Giới thiệu về 3 chương trình khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 41 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đặc điểm, vai trò của chương trình truyền hình dành cho trẻ em

1.2.3. Giới thiệu về 3 chương trình khảo sát

* Nghiên cứu nhóm công chúng chuyên biệt

Nhóm công chúng chuyên biệt mà tác giả muốn khảo sát trong luận văn này là đối tượng thuộc nhóm công chúng từ độ tuổi từ 06-12 tuổi. Đây là giai đoạn rất quan trọng mà trẻ em có sự hình thành và phát triển về tâm sinh lý. Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi, nhu cầu thông tin và giáo dục, giải trí của trẻ là khác nhau. Vì vậy, việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ một cách dễ tiếp cận nhất, thoái mái nhất là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của các bé. Chính vì lẽ đó, ở mỗi độ tuổi trẻ cần được trang bị kỹ năng sống một cách phù hợp để trẻ có thể phát triển cá một cách tốt nhất.

Nhóm công chúng từ 06 -10 tuổi (tiểu học):

Đây là một thời kỳ mới đối với trẻ. Cắp sách đến trường là sự kiện quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Lần đầu tiên trong đời, trẻ phải thích nghi ngay với những phương thức, qui tắc, qui chế nghiêm ngặt. Đồng thời trẻ phải tiếp thu những kiến thức trừu tượng và kỹ năng đọc, viết. Trí thông minh thể hiện qua tư duy logic và hệ thống các kiến thức trừu tượng liên quan đến các đối tượng cụ thể. Suy nghĩ mở rộng, các hoạt động chuyển đổi qua lại, làm cho tình trạng tự tập trung vào bản thân giảm đi. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế. Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan. Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng. Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể. Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn non yếu.

Ở tầm tuổi này, năng khiếu hay thiên hướng nghệ thuật, khoa học sẽ được các em hình thành và thể hiện, bộc lộ dần dần và rõ nét hơn so với tuổi thiếu nhi.

Nhóm công chúng từ 11 – 12 tuổi (Trung học cơ sở):

Thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 12 tuổi. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển biến giữa tâm sinh lý của trẻ em. Tâm lý trẻ 10 – 12 tuổi có nhiều biến động, vì trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Ở thời kì này, các đặc điểm phát triển tư duy, tình cảm của trẻ có những bước phát triển mạnh mẽ.

Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động…của các em.Tư duy lý luận, tư duy phân tích cũng đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi này.Thiết lập các mối quan hệ ở lứa tuổi này cũng bắt đầu đa dạng và sâu sắc hơn.

Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên. Hiểu rõ vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lý thiếu niên, giúp chúng ta có cách đối xử đúng đắn và giáo dục để các em có một nhân cách toàn diện.

 Ba chương trình khảo sát

Bảng 1.1: Bảng thống kê chi tiết về 03 chương trình được khảo sát

STT Tên chƣơng trình Thời lƣợng Tần suất Số lƣợng

1 Vì tầm vóc Việt 7 phút 7 số/ tuần 365 số 2 Giọng hát Việt nhí 2018 30 phút 1 số/ tuần 15 số 3 Lớp học cầu vồng 30 phút 7 số/tuần 365 số

Chƣơng trình truyền hình Vì tầm vóc Việt

Vì tầm vóc Việt là chương trình có nguồn gốc từ Chương trình “Chung tay vì tầm vóc Việt”, đây là hoạt động “khởi động” để chuẩn bị cho việc triển khai có hiệu quả chương trình “Sữa học đường” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình “Sữa học đường” là một trong những hoạt động cụ thể hóa “Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011. Ban đầu chương trình tập trung về các nội dung Sữa học đường của các trường học trong cả nước, nhưng sau đó, Tuy nhiên, đến tháng 9/2017, đội ngũ sản xuất chương trình đã quyết định làm một cuộc „lột xác‟ để biến chuyên mục thành một chương trình truyền hình hấp dẫn cho trẻ em thay vì hướng tới các bậc phụ huynh như trước đây.

