MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 93 - 125)

Từ những thành tựu đã đạt được cũng như những yếu kém, hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2010, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

3.2.1. Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng đồng thời vận dụng sáng tạo những chính sách đó phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương, của từng địa bàn, từng vùng. Kết hợp chặt chẽ sự giúp đỡ của Trung ương, tương trợ của các địa phương, với tinh thần nỗ lực tự thân trong thực hiện chính sách dân tộc để phát huy hết nội lực, tiềm năng của cộng đồng các dân tộc.

Vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là một trong những nội dung có ý nghĩa chiến lược trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, cơng tác dân tộc luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của đường lối cách mạng của Đảng. Các chủ trương, chính sách dân tộc ln gắn với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm đưa đồng bào các dân tộc thốt khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, thực hiện trong thực tế quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số và đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn làm thay đổi bộ mặt vùng dân tộc miền núi, trong đó có những chương trình quan trọng như: Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2000 - 2005, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa...

Tuy nhiên, đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nói chung xuất phát từ tình hình chung, thực hiện trên phạm vi cả nước. Vì thế, các địa phương phải quán triệt quan điểm, đường lối chính sách chung, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành chủ trương, biện pháp phù hợp với từng địa phương, từng dân tộc và trong mỗi thời điểm. Muốn thực hiện tốt chủ trương, chính sách dân tộc địi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận ở địa phương phải tăng cường công tác nghiên cứu, hiểu biết đầy đủ, sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc. Có như vậy mới có thể vận dụng sáng tạo và linh hoạt chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng phù hợp với điều kiện lãnh thổ, nơi cư trú của mỗi dân tộc, tránh được tình trạng rập khn, áp đặt máy móc hình thức tổ chức và cách làm khơng phù hợp với tình hình, đặc điểm các vùng dân tộc. Từ đó, khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc tham gia tích cực, mang lại hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác dân tộc ở tỉnh Phú Thọ những năm qua là do tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Phú Thọ có tiềm năng về du lịch. Đây là vùng đất có bản sắc văn hố dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích cách mạng như: khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn, các khu di chỉ Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nơng), đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch, song hiện nay Phú Thọ chưa khai thác có hiệu quả. Trong những năm tới, để phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Phú Thọ cần có chủ trương khai thác, phát huy hết tiềm năng của tỉnh.

Bên cạnh sự giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực tự thân, phát huy nội lực trong thực hiện chính sách dân tộc, tỉnh Phú Thọ cũng cần có sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước về: vốn, về khoa học công nghệ... Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp nhân dân các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ vượt lên đói

nghèo, xố bỏ khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, miền xuôi với miền ngược, phát triển đồng đều về kinh tế - xã hội cùng các dân tộc khác trong tỉnh.

3.2.2. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Hệ thống chính trị và các tổ chức đồn thể chính trị có vai trị quan trọng trong việc thực hiện chức năng điều hành và quản lý xã hội, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường khối đại đồn kết dân tộc; vì vậy, cần phải củng cố hệ thống chính trị tại các vùng dân tộc thiểu số.

Muốn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số, phải củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phát triển Đảng viên mới, nâng cao trình độ văn hố, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tăng cường mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể với quần chúng nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ, cơng khai hóa, tạo khơng khí cởi mở, thân mật trong cộng đồng; phát huy tính năng động, sáng tạo của đồng bào dân tộc; tích cực, chủ động tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức sâu sắc, toàn diện những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân.

Cán bộ là gốc của mọi thành công, cán bộ cơ sở là người tổ chức, triển khai thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc, có vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng ở địa phương. Do vậy, yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc là yêu cầu vừa cấp bách vừa cơ bản lâu dài. Đây cũng là một nội dung lớn của chính sách dân tộc. Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ dân tộc có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ; gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ, khoa học; có khả năng tập hợp quần chúng; có kiến thức, trí

tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn; gắn bó, tận tụy phục vụ nhân dân; phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội… Muốn vậy, phải quy hoạch, có chế độ, hình thức đào tạo phù hợp, có quy chế tuyển sinh thức hợp với từng dân tộc, quản lý và sử dụng tốt số cán bộ đã có và chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ mới.

Quy hoạch là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ có nề nếp, chủ động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, thực trạng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của xã, dự kiến nhu cầu và khả năng phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức để có phương hướng đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động. Đặc biệt là phải chú trọng đào tạo nguồn cán bộ đủ tiêu chuẩn để kịp thời đáp ứng yêu cầu, tập trung vào cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể, cơng chức xã.

Thường xuyên kiểm tra, rà sốt cơng tác quy hoạch cán bộ để kịp thời bổ sung những nhân tố mới, tích cực, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những người tha hố, biến chất, giảm sút uy tín trong quần chúng.

Bên cạnh công tác quy hoạch cán bộ cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng loại cán bộ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đồn thể nhân dân. Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ phong trào ở cơ sở. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Đào tạo phải có trọng tâm trọng điểm, không đào tạo bồi dưỡng tràn lan không sát với nhu cầu của cơ sở.

