Quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 58 - 73)

2.2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA

2.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc

Căn cứ vào Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010; căn cứ vào kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 232-TB/TU ngày 15/10/2007 về Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội thôn bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh

Phú Thọ đã triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).

Nhìn vào thực trạng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với đặc điểm như: kinh tế phát triển chậm, thu nhập bình quân theo đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao, sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển, năng suất sản lượng tăng nhưng còn nhiều yếu tố chưa ổn định, phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Quy hoạch vùng sản xuất gắn với bố trí dân cư chưa đồng bộ, việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao. Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng nhìn chung còn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý. Cơ cấu bố trí vốn chưa hợp lý, chưa có điều kiện tập trung cho các công trình trọng điểm cần vốn đầu tư lớn, số vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi, nước sạch sinh hoạt, khai hoang đất sản xuất còn thấp. Trình độ cán bộ, trình độ dân trí chưa đồng đều, tư duy mới về kinh tế còn hạn chế, ý chí tự vươn lên làm giàu, tự xóa đói giảm nghèo còn thấp, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn còn khá phổ biến.

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh đã xác định mục tiêu tổng quát của Chương trình 135 giai đoạn II như sau: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường; đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi và các vùng khác trong tỉnh, phấn đấu từng bước đưa các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn hoàn thành mục tiêu.

Dựa trên tiêu chí đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất cho các đối tượng là hộ nghèo, nhóm hộ đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn, bản thuộc phạm vi chương trình, hỗ trợ một phần cho đầu tư phát triển dự án.

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, là các công trình giao thông từ xã đến thôn, bản, liên thôn bản đầu tư như: công trình kênh tưới, hồ chứa, công trình điện từ xã đến thôn, bản; công trình trường học, trạm y tế, chợ, công trình cấp nước sinh hoạt.

- Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng.

- Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Căn cứ Văn bản số 4086/LĐTBXH-XĐGNVL ngày 30/11/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổng kết đánh giá Chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và xây dựng Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 289/TTr-LĐTBXH ngày 05/4/2006. UNBD tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 13/4/2006 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ :

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh;

2. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị thực hiện có hiệu quả chương trình;

3. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện Chương trình;

4. Xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo…

Căn cứ Công văn số 1053/UBDT-CSDT ngày 28/12/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa phục vụ miền núi năm 2006; Xét đề nghị của Ban Dân tộc và Tôn giáo tại Tờ trình số 188/TTr-DTTG ngày 02/8/2006, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 về việc Phân bổ nguồn dự phòng kinh phí trợ giá, trợ cước năm 2006.

đồng bào thiểu số có điều kiện đảm bảo cuộc sống của người dân; Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, UBND tỉnh đã thực hiện kế hoạch, tổ chức bình xét các đối tượng thuộc Chương trình 134 với sự tham gia của UBMTTQ và các đoàn thể, đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng. Các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện đến cơ sở phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình, với phương châm nhà nước hỗ trợ, hộ dân tự làm, cộng đồng giúp đỡ, các đối tượng được hưởng chính sách đã chủ động xây dựng nhà ở và cải tạo nước sinh hoạt. Một số đối tượng hoàn cảnh khó khăn đã được UBND các xã tổ chức xây dựng nhà ở. Đồng thời, tuyên truyền, vận động cộng đồng giúp đỡ ngày công để xây dựng nhà ở cho các đối tượng thuộc diện 134.

Về văn hóa, giáo dục, y tế, Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào khó khăn, tăng cường thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số. Tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa dân tộc, thực hiện phổ cập giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông. Cải thiện, nâng cấp hệ thống y tế thôn bản, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có trình độ ở các xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, gia đình chính sách. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế ở vùng dân tộc thiểu số.

* Kết quả triển khai thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn 2006 - 2010

Bước vào giai đoạn 2006 - 2010, theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Phú Thọ có 43 xã ĐBKK và 190 thôn, bản ĐBKK của 73 xã khu vực II được thụ hưởng Chương trình, 01 huyện nghèo được thụ hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, 7 xã ATK (là xã khu vực II) được thụ hưởng như Chương trình 135 trong 2 năm (2009 - 2010).

