Người trả tiền chăm sóc người cao tuổi trong lần đi bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 75 - 122)

Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ

Người trả tiền cho lần đi bệnh viện cách đây 3 năm của người cao tuổi (%)

Bản thân 5,3 4,7 6,8 4,9 7,8 3,2 Vợ/chồng 40,7 60,4 37,9 22,0 39,2 41,9 Con cháu 44,2 27,9 41,4 63,4 43,1 45,2 Anh, chị, em ruột 2,7 2,3 3,5 2,4 2,0 3,2 Họ hàng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Con nuôi 1,8 0,0 3,5 2,4 2,0 1,6 Bạn bè, đồng nghiệp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Hàng xóm 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Nhà nước và các tổ chức 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Khác 5,3 4,7 6,9 4,9 5,9 4,9

Người chăm sóc cho người cao tuổi trong lần đi bệnh viện (%)

Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ

Tự mình chăm sóc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Vợ/chồng 20,4 39,5 13,8 4,9 23,5 17,7 Con cháu 67,3 46,5 68,9 87,8 64,7 69,4

Anh, chị, em ruột 4,4 9,3 3,5 0,0 2,0 6,5 Họ hàng khác 3,5 4,7 3,5 2,4 3,9 3,2 Con nuôi 1,8 0,0 6,8 0,0 2,0 1,6 Bạn bè, đồng nghiệp 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Hàng xóm 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Người giúp việc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Cán bộ y tế tại bệnh viện 2,6 0,0 3,5 4,9 3,9 1,6 Người khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Gia đình, con cháu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc người cao tuổi 67,3%, và tỷ lệ này tăng lên theo độ tuổi, tiếp theo là vợ/chồng người cao tuổi 20,4%. Trong việc chi trả cho lần đi bệnh viện, bảo hiểm y tế chiếm 5,3%, vai trò của nhà nước và các tổ chức, cộng đồng không có sự hỗ trợ đối với lần đi bệnh viện của người cao tuổi.

Đối với những lần ốm phải nằm ít nhất một ngày trở lên (ngày ốm không làm việc được) trong lần gần đây nhất có sự khác biệt về thời gian giữa nhóm tuổi (Bảng 2.9).

Bảng 2.9. Tỷ lệ người cao tuổi bị ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên trong lần gần đây nhất (%) Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ Dưới 1 tháng 10,4 6,7 11,8 17,8 9,7 10,9 Từ 1 tháng đến dưới 3 tháng 19,2 15,8 21,2 24,4 18,5 19,8 Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng 24,4 20,8 27,1 28,9 26,2 23,1 Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng 20,4 18,3 14,1 15,6 20,4 20,4 Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng 16,4 26,7 17,6 8,9 16,5 16,3 Từ 12 tháng trở lên 9,2 11,7 8,2 4,4 8,7 9,5 Ở độ tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu thì lần ốm thường xảy ra hơn so với nhóm 60-69. Và thời gian trở lại sinh hoạt bình thường sau lần ốm phải nằm ít nhất một ngày trở lên cũng khác nhau, tuổi càng cao thì thời gian bình phục càng lâu và

tỷ lệ ốm đến bây giờ cao hơn so với nhóm ít tuổi. Nam giới có thời gian bình phục trở lại sinh hoạt bình thường nhanh hơn so với nữ giới (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Thời gian trở lại sinh hoạt bình thường sau lần ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên (%)

Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ

Từ 1 đến dưới 3 ngày 16,0 21,7 12,9 6,7 20,4 12,9 Từ 3 ngày đến dưới 1 tuần 28,8 31,6 28,2 22,2 28,2 29,2 Từ 1 tuần đến dưới 2 tuần 27,2 24,2 31,8 26,7 25,2 28,6 Từ 2 tuần đến dưới 3 tuần 21,6 19,2 21,2 28,9 21,4 21,8 Từ 3 tuần đến dưới 4 tuần 5,2 3,3 4,7 11,1 3,9 6,1 Bây giờ vẫn phải nằm 1,2 0,0 1,2 4,4 0,9 1,4

Người giúp đỡ, chăm sóc người cao tuổi trong lần ốm đó chủ yểu là con cháu 45,6%. Vợ/ chồng người cao tuổi chăm sóc, giúp đỡ cũng chiếm tỷ lệ cao 35,6%. Trong đó, cán bộ y tế, người có chuyên môn lại chăm sóc, giúp đỡ chỉ có 1,6%, do điều kiện kinh tế, thu nhập thấp nên việc có cán bộ y tế chăm sóc rất ít (Bảng 2.11).

