Khảo sát các nội dung mang tính giáo dục và giải trí cho trẻ em trên ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khảo sát các nội dung mang tính giáo dục và giải trí cho trẻ em trên ba

ba chƣơng trình “Vì tầm vóc Việt”, “Giọng hát Việt nhí 2018”, “Lớp học cầu vồng” lần lƣợt trên kênh VTV1, VTV3, VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam

2.1.1 Các nội dung giáo dục phát huy khả năng tư duy

Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta cải tạo và sửa đổi thế giới thông qua hoạt động vật chất làm cho người ta có những nhận thức đúng đắn về sự vật và làm cho người ta ứng xử tích cực với nó.

Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất để suy ra tính quy luật của sự vật bằng những ý nghĩ, điều phán đoán. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4 (Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. Hà Nội. 2005); Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người. Tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.v.v...”.1

Con người cần phải tư duy để nhận biết sự tồn tại của bản thân. Tư duy là tồn tại. Tư duy tạo nên sự khác biệt giữa một thực thể sống có ý thức với một thực thể sống thực vật, vô thức. Có tư duy con người sẽ có cách ứng xử, hành xử với bản thân một cách phù hợp.

Nhóm kỹ năng tư duy có 03 nội dung cơ bản là tư suy sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và tư duy phản biện.

1

2.1.1.1 Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo.

Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn.

Tư duy sáng tạo là một kỹ năng sống quan trọng đối với trẻ nhỏ bởi vì trong cuộc sống có nhiều những hoàn cảnh bất ngờ hoặc ngẫu nhiên xảy ra. Khi gặp những hoàn cảnh như vậy đòi hỏi trẻ phải có tư duy sáng tạo để có thể ứng phó một cách linh hoạt và phù hợp.

Tư duy của trẻ thường được tích lũy qua những gì trẻ nhìn thấy, học được ngay trong cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều cách để giúp con phát huy khả năng sáng tạo. Khi trẻ sáng tạo, trẻ bộc lộ khả năng hòa trộn những điều tưởng tượng có thực hoặc không có thực từ các câu chuyện, những tình huống thực tế, khả năng lý giải cho ý kiến của mình để bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Điều này sẽ làm thay đổi chính bản thân và cuộc đời sau này của trẻ.

Khi trẻ sáng tạo cũng là lúc trẻ giao tiếp và suy nghĩ. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu những đứa trẻ ở độ tuổi học lớp một, lớp hai hay nhỏ hơn thế được cho phép sáng tạo và sử dụng trí tưởng tượng.

- Chƣơng trình “Vì tầm vóc Việt”

Trong chương trình “Vì tầm vóc Việt” tư duy sáng tạo ít được phát huy hầu như không được thể hiện rõ ở các chương trình bởi tiêu chí của chương trình được đặt ra ngay từ đầu, cùng những chủ đề của chương trình

mang tính giáo dục trực tiếp là chính như các chủ đề, nhóm chủ đề mà chương trình lựa chọn:

1/ Chủ đề về các phương pháp giáo dục mới (TRÍ LỰC) - Homeschooling.

- Phát triển giáo dục STEM (Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học, giúp người học gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống).

- Dạy trẻ thông minh hơn với phương pháp Montessori (phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giao cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn).

- Có nên học trước chương trình?

- Học ngoại ngữ như thế nào cho hiệu quả? - Dạy trẻ học cách đọc sách

- “Đồng phục” tư duy, “đồng phục” sự sáng tạo: giáo dục rập khuôn, máy móc.

2/ Chủ đề về kỹ năng sống (TÂM LỰC)

- Hình phạt trong giáo dục nhà trường (Bạo lực học đường) - Khi con bị bắt nạt

- Con học hành sa sút

- Giáo dục giới tính theo độ tuổi - Trẻ nghiện các thiết bị công nghệ - Hướng trẻ làm việc thiện

- Trẻ làm việc nhà ( thực trạng lười lao động ở 1 bộ phận trẻ hiện đại ).

3/ Chủ đề về sức khỏe thể chất (THỂ LỰC)

- Giáo dục thể chất trong nhà trường - Các bệnh học đường”

Các chương trình đi vào phân tích tính tư duy sáng tạo chứ không khiến trẻ em phải tư duy sáng tạo trong nội dung chương trình.

- Chƣơng trình “Giọng hát Việt nhí”

Vì tính chất là một game show ca nhạc mua format sẵn nên tư suy sáng tạo cũng không được thể hiện rõ nét, đậm đà. Ở các vòng thi các thí sinh nhí cũng thể hiện những phong cách âm nhạc khác nhau, có sự đổi mới, khác lạ tuy nhiên nhưng phong cách này sẽ được các huấn luyện viên định hướng, các em chỉ làm theo.

Chương trình “ Lớp học cầu vồng” tính giáo dục giúp khả năng tư duy sáng tạo đã được thể hiện rất rõ nét khi tổng thể 365 chương trình phát sóng hàng ngày thì tư duy sáng tạo đều được thể hiện rõ nét trong tất cả các chương trình đó.

