Học hỏi những quy trình sản xuất và nội dung chương trình Truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 104 - 116)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Những kế hoạch dài hạn

3.3.3. Học hỏi những quy trình sản xuất và nội dung chương trình Truyền hình

cái mà chúng ta cho là đúng chứ không theo những nhu cầu thực của khán giả. Đây là điều đã khiến cho một số chương trình Truyền hình dành cho trẻ em bị nhầm lẫn đối tượng phục vụ hay nội dung giới hạn phải có của một chương trình Truyền hình dành cho trẻ em.

3.3.3. Học hỏi những quy trình sản xuất và nội dung chương trình Truyền hình dành cho trẻ em hình dành cho trẻ em

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều thay đổi cách làm truyền hình mới dành cho trẻ em, như chương trình

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những khảo sát thực tế của chương 2, ở chương 3 tác giả tiến hành đánh giá hiệu quả giáo dục và tính giải trí trong các chương trình dành cho trẻ em trên các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam cả về mặt nội dung và hình thức truyển tải. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng nội dung các chương trình kỹ năng sống trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam.

Bên cạnh nội dung hay, giá trị thông tin mang lại thiết thực...thì sự hấp dẫn đến từ hình thức là một yêu tố quan trọng mà những người làm truyền hình

cần chú trọng để thu hút khán giả. Điều này các chương trình trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam đã làm khá tốt, tuy nhiên việc ứng dụng những công nghệ hiện đại và kỹ thuật đồ họa cần phải bổ sung nhiều hơn nữa để các chương trình thực sự có một hình thức bắt mắt, gần gũi và lôi cuốn các em nhỏ.

KẾT LUẬN

Có thể nói để làm một chương trình Truyền hình dành cho trẻ em là điều không hề dễ dàng, nó luôn là thử thách đối với mỗi phóng viên, biên tập viên. Để có một chương trình Truyền hình dành cho trẻ em thật thu hút thì kiến thức, hiểu biết, nắm bắt tâm lý trẻ kèm theo đó là hiểu biết về công việc Truyền hình là điều vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, với từng giai đoạn phát triển của từng Đài Truyền hình thì vị trí của các chương trình Truyền hình dành cho trẻ em lại được đặt ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi có những chương trình được đầu tư kỹ về sân khấu, tiết mục, nhưng có lẽ đến nay ít khán giả nhí biết đến vì các chương trình này có giờ phát sóng không đẹp và ít được giới thiệu hay quảng bá.

Số lượng đã ít, nhưng nội dung chương trình cũng là điều đáng bàn. Chương trình truyền hình dành cho trẻ em phải thật sự dành cho trẻ em. Có nghĩa là khi xem chương trình, những đứa trẻ cảm thấy hứng thú, vui vẻ và có thể cảm nhận được một điều gì đó bổ ích, chứ không phải chương trình trẻ em là do có trẻ em ở đó. Đối với người xem là người lớn, chương trình có thể vui là chính, nhưng đối tượng khán giả thiếu nhi thì không chỉ vui, mà còn cần lồng ghép câu chuyện giáo dục một cách tế nhị.

Còn dưới góc nhìn của người trong cuộc, bà Nhật Hoa, giám đốc phụ trách kênh truyền hình giáo dục VTV7 - kênh đang xây dựng một số chương trình dành cho các em thiếu nhi, nhận xét: “Tôi nghĩ là chúng ta đang quen với lối giáo dục trực tiếp và có phần hơi cưỡng ép, kiểu như: “Các bé phải đánh răng vào buổi sáng nhé!”.

Chúng ta chưa có cách tiếp cận thuyết phục và phù hợp với tâm lý tiếp nhận của từng lứa tuổi. Thế giới của trẻ em phong phú hơn nhiều và có vẻ như các nhà sản xuất truyền hình chưa hiểu nhiều về thế giới tưởng tượng tuyệt đẹp này.

