Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 99 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Các giải pháp khác

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nâng cao hoạt động giáo dục đối với trẻ em đối với trẻ em

Giáo dục trên truyền hình hiệu quả, trước tiên cần nâng cao sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo với đội ngũ thực hiện chương trình, không chỉ riêng với phóng viên, biên tập viên chính thức mà với cả đội ngũ cộng tác viên. Vì trên thực tế, dù là cộng tác viên nhưng họ vẫn tham gia quy trình sản xuất chương trình trọn vẹn. Trong bất cứ lĩnh vực nào, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo luôn khiến công việc đó được hoàn thành xuất sắc nhất. Đối với các chương trình truyền hình trên kênh Đài Truyền hình Việt Nam cũng vậy, nếu được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa chắc chắn chất lượng thông tin giáo dục cho công chúng trẻ em sẽ chất lượng hơn, hiệu quả hơn.

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý tổ chức sản xuất chương trình

Phóng viên, biên tập viên cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ khâu lên đề tài và thể hiện tác phẩm. Để làm tốt khâu này, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa phóng viên với phụ trách phòng - là cấp duyệt đầu tiên và là người chịu trách nhiệm bảo vệ đề tài trước lãnh đạo kênh.

Các phóng viên, biên tập viên, quay phim, đạo diễn phải có những lỹ năng, chứng chỉ, tham gia các lớp đào tạo về tâm sinh lý của trẻ nhỏ, ó kỹ năng tốt, sư phạm khi giao tiếp với trẻ.

Phụ trách phòng chuyên môn có một mối quan hệ hữu cơ với phóng viên. Chất lượng của một tác phẩm luôn có dấu ấn của phụ trách phòng. Phụ trách phòng luôn có trách nhiệm trong việc bảo đảm tính đúng định hướng cũng như

bản sắc của cá nhân phóng viên trong mỗi tác phẩm của họ, đặc biệt với đội ngũ phóng viên trẻ, chưa có nhiều hiểu biết sâu về kỹ năng sống lại cần sự định hướng sát sao của phụ trách phòng để đảm bảo chất lượng thông tin giáo dục trong một tác phẩm phản ánh trúng, đúng những kỹ năng sống mà đối tượng xem truyền hình đang cần được trang bị.

Để có được những tác phẩm sắc nét, có chiều sâu và mang tính chuyên nghiệp cao, cần thực hiện triệt để việc phân công công việc cho phóng viên theo nhóm chuyên môn hay còn gọi là phóng viên chuyên trách.

Hạn chế của đa số phóng viên hiện nay là khâu hậu kỳ còn yếu. Có thể nội dung tốt, hình ảnh đẹp nhưng việc xử lý hậu kỳ nếu không cẩn thận, biết sắp xếp sao cho logic, nổi bật vấn đề thì tác phẩm ấy cũng thất bại. Nhất là với các chương trình giáo dục kỹ năng sống, để tránh lối truyền tải khô khan, giáo điều, sự hỗ trợ của hình ảnh minh họa, tiết tấu, nhịp điệu chương trình là rất quan trọng.

3.2.3. Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực sản xuất chương trình

Phóng viên, biên tập viên phải có kiến thức nền tảng tốt, am hiểu các chính sách giáo dục, luật giáo dục, dựa trên sự hiểu biết rõ ràng những sự việc cần phản ánh, phải nghiên cứu, điều tra, tìm hiểu kỹ thực tế, thu thập tài liệu, xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Bất cứ một hành động vội vã, hấp tấp nào cũng có thể dẫn đến việc phản ánh, đưa thông tin thiếu khách quan, không xác thực. Bên cạnh đó không ngừng rèn luyện kĩ năng tác nghiệp của phóng viên truyền hình; có lập trường, ý thức chính trị vững vàng.

Mỗi phóng viên, biên tập viên sản xuất chương trình cũng cần được tiếp cận các khóa đào tạo kỹ năng sống, nắm bắt và hiểu biết tâm lý lứa tuổi khán giả của kênh. Phải luôn gắn kết với mạng lưới chuyên gia tâm lý, kỹ năng, giáo dục để được tư vấn sâu về kỹ năng sống. Đôi lúc nguồn đề tài cho chương trình lại nằm chính ở những chuyên gia này.

Phóng viên, biên tập viên phụ trách mảng nội dung dành cho trẻ em nhất thiết phải được học những lớp học tâm lý khi tiếp xúc trẻ nhỏ, hiểu và xử lý những tình huống khi làm việc với trẻ nhỏ.