Hình 1: Chương trình “Vì tầm vóc Việt” phát sóng trên kênh VTV1

Không còn bó hẹp trong trường quay, bối cảnh của chương trình giờ đây có thể là ở chính nhà, ở trường, ở thư viện, ở vùng ngoại ô, làng nghề hay

trang trại bò sữa…. Ở đó, nhân vật chính là các em trẻ emđủ mọi lứa tuổi tham gia trải nghiệm theo chủ đề thời sự nóng hổi mà vẫn hợp độ tuổi của các em. Để tăng thêm sự hấp dẫn, Vì tầm vóc Việt số cuối tuần sẽ có những chuyến đi dã ngoại thú vị cho nhân vật trải nghiệm.

Nhờ đó, các khán giả nhí luôn hào hứng với một sân chơi truyền hình mang những trải nghiệm vô cùng đa dạng: từ các thí nghiệm vui tại nhà đến việc nhập vai nhân vật, từ dã ngoại khám phá làng nghề, trang trại bò sữa đến việc thử sức với các hoạt động: làm bánh, nặn gốm hay cho bê ăn… Còn các bậc phụ huynh có thể tìm thấy một cẩm nang trải nghiệm thực tế hỗ trợ định hướng, giáo dục con cái.

Chương trình dần ổn định khung với format là chương trình phổ biến kiến thức, kỹ năng cho những em nhỏ nhưng dưới hình thức đưa ra một câu chuyện, một vấn đề đang diễn ra trong xã hội sau đó, có phần phỏng vấn, chia sẻ nhân vật liên quan đến câu chuyện, có phần đánh giá của chuyên gia về vấn đề, hiện tượng đó và đưa ra hướng giải quyết mà đề tài chương trình đưa ra. Mỗi câu chuyện sẽ rút ra một bài học bổ ích nào đó cho các bạn nhỏ cùng học theo. Chương trình được phát vào buổi tối trước giờ đi ngủ của các bạn nhỏ.

Thời lượng chương trình khoảng 8-10 phút/ số Tổng số chương trình: 365 số

Tần suất: 7 số/ tuần

- Kết cấu 1 chương trình bao giờ cũng có 2 phần chính:

 Teaser (Vấn đề hôm nay chúng tôi đưa ra là gì?) – 30s

 Clip tình huống 1: Trò chơi tâm đầu ý hợp (Mục đích: Nếu đáp án cả hai chọn luôn luôn giống nhau thì chứng tỏ hiểu nhau. Nếu kết quả có chệch đi thì đây là cơ hội để chuyêngia bình luận) – 1ph

 Chuyên gia: Biểu cảm sau khi xem xong

 Đưa ra ý kiến về các cặp tham gia trò chơi trên – 1ph10

 Clip tình huống 2: Có thể là phỏng vấn nhân vật trong chính clip 1, hoặc 1 tình huống khác – 45s

 Chuyên gia: Bình luận về tình huống đưa ra thông điệp – 1ph30  Kết

Chƣơng trình truyền hình Giọng hát Việt nhí

Hình 2: Chương trình Giọng hát Việt nhí 2018 - phát sóng trên kênh VTV3

Chương trình Giọng hát Việt nhí là trò chơi truyền hình thực tế của VTV3 được sản xuất theo khuôn mẫu chương trình The Voice Kids của Hà Lan có thời lượng 45-50 phút/1 chương trình. Chương trình hướng đến đối tượng là các bạn nhỏ có số tuổi từ 9 đến 15. Chương trình này được nhiều người xem trên truyền hình từ năm 2013 đến nay, và là chương trình ca nhạc dành cho trẻ em có tuổi đời trẻ nhất trong giới hạn các chương trình truyền hình thực tế của VTV3. Trong đó mỗi năm có 5 tập giấu mặt, 3 tập đối đầu và 7 đêm liveshow được truyền hình trực tiếp. Chương trình có sự dẫn dắt của 02 – 03 MC, thường có 01 MC nữ, 01 MC nam, tạo ra được sự gần gũi và chia sẻ đối với các em nhỏ, mỗi tập có 03 – 04 Huấn luyện viên có nhiệm vụ nghe, nhận và đào tạo thí sinh khi tham gia chương trình.