Chú trọng đào tạo kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, lý luận chính trị cả về lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành; bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng về công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; năng lực tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền

núi, vùng đặc biệt khó khăn. Đào tạo kỹ năng công tác dân vận, nhất là kỹ năng tuyên truyền, vận động trong đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc và miền núi.

Có chính sách tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các trường đại hoc hệ chính quy, sinh viên hệ cử tuyển về công tác tại các xã ĐBKK để từng bước nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ cán bộ.

3.2.3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, có những biện pháp khích lệ, huy động nguồn lực tiềm năng ở địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm cả cây trồng, vật nuôi, mùa vụ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và khai thác đất đai phù hợp với từng địa phương, từng vùng của đồng bào sao cho hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Phải đi theo hướng phá thế độc canh, phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng dần tỷ lệ hợp lý giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Tập trung phát triển kinh tế hộ nơng dân theo mơ hình kết hợp chun mơn hóa với đa dạng hóa sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần ở nơng thơn. Khuyến khích các hộ nơng dân tăng nhanh diện tích và năng suất các loại cây trồng ngồi lúa; phát triển nghề làm vườn với những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; tăng cường đầu tư phát triển cây công nghiệp và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển trồng rừng, trong đó chú trọng đầu tư trồng rừng nguyên liệu.

Cải biến cơ cấu kinh tế trong nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ để giải quyết lao động dư thừa trong nơng nghiệp. Khuyến khích các hộ nơng dân mở mang ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại chỗ. Đây cũng là biện pháp nhằm phát huy thế mạnh của mỗi vùng trong tỉnh. Là một tỉnh trung du miền núi có quỹ đất đồi, rừng, điều kiện tự nhiên phong phú thì đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn khơng chỉ trước mắt, mà cịn cho lâu dài.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số là cần thiết nhằm tận dụng và phát huy cao nhất lợi thế của từng vùng; đây cũng là cách thức để cho khoa học công nghệ được đưa vào nông nghiệp, nông thơn một cách tốt nhất, dần xóa bỏ hồn tồn những tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu; là cách thức thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách tồn diện. Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.4. Tăng cường vai trị, vị trí của già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ.

Trong đời sống của các dân thiểu số ở tỉnh Phú Thọ, các thiết chế bản, gia đình, dịng họ đến nay vẫn giữ vị trí quan trọng. Các thiết chế này đến nay vẫn đang được vận dụng và có nhiều yếu tố tích cực được sử dụng vào công tác quản lý nông thôn, phục vụ tốt cho sự phát triển. Tiếng nói của các già làng, trưởng bản, trưởng các dịng họ, gia đình, ở các mức độ khác nhau, có sức mạnh và trọng lượng nhất định.

Trong xã hội truyền thống của các dân tộc nói chung, Trưởng bản trong bộ máy tự quản là do dân cử theo tiêu chuẩn của tập quán quy định. Họ là những người có uy tín, được quần chúng tín nhiệm bởi các yếu tố như: biết làm kinh tế gia đình, hiểu biết, thơng thạo quy ước, luật tục, phong tục tập quán của làng, có khả năng ứng xử và giao tiếp tốt, ln chăm lo, bảo vệ cho sự bình an của dân làng. Những thành viên nào có khả năng vượt trội chuẩn mực đó sẽ được quần chúng suy tơn. Vì vậy, Trưởng bản trong xã hội truyền thống ln được quần chúng kinh nể, tin yêu và nghe theo. Trong công việc, họ thường căn cứ vào luật tục, lễ nghi của làng để giải quyết, hòa giải những vi phạm khơng thuộc phạm vi của dịng họ, chăm lo đến lợi ích chung của cộng đồng.

Ngày nay, với sự tín nhiệm của người dân, Trưởng bản có vai trị quan trọng nhất tại cơ sở, sau đó đến già làng, trưởng các dịng họ. Vì vậy, cần phải tăng cường đào tạo kiến thức, giác ngộ chính trị và có cơ chế chính sách để khuyến khích những người giữ vai trò Trưởng bản, già làng, Trưởng họ trong cộng đồng các dân

tộc thiểu số để qua họ có thể nâng cao hơn cơng tác tun truyền, giáo dục, động viên nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với địa phương. Đồng thời, phổ biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất vào đời sống để nhân dân trong bản thực hiện. Hướng dẫn nhân dân trong bản thực hiện xây dựng gia đình văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn khác. Vận động nhân dân giữ gìn trật tự an ninh, quản lý dân cư, xử lý kịp thời những vi phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

3.2.5. Chú trọng huy động các nguồn vốn, tiếp tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách, cơ chế đầu tư.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, để thực hiện có hiệu quả các dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, cần phải nghiên cứu, xác định được trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội. Theo kết quả điều tra, nhu cầu về vốn đối với cộng đồng cũng như hộ nghèo rất quan trọng. Do đó, trong thời gian tiếp theo, nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội của các xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh rất cần thiết, cần áp dụng hình thức đa dạng với những cơ chế thích hợp huy động các nguồn vốn và tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách đối với vùng miền núi. Có sự đầu tư đồng bộ, trọng điểm nhằm thúc đẩy sản xuất của đồng bào dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn phát triển.

Trên thực tế, hàng năm hầu hết các địa phương vùng miền núi, các xã đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 93 - 125)