Sự sáng tạo của các em thể hiện ở việc sẽ nghĩ ra các cách xử lý tình huống của những trò chơi mà chương trình đưa ra, hay như cách sáng tạo thông qua công việc làm đồ chơi thủ công, trang phục tự chế mà các anh chị Si Si, Son Son hướng dẫn. Ở tập 1 chủ đề “Con Gà”, các anh chị dẫn chương trình đã hướng dẫn các em nhỏ các làm 1 chiếc mũ đội đầu hình con gà bằng giấy màu thủ công rất đơn giản, nhanh và dễ làm. Hay ở tập chủ đề “Quả” các anh chị đã dậy các em trò chơi nhận biết các loại quả, rất đơn giản, gần gũi mà thông qua trò chơi các em nhỏ sẽ biết tên và nhớ lâu các loại quả đó đồng thời hướng tư duy đến sáng tạo ra trò chơi mới cho các em. Chương trình đã tạo sự được sự thích thú cho các bạn nhỏ và phát huy rất tốt khả năng tư duy sáng tạo cho các em.

2.1.1.2 Tư duy ngôn ngữ

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói.

Chính vì vậy, trong 5 năm đầu đời của trẻ thì việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt được các bậc phụ huynh quan tâm.

Tư duy ngôn ngữ là cách sử dụng từ ngữ thích hợp để có thể tạo ra câu văn truyển tải suy nghĩ của người nói tốt nhất. Nó bao gồm cả những cách nói lóng, chơi chữ, các thủ pháp ẩn dụ, hình tượng v…v… có trong bất kể loại ngôn ngữ nào. Trong quá trình tư duy về cách nói chuyện, trước khi phát ngôn về một vấn đề, người nói sẽ suy nghĩ và đánh giá vấn đề dựa theo tình trạng hiện tại của vấn đề đó, tri thức của người nói và thói quen hành xử của bản thân. Trong quá trình tư duy, người nói sẽ bộc lộ cảm xúc của mình trong các câu nói. Đối với trẻ nhỏ, việc giao lưu, trao đổi với mọi người xung quanh là vô cùng quan trọng bởi đây là quá trình khởi tạo sự vận động của não bộ nói chung và tư duy ngôn ngữ nói riêng. Nếu được nuôi dưỡng, tiếp xúc và định hướng một cách đúng đắn, bản thân đứa trẻ sẽ có sự phát triển đồng đều và tích cực.

Kể chuyện là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ của trẻ. Và điều này chương trình “Lớp học cầu vồng ” và chương trình “ Giọng hát Việt nhí” đã làm tốt hơn chương trình được khảo sát còn lại rất nhiều. Đối với chương trình “Lớp học cầu vồng” MC của chương trình thường xuyên đưa ra những câu hỏi như: “Các em đã biết tập đếm chưa?” hay “Các em có biết cầu vồng có bao nhiêu màu không?” chính những câu hỏi này đã kích thích phản xạ tự nhiên, bật ra câu trả lời, kích thích tư duy ngôn ngữ của khán giả nhỏ xem chương trình, thêm vào đó, MC còn nhắc đi nhắc lại những chi tiết trong truyện, đọc đi đọc lại những đoạn thơ, điều này khiến cho trẻ nhỏ dễ nhớ, dễ thuộc và thích thú với những thông tin, kiến thức mà MC đưa ra.

Hay như chương trình “Giọng hát Việt nhí” thì chính những lời của bài hát qua từng vòng thi cũng khiến cho ngôn ngữ của các em phong phú hơn. Các em nhỏ sẽ tự nhớ chứ không phải gò ép buộc phải nhớ câu từ, chi tiết của tác phẩm.

2.1.1.3 Tư duy phản biện

Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Tư duy phản biện là kỹ năng mà trẻ em (và cả người lớn) cần phải học để có thể giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện bao gồm phân tích và đánh giá thông tin tiếp nhận được qua quan sát, trải nghiệm hoặc giao tiếp. Không chỉ tiếp nhận thông tin, điều cốt lõi của tư duy phê phán còn phản ứng lại với các thông tin được tiếp nhận đó.

Việc thiết lập tư duy phản biện dựa trên 4 yếu tố cơ bản:

- Suy nghĩ logic: Sử dụng phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề, loại bỏ tác động của cảm xúc.

- Nghiên cứu: Học cách tìm hiểu các thông tin dựa trên những sự kiện, sự vật có thật, có minh chứng khoa học, từ đó đưa ra câu trả lời chính xác.

- Tự nhận thức: Khả năng nhận thức dựa trên kinh nghiệm và phân tích những điều đã từng xảy ra, học cách loại bỏ các phán đoán cá nhân bị tình cảm chi phối.

- Tư duy “bên ngoài hộp” : Thách thức bản thân bằng những câu hỏi, có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh, tìm hiểu toàn bộ sự thật chứ không chỉ đứng trên một góc nhìn, sau đó chọn cách giải quyết hợp lí nhất.

Đặt câu hỏi là phần quan trọng nhất của tư duy phản biện. Nó còn là một phần của tư duy khoa học, toán học, lịch sử, kinh tế và triết học. Tất cả các tư duy này đều cần thiết cho sự phát triển của xã hội.