Cần tham gia và được tham gia những lớp học đào tạo kỹ năng làm truyền hình dành cho trẻ em trong nước và nước ngoài. Điều này là tối quan trọng, bởi mọi vật đều vận động không ngừng, công nghệ và trình độ giáo dục, huấn luyện kỹ năng đều có sự đổi mới do vậy các phóng viên, biên tập viên của các chương trình cần thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.

Để bảo đảm chất lượng nhân lực đầu vào tốt, cần nghiên cứu việc ký hợp tác chiến lược với các cơ sở đào tạo là nguồn cung cấp nhân lực chính cho cơ quan như: Học viện Báo chí Tuyên truyền; Khoa Báo chí - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Đại học Sân khấu Điện ảnh, Cao đẳng truyền hình... để có nguồn tuyển nhân sự phù hợp với tiêu chí của kênh.

Để có được đội ngũ dẫn chương trình chuyên nghiệp, trước tiên lãnh đạo kênh cần khắt khe ngay từ khâu tuyển dụng. Không tuyển dụng theo kiểu quen biết, giới thiệu hoặc chương trình tự tuyển người. Phải có một kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, rành mạch, có các yêu cầu bắt buộc và tổ chức thi tuyển công khai. Ban giám khảo có thể là những người dẫn chương trình giỏi, biên tập của chương trình cần tuyển người dẫn, họ chính là những người có nhiều kinh nghiệm và hiểu rõ nhất chương trình của mình cần một người dẫn chương trình như thế nào.

Đào tạo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng người dẫn chương trình. Cả người dẫn chương trình mới được tuyển dụng hay đã làm việc lâu năm đều cần phải qua đào tạo.

Đối với những chương trình sản xuất dưới dạng xã hội hóa cần phải có những chính sách cam kết, kiểm định nội dung kịch bản một cách chặt chẽ.

Cần nâng cao trình độ của người chịu trách nhiệm giám sát nội dung từ phía Đài Truyền hình, điều này rất quan trọng, bởi người này đại diện, là “bộ lọc” nội dung đầu tiên từ phía Đài Truyền hình. Nếu như khẩu kiểm duyệt ban đầu tốt, có định hướng rõ ràng sẽ giúp cho phía sản xuất có sự điều chỉnh, sản xuất đúng.

3.2.4. Chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất

Tình trạng thiếu thiết bị dựng, máy móc chuyên dụng như: camera quay lén, máy quay dưới nước, trên không… không đáp ứng được yêu cầu là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ hoàn thiện tác phẩm. Cần phải khẩn trương đầu tư mới và nâng cấp chất lượng thiết bị dựng, máy quay phim đủ về số lượng cả chất lượng.

Trong lĩnh vực truyền hình thì công nghệ thay đổi rất nhanh chóng và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kênh. Khi khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển đến đâu thì nâng sự phát triển của nền báo chí lên đến đó. Mặc dù là công cụ hỗ trợ nội dung nhưng nếu chúng ta không cập nhật và đầu tư mới thiết bị làm truyền hình thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thông tin, tính hẫp dẫn của chương trình. Không chỉ các thiết bị cần như máy quay, bàn dựng, các phương tiện tiên tiến hơn như máy quay lén, máy quay dưới nước, trên không… đều cần được trang bị để đảm bảo chương trình thu được nhiều dạng hình ảnh phong phú, đa dạng hơn.

3.2.5. Có cơ chế chính sách đãi ngộ hợp lý

Một trong những động lực thúc đẩy phóng viên làm nghề chính là cơ chế khen thưởng. Việc đảm bảo quyền lợi của đội ngũ sản xuất chương trình một cách công bằng và hợp lý để sử dụng nhân lực phù hợp và hiệu quả thực sự là một bài toán về nhân lực mà các cơ quan quản lý cần thực hiện tốt để phát huy tối đa nguồn lực của mình.

Hiện nay, việc chi trả nhuận bút cho tin, bài đã được kênh Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện dựa trên đánh giá thời lượng, khung chương trình, khung thể loại; các tác phẩm xuất sắc luôn được kịp thời khen thưởng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tạm thời, có thời điểm làm rất chặt chẽ, thời điểm lại buông không thực hiện. Về lâu dài cần xây dựng cơ chế chi trả lương theo chất lượng sản phẩm, chứ không theo số lượng sản phẩm như hiện nay, có như vậy mới tạo động lực khuyến khích phóng viên, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật giỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chương trình truyền hình dành cho trẻ em của đài truyền hình việt nam hiện nay (khảo sát trên kênh VTV1,VTV3, VTV7 năm 2018) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)