7. Kết cấu của luận văn
3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình
3.1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng về nội dung chương trình
Thứ nhất, xây dựng các chương trình có nội dung giáo dục chuyên sâu về những kỹ năng cần thiết và bổ ích cho trẻ nhỏ
Cân bằng giữa yế tố Giáo dực và Giải trí trong cùng một chương trình, cần có những chương trình riêng chuyên sâu có nội dung về các kỹ năng trên để các em có thể có được những kiến thức sâu hơn về những lĩnh vực giáo dcụ.
Thứ hai, cần tăng cường những chương trình có nội dung tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực đạo đức, học tập, sáng tạo hay những tấm gương vượt khó…
Dạng chương trình này từ lâu đã chứng tỏ được tầm quan trọng với khán giả trẻ bởi tính giáo dục toàn diện của nó. Không chỉ có sức ảnh hưởng tới thanh thiếu niên về tinh thần tự lập, vượt khó, sống có ích mà còn thúc đẩy các bậc phụ huynh có cách nhìn nhận, ứng xử phù hợp với con em mình, đồng thời tạo niềm tin của xã hội đối với thế hệ trẻ. Qua đó, các kỹ năng sống cũng được lồng ghép dễ dàng hơn, lại khắc phục được hạn chế truyền tải thông điệp giáo dục vẫn còn khô khan, áp đặt.
Thứ ba, các đề tài của chương trình cũng cần thay đổi linh hoạt và sáng tạo, tránh trùng lặp và tạo cảm giác nhàm chán cho trẻ.
Hiện nay, nội dung giáo dục trên kênh của VTV còn mang tính đơn lẻ, ít các sêri chương trình lớn và các đề tài thường bị lặp lại. Để khắc phục hạn chế này, lãnh đạo kênh cũng như các êkip tổ chức sản xuất chương trình cần có kế hoạch trước về các vệt chương trình dài hơi. Không chỉ chạy chương trình theo tính ăn đong là đủ số phát sóng theo tuần, theo tháng, mà phải có kế hoạch sẵn cho các chương trình cho cả 1, 2 năm sau theo đề tài lớn và phân chia dần thành các đề tài nhỏ hơn.
Các kênh truyền hình lớn như CNN (Mỹ) đầu tư rất bài bản cho việc lên kế hoạch sản xuất chương trình. Ví dụ như kênh có ban Future‟s Planning (Ban hoạch định kế hoạch) chịu trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất tin bài cho các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Đó là một kinh nghiệm mà kênh Đài Truyền hình Việt Nam rất nên học tập.
Thứ tư, Thành lập ban cố vấn nội dung cho các chương trình
Đây là một yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nội dung cho chương trình. Ban cố vấn chính là những chuyên gia giáo dục, pháp luật, tâm lý… người nắm rõ tâm lý và những vấn đề mà trẻ em đang thiếu và cần được trang bị. Hệ thống cố vấn chương trình ngoài tư vấn kỹ năng, còn cung cấp thêm kiến thức chuyên môn mang tính dự báo cho đội ngũ sản xuất
chương trình. Họ cũng chính là những người, cùng với phụ trách phòng và lãnh đạo kênh kiểm duyệt nội dung chương trình trước khi lên sóng.
Như vậy có thể thấy việc đổi mới nội dung phù hợp với nhu cầu của khán giả có vai trò quyết định tới chất lượng chương trình và lượng khán giả của kênh. Khán giả chính là mục tiêu của kênh, vì vậy đáp ứng trúng và đúng nhu cầu của họ một cách phù hợp, có định hướng là cách thức để một kênh truyền hình xây dựng cho mình nhóm công chúng trung thành.