“Giọng hát Việt nhí” thu hút được rất đông các bạn nhỏ yêu ca hát tham gia. Chương trình chủ yếu dành cho các bé từ 6-12 tuổi.

Tổng số chương trình: 15 số Tần suất: 01 số/ tuần

Chương trình được chia thành 3 vòng chính với:

 Vòng Giấu mặt

- 80 thí sinh được lựa chọn từ vòng Sơ tuyển cuối cùng sẽ được bước vào vòng Giấu mặt với sự thẩm định của các vị Huấn luyện viên chính thức của Giọng hát Việt nhí. Các vị huấn luyện viên sẽ ngồi trên các ghế xoay, quay lưng lại với sân khấu, nên không thể nhìn thấy gương mặt thí sinh đang biểu diễn trên sân khấu. Các thí sinh sẽ lần lượt lên sân khấu và thể hiện một ca khúc. Trong khoảng thời gian đó, các vị huấn luyện viên sẽ phải lắng nghe và cảm nhận thật kĩ từng giọng hát. Nếu quyết định mời thí sinh này về đội mình, họ sẽ phải nhấn nút xoay ghế lại. Trong trường hợp có hơn một lời mời từ phía huấn luyện viên, thí sinh sẽ là người quyết định cuối cùng về với đội của ai. Kết thúc vòng Giấu mặt sẽ còn lại 45 thí sinh chia đều cho ba đội.

Trong năm 2018, số lượng HLV của mùa giải được tăng lên 6 HLV chia thành 3 cặp HLV (thay vì 4 HLV chia thành 1 cặp HLV ngồi ghế đôi và 2 HLV ngồi ghế đơn như ban đầu), bên cạnh đó chương trình xuất hiện thêm Nút chặn/ khóa âm (Blocked/ Silence) trên ghế xoay của 3 cặp HLV, ngoài nút chọn lớn còn có thêm 2 nút chặn nhỏ tương ứng với 2 cặp HLV còn lại. Mỗi cặp HLV sẽ có 1 quyền chặn và 1 quyền khóa âm duy nhất tại vòng Giấu mặt. Với nút chặn, HLV bị chặn sẽ mất quyền giành thí sinh, còn với nút khóa âm, HLV bị khóa âm sẽ không được dùng lời nói để tranh giành thí sinh, tuy nhiên thí sinh vẫn có thể chọn về đội của HLV bị khóa âm. HLV này có thể chặn HLV khác, không cho họ có quyền tranh giành thí sinh của mình. Điều thú vị là HLV bị chặn/khóa âm sẽ không hề biết gì, họ chỉ nhận ra khi bấm chọn và xoay ghế lại..

 Vòng Đối đầu

- 15 thí sinh trong đội sẽ được chia ra thành 1 nhóm 3 người. Mỗi nhóm sẽ trình bày một ca khúc được huấn luyện viên của đội đó chọn lựa và tập luyện từ trước trên sân khấu. Huấn luyện viên sẽ chọn một thí sinh xuất sắc nhất trong mỗi nhóm để bước tiếp vào vòng trong. Huấn luyện viên sẽ bấm nút cứu 1 thí sinh bị thua trong 1 trận đối đầu mà họ thấy thí sinh đó xứng đáng để đi tiếp. Như vậy, kết thúc vòng Đối đầu mỗi đội sẽ còn lại 6 thí sinh