Bởi thế đâu đó một số chương trình khi phát sóng đang có hiện tượng bị “trôi”, chưa thật sự thu hút được khán giả và chưa làm tròn nhiệm vụ truyền tải thông điệp giáo dục”.

Do vậy, việc đổi mới theo tư duy sản xuất mới với tình hình hiện nay là vô cùng cần thiết. Hiện nay, khi công nghệ đang vô cùng phát triển thì việc sản xuất chương trình dành cho trẻ em cũng đã có sự chuyển đổi. Mới đây, chương trình Sứ xở thần tiên đã lên sóng, đây là một chương trình đậm chất trình diễn nghệ thuật cho các em nhỏ. Với tiêu chí: sân chơi mang vẻ đẹp hồn nhiên của các bạn nhỏ và truyền đi những thông điệp nhân văn đúng với lứa tuổi của các bé.

Trung tâm của “Xứ sở thần tiên” sẽ là một vở diễn mang phong cách nhạc kịch thiếu nhi, mà mỗi năm, chương trình sẽ xây dựng một kịch bản hoàn toàn mới, dựa theo con giáp của năm đó để lựa chọn cốt truyện phù hợp mà các bạn nhỏ yêu thích. Và thay vì chỉ phát sóng trên kênh truyền hình truyền thống, “Xứ sở thần tiên” lên sóng VTV Giải trí, đây là những hướng đi mới để các chương trình có thể đến được với đối tượng khán giả là trẻ em và nhiều đối tượng xem truyền hình khác. Hiện nay, truyền hình truyền thống đang không còn ở vị trí độc tôn, nếu không có sự đổi mới, thay đổi một cách căn bản và có hệ thống thì chúng ta thực sự sẽ gặp khó khăn.

Mặc dù thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu xung quanh vấn đề này còn ít, song bằng cách tiếp cận với lý thuyết và khảo sát thực tiễn, tác giả luận văn đã cố gắng phấn đấu hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ luận văn đề ra. Sau quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã khái quát được một số vấn đề lý luận về nội dung giáo dục và giải trí có trong các chương trình Truyền hình dành cho trẻ em hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Thị Ánh và Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), “Tâm lý học lứa tuổi”, Nhà xuất bản Giáo dục..

2. Hà Minh Ðức (chủ biên) (1997), Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

3. Ðảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Tạ Ngọc Tấn (1999), Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, Nxb Van hóa - Thông tin, Hà Nội.

5. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Co sở lý luận báo chí, Nxb Van hóa - Thông tin, Hà Nội.

6. Vũ Ðình Hòe (chủ biên) (2000), Truyền hình đại chúng trong công tác

lãnh đạo và quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Quang (2001), Làm báo - lý thuyết và thực hành, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

8. Ðức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

9. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong nền kinh tế thị trường, NXB Thông tấn, Hà Nội.

10. Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.

11. Claudia Mast (2003), Truyền hình đại chúng - những kiến thức cơ bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

12. Ðinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

13. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam (2004),

tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

14. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

15. Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Mác - Angghen, Lênin, Hồ Chí Minh

bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học - nghệ thuật

trên báo chí, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

17. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Tiến Mão (2006), Cơ sở lý luận ảnh báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

19. Phan Văn Tú (2006), Báo chí trực tuyến ở Việt Nam: Một số vấn đề lý

luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ, Đại học KXHHNV – ĐH Quốc gia

HN.

20. Hoàng Mạc Thủy (2007), Báo chí điện tử và những giải pháp phát triển,

Tạp chí Người làm báo, số tháng 11/2007.

21. Nguyễn Thị Thoa (2007), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Báo chí và tuyên truyền. 22. Hà Ðăng (2007), Cái mới trong đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Nghiêm (2007), Báo điện tử - thời cơ và thách thức, Tạp chí Người

làm báo, số tháng 11/2007.