Cụ thể, trong 03 chương trình được khảo sát thì chương trình “Vì tầm vóc Việt” có chứa nhiều nội dung phát triển tư duy phản biện cho trẻ em hơn cả. Trong tổng số 365 tập được phát sóng thì có đến hơn nửa số đó có thể hiện

tư duy phản biện khá rõ ràng qua những câu chuyện, sự việc, chủ đề được đưa ra trong từng số phát sóng. Trong mỗi tập, tần suất nhắc lại kỹ năng này được thể hiện vào lúc phân tích câu chuyện, hiện tượng sau, khi kết thúc, chương trình tổng kết lại bài học rút ra từ câu chuyện, sự việc. Đó có thể là tư duy phản biện, đánh giá những hành động xấu để từ đó các bạn nhỏ cấn chú ý và tìm cách tránh.

Ví dụ như trong chương trình “Vì tầm vóc Việt” phát sóng 27/8/2018 về “Sách tham khảo” khi năm học mới đến thì thì trường sách cũng trở nên sôi động hơn và sôi động hơn cả là thị trường sách tham khảo dành cho các em nhỏ, điều này đã khiến cho các bậc phục huynh thật sự hoang mang, không biết lựa chọn sách nào là đúng và ngay cả trong một số trường vẫn có danh sách đầu mục những sách tham khảo cần có cho một số môn do vậy để đưa ra được quyết định nên hay không nên mua sách tham khảo nào? Mua để làm gì? Sách tham khảo có thực sự giúp ích cho con? Và thị trường sách tham khảo thực sự loạn. Do đó chương trình đã có thêm phần chuyên gia phân tích phản biện lại sự cần thiết hay không cần thiết của sách giáo khoa tham khảo. Dần dần những tư duy phản biện này sẽ được thấm dần trong suy nghĩ của các em nhỏ, các em cũng sẽ được hình thành những câu hỏi phản biện như tại sao? Như thế nào?

Tất cả những bài học kinh nghiệm được rút ra một cách nhẹ nhàng và vô cùng dễ hiểu với các bạn nhỏ. Và thường ở phần kết, chương trình thường nhắc lại nội dung của cả chương trình để giúp các em tóm lược được nội dung, những lưu ý cần có, những kiến thức và kỹ năng cần có cho bản thân…

2.1.2. Các nội dung giáo dục kỹ năng sống

2.1.2.1 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết cho nhiều kỹ năng khác như bày tỏ sự cảm thông, thương lượng, hợp tác, tìm kiếm sự giúp đỡ, giải quyết mâu thuẫn, kiểm soát cảm xúc.

Trong giai đoạn đầu, trẻ bắt đầu phát triển và hình thành tính cách, quá trình giao tiếp bắt đầu được xây dựng. Đây cũng là quá trình xã hội hoá đầu tiên của trẻ, trẻ bắt đầu tiếp cận với lượng tri thức và các hành vi của người khác. Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng giao tiếp ở giai đoạn này là rất quan trọng.

Trong các chương trình được khảo sát trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam thì hai chương trình “Vì tầm vóc Việt” và “Lớp học cầu vồng” là có chưa nhiều nội dung kỹ năng giao tiếp dành cho trẻ hơn cả.

Cụ thể, ở chương trình “Vì tầm vóc Việt” số 28 được phát sóng ngày 29.12.2015, trong phần thể hiện tài năng, các bé đã cùng nhau máu bài Bảy sắc cầu vồng rất thú vị và nhuần nhuyễn. Để làm được điều này các bạn nhỏ đã phải cùng nhau luyện tập ăn ý sau cánh gà rất lâu. Sau đó, các bạn còn được chị Lúc Lắc hướng dẫn cách làm vương miện xinh xắn với nhiều màu sắc bắt mắt. Các bạn nhỏ đều đã lắng nghe rất chính xác và làm được cho mình nhiều chiếc vương miện với màu sắc khác nhau. Cuối cùng các bạn nhỏ đã được chơi một trò chơi mang tính đồng đội rất cao đó là trò chơi trồng lúa. Sẽ có 2 đội chơi và các đội chơi sẽ phải đóng vai các bác nông dân lấy cây lúa ở điểm xuất phát và vượt qua các chướng ngại vật để trồng vào ruộng lúa ở phía đích. Đội nào trồng được nhiều cây lúa hơn sẽ dành được chiến thắng. Như vậy ở trò chơi này tính đồng đội, tính hợp tác giữa các cá nhân đã được thể hiện rõ nét. Các bé phải biết phối hợp và cùng cố gắng vì mục đích chung của cả tập thể.

Trong chương trình “Lớp học cầu vồng” số 22 phát sóng ngày 31.10.2016, các đội chơi đã lần lượt thể hiện màn giới thiệu rất công phu như đóng kịch để giới thiệu về đội của mình, múa và tự chế lời từ 01 bài hát dân ca để giới thiệu về đội của mình. Mỗi thành viên trong đội đều đóng một vai trò quan trọng, là một mắt xích để cả phần thi được hấp dẫn. Các em đã phải cùng nhau lên ý tưởng kịch bản, cùng nhau trao đổi, tập luyện để có tiết mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)