Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh về chính sách dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55)

2.2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA

2.2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh về chính sách dân tộc

Giai đoạn 2005 - 2010, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chủ trương tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; không ngừng nâng cao quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đi đôi với phát triển kinh tế, chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập, về đời sống giữa các vùng miền xuôi, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kiềm chế và đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thơng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội.

Trên tinh thần đó, từ ngày 19 đến 21/12/2005, tại thành phố Việt Trì đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005 - 2010). Đại hội khẳng định: “Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên 11%, tạo chuyển biến về tốc độ tăng trưởng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án sản xuất, tạo năng lực sản xuất mới, đảm bảo sự tăng trưởng cao, phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học và cơng nghệ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện có hiệu quả các chương trình phịng chống tai nạn, tệ nạn xã hội”. Đại hội nhấn mạnh: “Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, xóa đói giảm nghèo; tăng cường xúc tiến tìm kiếm việc làm và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo trong các chức sắc. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giải quyết đất ở, đất sản xuất, cung cấp nước sạch cho đồng bào dân tộc; hỗ trợ các điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng các quỹ và trợ giúp đồng bào thiên tai, bão lũ” [16, tr. 30].

Ngày 2/5/2007, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã ra Nghị quyết số

12-NQ/TU Về chương trình giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, với

phương hướng: “Tạo điều kiện và cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất vươn lên thốt nghèo. Đa dạng hóa các nguồn lực, thực hiện tốt các nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo, ưu tiên nguồn lực cho những nơi có tỷ lệ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là đội ngũ cán bộ làm cơng tác xóa đói giảm nghèo các cấp. Hỗ trợ cho người nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số về nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định đời sống” [73, tr. 2].

Tại kỳ họp thứ mười, khóa XVI của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ đã đưa ra Nghị quyết về Kế hoạch các chương trình mục tiêu giai đoạn 2006 - 2010 của

tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu tổng quát nhằm tập trung chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu

quả và tính đồng bộ trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong tổ chức thực hiện chương trình. Tích cực huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; giải quyết tốt những vấn đề bức xúc, đảm bảo phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Hoàn thành cơ bản việc định canh, định cư cho các đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo trên 70% số điểm định canh, định cư tập trung có đủ các cơng trình hạ tầng thiết yếu, 100% hộ đồng bào dân tộc thiểu số được định canh, định cư, có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và trên 90% số hộ được sử dụng điện. Độ che phủ rừng đạt trên 48%. Tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt đạt 85%, tỷ lệ có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 60%. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo ra các sản phẩm văn hóa truyền thống. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt trên 95% cả về diện tích và dân số, 100% khu dân cư có loa truyền thanh. Tiếp tục thực hiện các chương trình như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135 giai đoạn II); Chương trình 134; Chương trình trợ giá, trợ cước hàng chính sách miền núi, chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số; Chương trình phủ sóng phát thanh, phủ sóng truyền hình. Như vậy, các mục tiêu chương trình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 cũng đã đề cập tới các định hướng cho sự phát triển của vùng miền núi và dân tộc thiểu số, tạo ra nhiều cơ hội cho các dân tộc thiểu số và miền núi. [74, tr. 2].

Về vấn đề giáo dục, Tỉnh ủy Phú Thọ đã đưa ra định hướng cụ thể để phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2006 - 2010. Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCHTƯ Đảng (khóa VIII): nhận thức rõ giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tiếp tục sắp xếp, mở rộng quy mô

đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học, ngành học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo và công bằng xã hội trong giáo dục. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [72, tr. 2].

Về cơng tác Đảng, các cấp ủy cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 05- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tiếp tục tăng cường công tác phát triển đảng viên giai đoạn 2006 - 2010”, chú trọng kết nạp đảng viên trong các đối tượng là cơng nhân, doanh nghiệp ngồi nhà nước, các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, công giáo; đặc biệt là khu dân cư, doanh nghiệp, trường học chưa có chi bộ hoặc chưa có đảng viên; phấn đấu đến năm 2008 khơng cịn khu dân cư “trắng” đảng viên và khu dân cư “trắng” tổ chức đảng. [18, tr. 376].

Về an ninh, quốc phịng, tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về chính trị tư tưởng, bản lĩnh vững vàng, đảm bảo cho dân quân tự vệ và quân nhân dự bị sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tập trung bổ sung, hoàn thiện đề án xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở các cấp. Chú trọng nâng cao chất lượng dân quân tự vệ ở các địa bàn trọng điểm quốc phòng - an ninh và những địa bàn phức tạp, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo. [18, tr. 304].

Như vậy, ở giai đoạn 2006 - 2010, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các Nghị quyết chỉ đạo sát sao trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc phịng nhằm mục đích ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phịng.