24. Lê Nghiêm (2007), Cạnh tranh thông tin giữa các báo điện tử, Tạp chí

Người làm báo, số tháng 3/2007

25. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền

26. Phạm Duy Ðức (chủ biên) (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Trường Giang, Xu hướng phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam, http://songtre.vn ngày 4/8/2010.

28. Hoàng Phê (chủ biên) (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Ðà Nẵng, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Lao dộng - Xã hội, Hà Nội.

30. Ðinh Văn Hường (2011), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Dương Xuân Sơn (2011), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội

32. Dương Xuân Sơn, Ðinh Văn Hường, Trần Quang ( 2011), Cơ sở lý luận

Báo chí truyền hình, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

33. Trần Ngọc Thêm (2012), Co sở van hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Trần Bảo Khánh (2012), Công chúng truyền hình Việt Nam, NXB Thông tấn, Hà Nội..

35. Ðỗ Chí Nghĩa (2012), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

36. Dương Xuân Sơn (2013), Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới từ nam

1986 dến nay, Nxb Ðại học Quốc gia Hà Nội.

37. Hoàng Ðình Cúc (2013), Ðạo đức nghề báo - Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

38. Dương Thị Mai (2014), Tuyên truyền gương thanh niên tiêu biểu trên

nhật báo của Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (Khảo sát báo Tiền phong và

Thanh niên từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013), Luận văn Thạc sĩ Báo

39. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền

hình hiện đại, Nxb Thông tin và Truyền hình, Hà Nội.

40. Ðảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung uong 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn

hóa, con nguời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

41. Bộ Thông tin và Truyền hình (2015), Ðề án Quy hoạch phát triển và

quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

42. Ðảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Quốc hội (2016), Luật Báo chí, NXB Thông tin và Truyền hình, Hà Nội.

44. Lê Thị Thủy (2016), Vấn dề xây dựng, phát triển con người Việt Nam trong Văn kiện Ðại hội lần thứ XII của Ðảng Cộng sản Việt Nam, Tạp

PHỤ LỤC

1, Câu 1: Anh, chị đánh giá thế nào về hiệu quả phát sóng của chƣơng trình Lớp học cầu vồng nói riêng và các chƣơng trình của VTV7 nói chung?

Biên tập viên Ninh Quang Trƣờng – chƣơng trình Lớp học cầu vồng, Hòa ca: Lớp học cầu vồng nói riêng và VTV 7 nói chung đã rất nỗ lực cho việc xây dựng chương trình gần gũi, theo được suy nghĩ và mong muốn của trẻ em. Kênh đã xây dựng tiêu chí nội dung và hình ảnh bắt kịp với những chương trình giáo dục trên thế giới, có những chương trình được đánh giá cao, tuy nhiên, với tình hình chung của Truyền hình ngày nay, các chương trình như Lớp học cầu vồng không được quá chú ý.

2. Câu 2: Vậy chƣơng trình cũng nhƣ kênh đã có giải pháp nào để có thể thu hút hơn?

Trả lời: Trên thực tế chương trình “Lớp học cầu vồng” đã có rất nhiều cố gắng phát triển nội dung, hình ảnh trên nền tảng số nhưng quả thực, hiện nay việc phát triển số đang không được hiệu quả như kỳ vọng. Bên cạnh đó, chương trình cũng luôn cố gắng thay đổi nội dung, hình ảnh chương trình, có sự tiếp nhận những phản hồi của khán giả, chúng tôi đã thay đổi Lớp học cầu vồng với thời lượng phù hợp hơn, các chủ đề chuyên sâu, bổ ích với trẻ nhỏ hơn.

3, Câu hỏi 3: Anh/ chị có đánh giá nhƣ thế nào về các chƣơng trình dành cho trẻ em hiện nay của Đài Truyền hình Việt Nam?