 Vòng Trình diễn

Liveshow 1, 2, 3: Các đêm Minishow

18 thí sinh của 3 đội sẽ chia ra 3 minishow, mỗi đội sẽ có 1 minishow để trình diễn theo 1 chủ đề mà các HLV và thí sinh đã lựa chọn, cuối đêm thi, mỗi đội chọn 2 thí sinh có phần trình diễn yếu nhất vào vòng nguy hiểm. Cuối minishow 3, MC sẽ công bố kết quả, đội có tổng lượt bình chọn cao nhất sẽ bảo toàn số thí sinh, 2 đội còn lại sẽ phải chia tay 2 thí sinh vào vòng nguy hiểm

Liveshow 4,5, bán kết, chung kết:

Ở vòng thi Liveshow, đây sẽ là nơi để thí sinh thể hiện bản lĩnh sân khấu, phô diễn giọng hát. Các thí sinh sẽ hát đơn ca trên sân khấu. Kết quả các thí sinh có được đi tiếp hay không hoàn toàn dựa vào tổng lượt bình chọn của khán giả. Đến đêm Chung kết, lượt bình chọn của khán giả sẽ quyết định người chiến thắng

Chƣơng trình Lớp học cầu vồng

Hình 3: Chương trình Lớp học cầu vồng – Trung tâm thanh thiếu niên – VTV7

Lên sóng từ ngày 1/6/2016, Lớp học Cầu Vồng là một lớp học đặc biệt rộn ràng âm nhạc, tràn ngập màu sắc và tiếng cười ở khắp mọi nơi. Mỗi chương trình sẽ có một chủ đề xuyên suốt và gần gũi với cuộc sống của các em nhỏ. Chương trình sẽ có 7 MC với 7 lĩnh vực khác nhau: Âm nhạc, nhảy múa, khéo tay, đọc truyện, thơ ca và trò chơi. Các MC là những hoạt náo viên vui tính, đồng thời dẫn dắt các em tìm hiểu những nội dung của chủ đề một cách nhẹ nhàng, khơi nguồn cảm hứng. Tất cả những nội dung trong chương

trình đều tập trung phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và cả nhận thức.

• Tổng số chương trình: 365 số • Thời lượng: 30 phút/ số • Tần suất phát sóng: 7 số/tuần

• Giờ phát sóng: vào 3 khung giờ: 10h - 10h30, 15h30 - 16h, 19h30 - 20h tất cả các ngày trong tuần trên VTV7

• Đối tượng: trẻ em từ 04 -12 tuổi Nội dung và tiêu chí chương trình

Với tiêu chí trở thành chương trình truyền hình hấp dẫn, thông qua màn ảnh nhỏ có thể đưa các em hòa chung không khí của lớp học, được tương tác và cùng tham gia với những người làm chương trình. Lớp học cầu vồng có nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với trẻ nhỏ cùng chương trình giáo dục bổ ích, chương trình sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, học mà chơi, chơi mà học. Ngoài ra, Lớp học Cầu Vồng còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các giáo viên về cách lựa chọn nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục phù hợp cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Kết cấu chương trình

Chương trình có thời lượng gần 30 phút

Mỗi chủ đề được kéo dài từ 4-6 chương trình, trong đó mỗi chương trình sẽ có 7 người dẫn chương trình là những hoạt náo viên vui tính,dẫn dắt các em tìm hiểu những nội dung của chủ đề một cách nhẹ nhàng, khơi nguồn cảm hứng. Tất cả những nội dung trong chương trình đều tập trung phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và cả nhận thức.

 Mở đầu: có lời gợi mở chủ đề của chương trình

 Tiếp theo sẽ có phần nhảy vui nhộn của 7 người dẫn chương trình

 Sau đó lần lượt 7 kỹ năng sẽ sẽ được 7 người dẫn chương trình:  Chị LaLa dạy kỹ năng nhảy

 Chị PhaPha đưa ra các video theo chủ đề để các em tham khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 41 - 53)