2.2.2. Q trình chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc

Căn cứ vào Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010; căn cứ vào kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 232-TB/TU ngày 15/10/2007 về Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội thôn bản ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh

Phú Thọ đã triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).

Nhìn vào thực trạng kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với đặc điểm như: kinh tế phát triển chậm, thu nhập bình quân theo đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới cịn cao, sản xuất nơng nghiệp tuy có phát triển, năng suất sản lượng tăng nhưng còn nhiều yếu tố chưa ổn định, phát triển chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao. Quy hoạch vùng sản xuất gắn với bố trí dân cư chưa đồng bộ, việc tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, chất lượng hàng hóa nơng sản chưa cao. Kết cấu hạ tầng tuy đã được đầu tư nhưng nhìn chung cịn thiếu và yếu, cơ cấu chưa hợp lý. Cơ cấu bố trí vốn chưa hợp lý, chưa có điều kiện tập trung cho các cơng trình trọng điểm cần vốn đầu tư lớn, số vốn đầu tư cho các cơng trình thủy lợi, nước sạch sinh hoạt, khai hoang đất sản xuất cịn thấp. Trình độ cán bộ, trình độ dân trí chưa đồng đều, tư duy mới về kinh tế còn hạn chế, ý chí tự vươn lên làm giàu, tự xóa đói giảm nghèo cịn thấp, tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn còn khá phổ biến.

Từ thực trạng trên, UBND tỉnh đã xác định mục tiêu tổng quát của Chương trình 135 giai đoạn II như sau: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất gắn với thị trường; đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển chênh lệch giữa các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi và các vùng khác trong tỉnh, phấn đấu từng bước đưa các xã, thơn, bản đặc biệt khó khăn hồn thành mục tiêu.

Dựa trên tiêu chí đó, UBND tỉnh Phú Thọ đã xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất cho các đối tượng là hộ nghèo, nhóm hộ đang sinh sống trên địa bàn các xã, thơn, bản thuộc phạm vi chương trình, hỗ trợ một phần cho đầu tư phát triển dự án.

- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, là các cơng trình giao thơng từ xã đến thơn, bản, liên thơn bản đầu tư như: cơng trình kênh tưới, hồ chứa, cơng trình điện từ xã đến thơn, bản; cơng trình trường học, trạm y tế, chợ, cơng trình cấp nước sinh hoạt.

- Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng.

- Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Căn cứ Văn bản số 4086/LĐTBXH-XĐGNVL ngày 30/11/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổng kết đánh giá Chương trình mục tiêu xố đói, giảm nghèo giai đoạn 2001- 2005 và xây dựng Chương trình mục tiêu xố đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 289/TTr-LĐTBXH ngày 05/4/2006. UNBD tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định số 1049/QĐ-UBND ngày 13/4/2006 về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ :

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh;

2. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị thực hiện có hiệu quả chương trình;

3. Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội để tổ chức thực hiện Chương trình;

4. Xây dựng quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo…

Căn cứ Công văn số 1053/UBDT-CSDT ngày 28/12/2005 về việc hướng dẫn thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa phục vụ miền núi năm 2006; Xét đề nghị của Ban Dân tộc và Tơn giáo tại Tờ trình số 188/TTr-DTTG ngày 02/8/2006, UBND tỉnh Phú Thọ đã ra Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 về việc Phân bổ nguồn dự phịng kinh phí trợ giá, trợ cước năm 2006.

đồng bào thiểu số có điều kiện đảm bảo cuộc sống của người dân; Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, UBND tỉnh đã thực hiện kế hoạch, tổ chức bình xét các đối tượng thuộc Chương trình 134 với sự tham gia của UBMTTQ và các đồn thể, đảm bảo cơng khai, dân chủ, công bằng, đúng đối tượng. Các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện đến cơ sở phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình, với phương châm nhà nước hỗ trợ, hộ dân tự làm, cộng đồng giúp đỡ, các đối tượng được hưởng chính sách đã chủ động xây dựng nhà ở và cải tạo nước sinh hoạt. Một số đối tượng hồn cảnh khó khăn đã được UBND các xã tổ chức xây dựng nhà ở. Đồng thời, tuyên truyền, vận động cộng đồng giúp đỡ ngày công để xây dựng nhà ở cho các đối tượng thuộc diện 134.

Về văn hóa, giáo dục, y tế, Tỉnh ủy chủ trương tiếp tục thực hiện chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hóa thơng tin, tun truyền, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào khó khăn, tăng cường thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số. Tiếp tục giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp trong văn hóa dân tộc, thực hiện phổ cập giáo dục miền núi, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo, nhất là hệ thống trường phổ thông. Cải thiện, nâng cấp hệ thống y tế thôn bản, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế có trình độ ở các xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo, gia đình chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 55)