Các giải pháp nâng cao chất lượng về cách thể hiện chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 95 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình

3.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng về cách thể hiện chương trình

Một chương trình hay không chỉ có yếu tố nội dung, hình thức thể hiện rất quan trọng. Hình thức thể hiện phong phú, sinh động, có điểm nhấn sẽ giúp truyền tải nội dung một cách đầy đủ, hấp dẫn nhất.

Thứ nhất, cần tăng thời lượng phát sóng các chương trình có nội dung

giáo dục kỹ năng sống trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam.

Qua khảo sát tác giả đã phân tích ở chương 2 có thể thấy, ca nhạc là thể loại chương trình được các em nhỏ yêu thích nhất. Vì vậy, ban biên tập chương trình cần chọn lọc và tăng cường hơn nữa các chương trình mang tính giáo dục, lịch sử …để đáp ứng nhu cầu khán giả nhí và nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống qua các chương trình truyền hình.

Thứ hai, đẩy mạnh thể loại các chương trình game show trên sóng

truyền hình của kênh Đài Truyền hình Việt Nam.

Các chương trình game show có thế mạnh lớn trong việc truyền tải các nội dung về kỹ năng sống đến khán giả truyền hình. Tuy nhiên, hình thức này cũng cần thay đổi một cách linh hoạt. Ví dụ như thay vì 1 chương trình truyền tải tất cả các kỹ năng thì cần một chương trình chuyên sâu hơn, mỗi số truyền tải một kỹ năng thông qua một hình thức hoạt động tập thể nào đó. Như vậy các kỹ năng sẽ được truyền tải rõ hơn và khán giả cũng tiếp thu một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, cần chú ý đến đối tượng của từng chương trình để có cách thể hiện phù hợp. Ví dụ: Giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi là giai đoạn diễn ra sự thay đổi lớn về nhận thức của trẻ. Sự chuyển đổi đối với phần lớn trẻ em được ghi nhận là giai đoạn “đạt tới lứa tuổi có nhận thức” - đó là khả năng nhận thức về trách nhiệm cá nhân, tự định hướng và tư duy logic. Để làm phong phú cho quá trình chuyển đổi này, chương trình học áp dụng những thực tiễn sư phạm giúp trẻ khám phá, nắm bắt được những khái niệm cơ bản và công cụ tìm hiểu phù hợp với lứa tuổi, khả năng của trẻ. Chương trình hỗ trợ sự phát triển trí tuệ của trẻ đồng thời với sự phát triển xã hội, tình cảm và thể chất. Nội dung chương trình học như toán, khoa học hay xã hội.. được lồng ghép trong các hoạt động của chủ đề, trò chơi và các hoạt động học tập khác.

Trẻ ở độ tuổi này hết sức năng động và luôn khao khát được giao tiếp và trao đổi với người khác.Vì thế phát triển ngôn ngữ của bé 04 - 05 tuổi cực kỳ quan trọng. Nếu bỏ lỡ thời kỳ này, hiệu quả học tập sẽ giảm sút rõ rệt.

Ở độ tuổi này trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và để hiểu các khái niệm phức tạp. Trẻ bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá. Trẻ thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm do người lớn hướng dẫn cũng như bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế này.

Dựa vào những biểu hiện này, có thể tạo ra nhiều chương trình giáo dục khác nhau như các chương trình chuyên sâu về khoa học tự nhiên để trẻ trực tiếp tham gia thí nghiệm và giải thích chúng. Như vậy chương trình mang tính thực tế cao và trẻ dễ tiếp thu hơn.

Thứ ba, âm thanh trong các chương trình cần vui nhộn, trong trẻo và tươi mới hơn.

Hiện nay, ngoài tiếng động hiện trường, các chương trình vẫn còn hạn chế dùng âm nhạc có sáng tác riêng. Trong khi âm nhạc lại có vai trò rất lớn

trong việc tạo nên tiết tấu, nhịp điệu, độ kịch tính cho chương trình. Nó bổ trợ rất nhiều cho hình ảnh.Vì vậy, những người làm chương trình cũng cần nhìn nhận nghiêm túc về việc sử dụng âm nhạc trong tác phẩm của mình.

Các phần nhạc hiệu, nhạc nền cũng cần có âm sắc tươi mới, vui nhộn để thu hút các khán giả nhỏ tuổi. Đôi khi các bạn nhỏ sẽ nhớ về chương trình, nhớ về nội dung truyền tài của chương trình thông qua các giai điệu nổi bật, vui nhộn mà những người làm chương trình sử dụng.