Bảng 2.11. Người giúp đỡ, chăm sóc người cao tuổi trong thời gian ốm phải nằm ít nhất 1 ngày trở lên (%) Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ Tự bản thân/không ai giúp 4,0 5,8 3,5 0,0 2,9 4,7 Vợ/chồng 37,2 45,0 37,7 15,6 38,8 36,1 Con cháu 45,6 36,7 45,9 68,9 44,7 46,3 Anh, chị, em ruột 4,8 6,7 4,7 0,0 4,9 4,7 Con nuôi 0,8 0,8 0,0 2,2 1,0 0,7 Họ hàng 3,6 2,5 3,5 6,7 3,9 3,4 Bạn bè, đồng nghiệp 1,2 1,7 1,2 0,0 1,9 0,7 Hàng xóm 0,8 0,0 1,2 2,2 0,0 1,4 Cán bộ y tế 2,0 0,8 2,3 4,4 1,9 2,0 Người giúp việc 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Người khác 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Nhìn chung, trong những lần ốm đau con cháu đều đóng vai trò chính trong việc chăm sóc, giúp đỡ và đóng góp, chi trả các khoản tiền liên quan đến lần ốm đau của người cao tuổi. Tuy nhiên, việc chi trả và chăm sóc của vợ/chồng người cao tuổi vẫn rất lớn, đặc biệt là ở độ tuổi 60-69, điều đó một mặt là do sự thay đổi của mô hình gia đình, con cái không ở chung với bố mẹ nên việc chăm sóc và giúp đỡ không thường xuyên. Mặt khác là do sự di cư đi làm ăn nơi khác của con cái.

Dịch vụ khám chữa bệnh mà người cao tuổi sử dụng trong lần ốm phải nằm ít nhất một ngày trở lên chủ yếu là dịch vụ y tế tư nhân như phòng khám tư nhân (20,8%), nhà/ văn phòng của nhân viên y tế, bác sĩ được đào tạo (20%)và hiệu thuốc tư nhân (19,6%) (Bảng 2.12). Người cao tuổi khám chữa bệnh tại bệnh viện các tuyến khi bệnh có chiều hướng nặng và khi nhận được lời khuyên nên đi bệnh viện của nhân viên y tế, bác sĩ sau khi khám tại các cơ sở y tế tư nhân.

Bảng 2.12. Dịch vụ khám chữa bệnh người cao tuổi sử dụng trong lần ốm phải nằm ít nhất 1 ngày (%) Tổng 60-69 70-79 80+ Phòng khám tư nhân 20,8 18,3 22,3 24,4 Trạm y tế xã 1,2 1,7 1,2 0,0 Bệnh viện huyện 16,0 14,2 16,5 20 Bệnh viện tỉnh 11,6 9,1 13 15,6 Bệnh viện trung ương 8,0 7,5 9,4 6,7 Cơ sở y tế công khác 1,6 2,5 1,2 0,0 Nhà, văn phòng của nhân viên y tế/bác sĩ

được đào tạo 20,0 21,7 18,8 17,8 Dịch vụ khám tại nhà 0,8 0,0 2,3 2,2

Hiệu thuốc 19,6 24,2 16,5 13,3

Khác 0,4 0,8 0,0 0,0

Người cao tuổi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã chiếm tỷ lệ rất ít, nguyên nhân là do hiện nay ở trạm y tế chưa có bác sĩ, trang thiết bị còn thiếu nên không chỉ riêng người cao tuổi mà người dân tại địa bàn nghiên cứu cũng rất ít khi khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. “Trạm y tế xã thì chưa có bác sĩ, mới đây có

cử người đi học lên bác sĩ. Trang thiết bị, thuốc men thì không đầy đủ, nên hầu như rất ít người khám chữa bệnh ở trạm y tế; với lại người cao tuổi xuống trạm y tế chủ yếu là vào những dịp tổ chức khám và cấp phát thuốc như mấy lọ dầu, dầu cá,

thuốc cảm nhẹ.” (Ông TQH 60 tuổi, nam, cán bộ, xóm 2). Đây là một điều bất lợi

không chỉ riêng đối với mỗi cá nhân, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Cần đẩy mạnh hơn nữa tay nghề cũng như thiết bị tại cơ sở y tế xã để giúp người dân được kịp thời khám chữa bệnh, đồng thời giảm chi phí, khoảng cách trong việc đi khám nơi khác đặc biệt là với người cao tuổi khi việc đi lại khó khăn và giảm sự quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Ngoài các dịch vụ khám chữa bệnh trên, rất ít người khám tại cơ sở khác như bệnh viện tư nhân, do chi phí đắt hơn và khi khám ở các dịch vụ công được hưởng sự hỗ trợ như về bảo hiểm y tế.

Có những trường hợp bị ốm đau, chấn thương cần điều trị nhưng lại không nhận được điều trị 40,8%, nguyên nhân chính là do vấn đề kinh tế 34,3% và sự chủ quan cho rằng chưa cần phải điều trị 20,6% (Bảng 2.13). Điều tra quốc gia về người

cao tuổi 2011 cho thấy 45,7% người cao tuổi cần được điều trị nhưng lại không

nhận được điều trị. Lý do chính không nhận được điều trị là do không đủ tiền chi trả cho việc điều trị 55,6%.