Trả lời: Bạn Hoàng Hồng Ngọc (Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho ý kiến: so với các chương trình truyền hình dành cho trẻ em nước ngoài như Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc thì các chương trình truyền hình dành cho trẻ em của Đài Truyền hình Việt Nam có sự thu hút khán giả ở mức độ nhất định. Các chương trình được phát sóng ở những

khung giờ “vàng” ở mỗi kênh, có lượng khán giả “trung thành” nhất định. Tuy nhiên, phần nội dung của một số chương trình phát sóng còn khô cứng, chỉ phù hợp với đối tượng cha mẹ của trẻ em chứ không thực sự thu hút trẻ em.

4, Chị Bùi Nhung Hà – Biên tập viên chƣơng trình “Xứ sở thần tiên” Nhƣợc điểm:

Tôi thấy số lượng các chương trình dành cho trẻ con trên truyền hình không nhiều. Thời lượng so với các chương trình dành cho ng lớn thì ít hơn rất nhiều.

Ƣu điểm:

- Nội dung: có đa dạng từ giải trí lẫn giáo dục định hướng.

- Hình thức: cũng khá phong phú, có gameshow, có phóng sự tái hiện hoặc phóng sự phản ánh thực tế.

Chương trình VTV7 chỉ 5 phút nhưng mỗi ngày là một đề tài thiết thực với các bạn nhỏ và phụ huynh.

5, Chị Nguyễn Thủy Tiên - Biên tập viên chƣơng trình “Xứ sở thần tiên”

Các chương trình trước đây dành cho trẻ em của ĐTHVN khá phong phú về lứa tuổi, tạo được cảm hứng cho không chỉ các em thiếu nhi mà còn cả phụ huynh, có thể kể đến như Đồ rê mí, Mừng tuổi đầu năm.Thông qua các chương trình này ta thấy được sự hồn nhiên của con trẻ, đồng thời thấy được năng khiếu về âm nhạc của các con. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, gia đình tôi ( gồm cha mẹ và con trai ) không thường xuyên theo dõi các chương trình dành cho trẻ em của ĐTHVN nữa. Ví dụ điển hình là Giọng hát Việt nhí, bởi đây là một chương trình dành cho con trẻ nhưng lại khoác cho các cháu một chiếc áo quá rộng khi thể hiện những ca khúc người lớn. Mặc dù không thể phủ nhận năng khiếu âm nhạc của các con nhưng tôi vẫn muốn nghe những ca khúc phù hợp với lứa tuổi của các con hơn.

6, Bé Thanh Lam – Lớp 4A, Trƣờng Tiểu học Tô Vĩnh Diện – Hà Nội

Con thích chương trình “Giọng hát Việt nhí” vì các anh chị hát hay và xinh, trang phục của các anh chị cũng rất đẹp ạ! Chương trình “Lớp học cầu vồng” thì con thích vì các anh chị kể chuyện rất hay, con thích các bài hát trong chương trình. Chương trình “Vì tầm vóc Việt” con không xem ạ! Vì con không có thời gian xem.

7, Bé Trần Minh Khoa – Lớp 2A, Trƣờng Tiều học Thực nghiệm Hà Nội

Con không thích xem chương trình “Giọng hát Việt Nhí”, chương trình “Vì tầm vóc Việt”, vì con không thích chương trình, con thích xem phim hoạt hình thôi ạ!

8, Bé Trƣơng Nhật Minh – Lớp 1D, Trƣờng Tiểu học Kim Ngƣu – Hà Nội

Con chỉ thích xem chương trình “Lớp học cầu vồng”, chương trình hay, các anh chị nhảy đẹp ạ!

Con thích xem phim hoạt hình hơn, vì chương trình hoạt hình được vẽ đẹp ạ!

9, Bà Vũ Thanh Hƣờng – Trƣởng phòng Sự Kiện Nghệ thuật – Đài Truyền hình Việt Nam

Hiện nay, các chương trình truyền hình dành cho trẻ em đang thiếu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 104 - 116)