Thứ tư, hình ảnh được sử dụng trong các chương trình cần gần gũi, và sử dụng những màu sắc nổi bật kết hợp kỹ thuật đồ họa.

Trẻ em luôn luôn bị thu hút bởi các yếu tố về màu sắc, qua khảo sát của tác giả có 78,6 % trẻ được hỏi đều bị thu hút bởi màu sắc sinh động được sử dụng trong chương trình. Vì vậy, các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam cần chú ý đến việc sử dụng hình ảnh, đạo cụ sắc màu tươi vui rực rỡ để thu hút các em nhỏ. Bên cạnh đó, những người làm chương trình cũng cần nâng cao tính sinh động cho hình ảnh bằng đồ họa. Các clip đồ họa sử dụng kỹ xảo 3D sinh động, minh họa cho nội dung cần truyền tải sẽ làm chương trình dễ xem và bắt mắt hơn.

Thứ năm, công cụ tương tác khán giả trong các chương trình cần được đổi mới.

- Cần đầu tư các thiết bị ghi hình hiện, các thiết bị kết nối trực tiếp để khán giả có thể tham gia tương tác ngay lập tức với các chương trình trực tiếp từ trường quay.

- Đội ngũ dẫn chương trình đóng vai trò rất quan trọng trong việc tương tác với khán giả nhỏ. Vì vậy, cần thường xuyên bổ túc kiến thức và rèn luyện kỹ năng tương tác với các em. Nên chọn lọc những người dân chương trình trẻ tuổi có phong cách hồn nhiên, nhí nhảnh để phù hợp với chương trình và thu hút các em nhỏ.

Thứ sáu, khung giờ phát sóng cần điều chỉnh hợp lý hơn.

Khảo sát các hộ gia đình cũng cho biết, phần lớn trẻ em theo dõi các chương trình sản xuất trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam vào khoảng thời gian từ 18h - 20h và khoảng thời gian 11h. Đây là các khoảng thời gian phù hợp với các em đang trong độ tuổi đi học. Đặc biệt, khoảng thời gian được theo dõi nhiều nhất là vào lúc 18h-19h. Đây là khoảng thời gian các em đi học chiều về, gia đình thường cho các bé theo dõi trong giờ cơm hoặc trước và sau bữa cơm. Sau đó, các em sẽ đến giờ học bài và làm bài tập về nhà. Đây cũng là khoảng thời gian mà các chương trình trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam đầu tư và phát sóng trên kênh truyền hình. Điều này cho thấy, các nội dung của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trong thời điểm này đạt được kết quả tốt và hấp dẫn đối với các em hay theo dõi kênh truyền hình này.

Độ tuổi khán giả chính của kênh được xác định là các em từ 12 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, trong lứa tuổi này thì có các độ tuổi khác nhau (3 tuổi trở

xuống, 8 tuổi trở xuống và dưới 12 tuổi nói chung). Và mỗi độ tuổi có tư duy,

tâm lý, khả năng tiếp nhận rất khác nhau. Bên cạnh đó, trong cùng độ tuổi thì giới tính: bé trai, hay bé có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Trong mỗi độ tuổi thì tính cách của các em cũng khác nhau. Có em hiếu động; có em nhút nhát, có bé thích ca hát; có bé thích múa, có bé thích phim hài; có bé thích hành động… Với đặc trưng và khu biệt tính cách mỗi lứa tuổi, độ tuổi và tâm sinh lý như vậy. Việc xếp khung chương trình sẽ căn cứ vào độ tuổi chính của đối tượng, thời gian, thói quen sinh hoạt, sở thích xem truyền hình của số đông các bé sống tại thành thị mà xếp sóng.

Với tính chất đa dạng về thể loại, từ phim hoạt hình cho đến chương trình sản xuất khác nhau. Giải pháp để xếp khung chương trình sẽ là gói những chương trình truyền hình rời rạc này thành nhóm và tạo ra từng Gói chương trình - Brand giúp cho người xem dễ nhớ và được sắp xếp vào các

khung gìờ để tiếp cận khán giả mục tiêu trong từng độ tuổi. Các Gói chương trình được nghiên cứu dựa trên sự thấu hiểu, có căn cứ khoa học, số liệu kiểm chứng đối với những nhu cầu, sở thích của khán giả mục tiêu từng độ tuỏi. Việc xác định từng Gói chương trình này rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)