Chủ trƣơng mới của Đảng về chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 52 - 55)

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN

2.1.2. Chủ trƣơng mới của Đảng về chính sách dân tộc

Tiếp tục phát triển những quan điểm cơ bản, những nội dung trọng tâm về công tác dân tộc được thông qua tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng… Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu

phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”.[31, tr. 122-123].

Đại hội chỉ rõ: Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, động viên và phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số.

Mục tiêu chung của cơng tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn mới là cần tiếp tục thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc; phấn đấu giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các mức sống của đồng bào các dân tộc, các vùng, phấn đấu để tất cả đồng bào đều có điện thắp sáng, nước dùng sinh hoạt, xóa tình trạng nhà tạm, nhà dột nát, phấn đấu 100% các xã đều có đường ơ tơ đến trung tâm xã.

Bước sang thời kỳ mới, Đảng chủ trương tiếp tục nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào, phấn đấu đảm bảo 100% người dân tộc thiểu số được xem truyền hình, nghe đài phát thanh, có chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc; cố gắng 100% trạm y tế có bác sỹ, đạt chuẩn quốc gia về y tế, thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; luôn ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.

Một vấn đề được Đảng quan tâm đó là xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, cần xây dựng đội ngũ cán bộ tại chỗ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của địa phương; củng cố hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Về lĩnh vực an ninh, quốc phòng, Đảng chủ trương giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi, kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc gia ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tơn giáo để phá hoại khối đại đồn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội.

Sau 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, tại Đại hội lần thứ XI, vấn đề dân tộc tiếp tục được Đảng đặc

biệt quan tâm. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta”. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, thương u, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cương lĩnh

xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.

Như vậy, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong các nghị quyết của Đảng về vấn đề dân tộc và chính sách là sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc ở nước ta, chống mọi sự kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Dưới ánh sáng các nghị quyết của Đảng, với những chương trình đầu tư đồng bộ và có trọng điểm, miền núi và vùng đồng bào dân tộc đã có những thay đổi mạnh mẽ, vươn lên cùng với sự phát triển chung của đất nước.

Quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung của Đảng vào những nội dung chủ yếu sau:

- Xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa

phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

- Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.

- Kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Như vậy, chính sách dân tộc của Đảng không chỉ nêu lên những nội dung xuyên suốt, bao trùm cả một thời kỳ dài (thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước) mà cịn xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng trong từng thời kỳ, thời đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 52 - 55)