong độ tuổi có việc làm, 100% cán bộ chủ chốt, cán bộ các ngành, đoàn thể của xã được bồi

duỡng kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị và nghiệp vụ chuyên môn. [80, tr. 6-7].

Cơng tác y tế, văn hố, giáo dục có bước phát triển, đời sống văn hố tinh thần của nhân dân được nâng lên, bản sắc văn hoá các dân tộc được giữ gìn và phát huy; hoạt động thể thao các dân tộc có chuyển biến tiến bộ; đào tạo được thêm nhiều việc làm mới, nghề mới cho người lao động; đời sống dân cư được cải thiện. Cơng tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và đồn thể thể vững mạnh được coi trọng, hệ thống chính trị được tăng cường, năng lực tổ chức quản lý và điều hành của cán bộ được nâng lên. Công tác quân sự địa phương ở vùng dân tộc và miền núi được đẩy mạnh; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững đã góp phần vào việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Những thành tựu đạt được trong đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Thọ chứng tỏ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cũng như của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. Với kết quả đạt được trên đã tạo nên sự tin tưởng, yên tâm làm ăn, sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là một nhân tố thuận lợi để Đảng bộ tỉnh tiếp tục thực hiện các chính sách dân tộc trong thời gian tới.

2.1.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trong xu thế phát triển, đất nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc và miền núi nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức.

Hiện nay, xu thế tồn cầu hóa về kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng ở mọi quốc gia. Trong q trình đó, vấn đề dân tộc đang là vấn đề phức tạp mà Việt Nam phải tiếp tục giải quyết.

Thực tế, quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước phát triển kinh tế cũng như quá trình hội nhập văn hóa, thúc đẩy khả năng năng động, nhạy bén của các cộng đồng dân tộc. Nhưng cũng xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, khó khăn, các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chúng sử

dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo”, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Lợi dụng tình hình ở các vùng dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế, xã hội còn thấp kém, chúng sử dụng âm mưu “diễn biến hịa bình” ngày càng tinh vi để mua chuộc, lơi kéo, lừa gạt, gây chia rẽ, mất ổn định trong đồng bào, nhất là những nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Chính vì vậy, vấn đề dân tộc là vấn đề cần được tiếp tục quan tâm và đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc là thực sự cần thiết.

Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đời sống kinh tế xã hội ở nhiều vùng trên đất nước ta còn nhiều yếu kém, chất lượng phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc như tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng; sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân cư ngày càng sâu sắc; khoảng cách về kinh tế, văn hoá - xã hội giữa vùng dân tộc và miền núi, vùng ĐBKK và các vùng khác ngày càng dãn rộng ra… Những hạn chế này đã tác động khơng thuận đến q trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, các địa phương trong cả nước trong đó có Phú Thọ.

Từ năm 2001 - 2005, quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã triển khai rộng chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn tồn tại những hạn chế: kinh tế phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp (2,9 triệu đồng/người/năm), 29,75% số hộ có thu nhập bình qn đầu người 3,5 triệu đồng/ năm trở lên; bình quân lương thực đạt 360kg/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) cịn cao (63%); sản xuất nơng nghiệp tuy có phát triển, năng suất, sản lượng tăng nhưng còn nhiều yếu tố chưa ổn định, phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Quy hoạch vùng sản xuất gắn với bố trí dân cư chưa đồng bộ, việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chất lượng hàng nông sản chưa cao.

Kết cấu hạ tầng cơ sở tuy được đầu tư tích cực, nhưng vẫn ở tình trạng vừa thiếu, vừa yếu, cơ cấu chưa hợp lý. 35% số thơn chưa có điện đến cụm dân cư, 60% số xã chưa có đủ trường, lớp học kiên cố, 40% số xã chưa có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn, 50% số xã có diện tích lúa nước chưa được tưới tiêu chủ động từ 85% diện tích trở lên, 45% số thơn (có từ 50 hộ trở lên) chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng, 42% số hộ chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 55% số hộ chưa có nhà vệ sinh đảm bảo.

Trình độ cán bộ, trình độ dân trí cịn thấp, tư duy mới về kinh tế còn hạn chế; ý thức tự vươn lên làm giàu, tự xố đói giảm nghèo chưa cao; tư tưởng trông chờ ỷ nại vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn còn khá phổ biến.

Với những thuận lợi và khó khăn trên địi hỏi Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn mới phải đề ra những giải pháp, chính sách mới để đẩy mạnh công tác dân tộc nhằm phát huy những nhân tố thuận lợi, tháo gỡ những khó khăn, tạo nên sự triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, góp phần ổn định an ninh, quốc phịng, giữ vững khối đại đồn kết toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 46 - 52)