1. Kết quả chung

Tổng vốn Chương trình 135 giai đoạn II đầu tư trên địa bàn là 634.356 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 425.225 triệu đồng, chiếm 67 % tổng nguồn vốn; - Ngân sách địa phương: 126 triệu đồng, chiếm 0,7 % tổng nguồn vốn; - Đóng góp của dân: 7.783 triệu đồng, chiếm 1,3% tổng nguồn vốn; - Nguồn khác: 201.222 triệu đồng, chiếm 31% tổng nguồn vốn.

2. Kết quả thực hiện từng hợp phần 2.1. Dự án Hỗ trợ Phát triển sản xuất

- Tổng nguồn vốn: 61.500 triệu đồng, 267.944 hộ thụ hưởng. - Kết quả đầu tư cụ thể:

+ Giống cây trồng: Số hộ được thụ hưởng là 68.232 hộ, kinh phí là 12.664 triệu đồng, trong đó: Giống lúa 302,4 tấn với kinh phí là 3.828 triệu đồng; giống ngô lai 217,2 tấn, kinh phí là 4.295 triệu đồng; giống khoai tây 38 tấn, kinh phí là 480 triệu đồng; giống đậu tương 12 tấn, kinh phí là 184 triệu đồng; giống lạc 18 tấn, kinh phí là 572 triệu đồng; một số loại cây trồng khác (chè, sơn, mây nếp, cây lâm nghiệp) 2.136.200 cây giống, kinh phí là 3.306 triệu đồng.

+ Giống vật nuôi: Số hộ được thụ hưởng là 7.942 hộ, kinh phí là 10.051 triệu đồng, trong đó: Giống trâu, bò, dê 1.431 con, kinh phí là 4.148 triệu đồng; Lợn (lợn giống sinh sản và lợn thịt) 5.006 con, kinh phí là 3.196 triệu đồng; giống Gia cầm 78.466 con, kinh phí là 1.456 triệu đồng; thủy sản 1.291.750 con, kinh phí 1.051 triệu đồng; ong mật 400 đàn, kinh phí 200 triệu đồng.

+ Vật tư sản xuất: Số hộ được thụ hưởng là 44.347 hộ, kinh phí là 10.961 triệu đồng, trong đó: Phân đạm Urê 571 tấn, kinh phí là 1.968 triệu đồng; phân tổng hợp NPK 1351 tấn, kinh phí là 2.717 triệu đồng; phân Kali 159 tấn, kinh phí 489 triệu đồng; phân Supe Lân 328 tấn, kinh phí là 921 triệu đồng; các loại vật tư khác (Cám công nghiệp, Nilon che phủ, Thuốc bảo vệ thực vật) 642 tấn, kinh phí là 4.866 triệu đồng.

+ Hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất: Số hộ được thụ hưởng là 13.346 hộ, kinh phí là 13.964 triệu đồng, tổng số máy móc, thiết bị được hỗ trợ là 1.879 máy (máy cày, bừa, máy bơm nước, máy hái chè, đốn chè, chế biến gỗ).

+ Xây dựng mô hình sản xuất: Số hộ được thụ hưởng là 6.759 hộ, tổng số 144 mô hình, kinh phí là 7.554 triệu đồng.

+ Bồi dưỡng, tập huấn: Trong 5 năm đã tổ chức được 973 lớp, với 28.491 lượt người tham gia, kinh phí là 2.331 triệu đồng.

2.2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

- Tổng vốn đầu tư của dự án là 471.505 triệu đồng, trong đó: + Vốn Trung ương: 262.500 triệu đồng, chiếm 55,6% tổng vốn; + Vốn lồng ghép: 201.222 triệu đồng, chiếm 42,6% tổng vốn; + Vốn do dân đóng góp: 7.783 triệu đồng, chiếm 1,8% tổng vốn. - Tổng số công trình đã được đầu tư là: 636 công trình, trong đó: + Giao thông: 266 công trình, tổng vốn đầu tư là 125.649 triệu đồng; + Thủy lợi: 130 công trình, tổng vốn đầu tư là 66.957 triệu đồng;

+ Công trình điện: 28 công trình, với tổng vốn đầu tư là 14.270 triệu đồng; + Trường học: 74 công trình, với tổng vốn là 46.252triệu đồng;

+ Y tế: 14 công trình, với tổng vốn là 5.539 triệu đồng;

+ Chợ: 04 công trình, với tổng vốn đầu tư là 5.674 triệu đồng;

+ Nhà văn hóa: 120 công trình với tổng vốn đầu tư là 20.076 triệu đồng. - Năng lực tăng thêm của các công trình đầu tư xây dựng gồm: 16.561 m2 phòng học, 16 nhà điều hành, 9 nhà ở giáo viên các cấp; 158 km đường giao thông nông thôn, 631m tràn, cầu, cống; 11 trạm biến áp và 45 km đường dây hạ thế, với 1.250 hộ được sử dụng điện; 04 chợ nông thôn với quy mô 1.200 m2; 02 công trình nước sạch sinh hoạt phục vụ cho 270 hộ; kiên cố hoá 21.816m kênh mương thuỷ lợi, xây dựng mới và cải tạo nâng cấp 38 đập dâng nước, 02 hồ chứa nước, lắp đặt thử nghiệm thành công 01 công trình bơm và nâng diện tích chủ động nước tưới lên 420 ha; 120 nhà văn hoá khu dân cư. Các công trình xây dựng hoàn thành, bàn giao

đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả tốt, kịp thời phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ĐBKK.

- Kết quả duy trì, bảo dưỡng công trình sau đầu tư: Tổng số vốn được giao là 12.526 triệu đồng. Đã đầu tư duy tu bảo dưỡng được 63 công trình.

2.3. Dự án đào tạo, bồi bưỡng

Tổng kinh phí giao kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng và đào tạo nghề cho thanh niên DTTS tuổi từ 16 đến 25 trong 5 năm (2006 - 2010) là 19.330 triệu đồng. UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc và Ủy ban nhân dân các huyện trực tiếp tổ chức thực hiện.

a. Đào tạo cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng

Trong 5 năm, đã tổ chức được 278/278 lớp với 19.321 lượt cán bộ và người dân tham gia tập huấn (đạt 100% về số lớp và 100% về số học viên tham gia so với kế hoạch). Tổng kinh phí 15.539,21 triệu đồng.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là công chức cấp xã, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách cấp xã, cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản; cán bộ được cấp trên tăng cường về giúp xã; các thành viên Ban quản lý và Ban giám sát xã; cán bộ chuyên môn của xã; trưởng, phó Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; người sản xuất giỏi, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Từ năm 2006 đến 2007, do chưa có giáo trình của Trung ương biên soạn theo Chương trình khung đào tạo chung cho cả nước, Ban Dân tộc đã sưu tầm, tham khảo tài liệu của các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh bạn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh biên soạn tài liệu tập huấn đảm bảo nội dung theo yêu cầu Chương trình khung của Uỷ ban Dân tộc. Từ năm 2008 đến nay, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo các chuyên đề của Ủy ban Dân tộc.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đi sâu về kiến thức quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đầu tư và xây dựng thuộc Chương trình 135, giám sát thi công xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hướng dẫn phát triển sản xuất - kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hoá,

xoá đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Tài liệu được điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

b. Đào tạo nghề cho thanh niên là người dân tộc thiểu số tuổi từ 16 đến 25

Tổng số lớp 62 lớp, với 2.136 học viên, kinh phí 3.790,79 triệu đồng.

Các lớp đào nghề được tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đúng đối tượng; các ngành nghề được đào tạo sát với nhu cầu thực tế của cơ sở. Kết thúc khoá học, 100% học viên đủ điều kiện thi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Luật Dạy nghề.

Dự án đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực ở các xã, thôn bản ĐBKK; hầu hết học viên sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương.

2.4. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật

Tổng nguồn vốn phân bổ trong 5 năm là: 67.803,4 triệu đồng, trong đó: - Nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số ĐBKK (năm 2006) là 600 triệu đồng, đã hỗ trợ đời sống cho 570 hộ với số vốn là 143 triệu đồng, hỗ trợ sản xuất cho 314 hộ với số vốn là 457 triệu đồng.

- Nguồn vốn thực hiện Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 58 - 73)