Bảng 2.13. Tỷ lệ người cao tuổi bị ốm đau hoặc chấn thương cần được điều trị nhưng không nhận được bất kỳ điều trị nào và lý do không nhận được điều trị

Tổng 60-69 70-79 80+ Nam Nữ

Tỷ lệ người cao tuổi cần được điều trị (%)

40,8 35,8 42,3 51,1 43,7 38,8

Lý do không được điều trị (%)

Không đủ tiền chi trả cho việc điều trị 34,3 32,7 33,3 39,1 33,3 35,1 Không ai đưa đi điều trị 11,8 9,3 13,9 13,0 13,3 10,5 Nghĩ rằng chưa cần phải điều trị 20,6 23,2 25,0 8,7 17,8 22,8 Cảm thấy ngại khi yêu cầu giúp đỡ 5,9 2,3 8,3 8,7 4,4 7,0 Không biết điều trị ở đâu 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Nơi điều trị quá xa nơi ở 3,9 4,7 2,8 4,3 6,8 1,8 Không thể nghỉ việc 8,8 20,9 0,0 0,0 13,3 5,3 Khác 14,7 7,0 16,7 26,2 11,1 17,5

Kinh tế luôn là vấn đề chi phối, khi thu nhập hàng tháng từ công việc thấp, việc chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhiều khi không đủ nó sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu khác, trong đó có sự quan tâm đến sức khỏe. Con cháu đi làm ăn xa trên địa bàn ngày một tăng lên nên thiếu hụt đi sự quan tâm, giúp đỡ trong việc chăm sóc sức khỏe, không ai đưa đi điều trị. Ngoài ra, tỷ lệ người cao tuổi đã đi điều trị nhưng bệnh tình chuyển biến không nhiều cùng với nơi điều trị xa nơi ở, việc đi lại khó khăn, tốn nhiều chi phí nên ảnh hưởng đến tư tưởng của người cao tuổi và không tiếp tục điều trị.

Như vậy, gia đình vẫn đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhưng xu hướng mô hình gia đình hạt nhân ngày một tăng lên, con cháu sống xa bố mẹ, ông bà. Bên cạnh đó là sự di cư đi làm ăn nơi khác, người cao tuổi thiếu hụt sự chăm sóc của con cái. Mặt khác, điều kiện kinh tế tác động rất lớn đến việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, quan tâm. Khi mà thu nhập không đủ cho sinh hoạt hàng ngày thì việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình đối với người cao tuổi bị hạn chế vậy nên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ từ cộng đồng và xã hội.

2.3.Tổ chức xã hội đối với việc chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi

2.3.1. Khám chữa bệnh miễn phí

Mô hình gia đình hạt nhân không chỉ phổ biến ở thành thị mà đang dần gia tăng ở nông thôn, vai trò chăm sóc người cao tuổi của gia đình nay đang chuyển sang cho các tổ chức xã hội, cộng đồng và nhà nước; khi mà sự già hóa dân số ngày một tăng thì rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức xã hội, nhà nước đối với vấn đề sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe người cao tuổi.

Tuy nhiên tại địa bàn nghiên cứu, sự quan tâm của các tổ chức đến việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa cao và chất lượng chưa tốt. Tỷ lệ người cao tuổi không nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe vẫn còn cao, 50,8%. Sự hỗ trợ chủ yếu là cấp phát thuốc miễn phí (35,2%) (Hình 2.34)

Hình 2.28. Tỷ lệ người cao tuổi nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng qua

Tỷ lệ người cao tuổi được cấp các dụng cụ hỗ trợ miễn phí rất ít 0.8%. Người cao tuổi được khám chữa bệnh miễn phí chiếm 13,2%, trong đó độ tuổi từ 80 trở lên chiếm tỷ lệ nhiều nhất 17,8%. Người cao tuổi không nhận được sự hỗ trợ là do khi tổ chức khám chữa bệnh họ không biết hoặc biết nhưng không đi thăm khám vì chất lượng không tốt. “Trước cũng có lần y tế tuyến trên xuống đây tổ chức khám chữa bệnh, nhưng khám thì ít chủ yếu là quảng cáo các loại thuốc để bán, làm mất thời

gian”.( TĐT 62 tuổi, nam, nông dân, xóm 2).

Nguồn hỗ trợ chủ yếu về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong 12 tháng qua là trạm y tế xã 92,4%, với hoạt động là cấp phát thuốc cho người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Hội Chữ thập đỏ 2%, Hội người cao tuổi 1,2%, với các tổ chức khác không có sự hỗ trợ nào đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Điều này chứng minh rằng sự quan tâm của cộng đồng, tổ chức, cơ quan tại địa phương tới sức khỏe người cao tuổi chưa lớn.

Hàng năm trạm y tế xã có tổ chức thăm khám, tư vấn sức khỏe cho người cao tuổi, nhưng việc thăm khám này mới chỉ dừng lại ở mức cấp phát thuốc đối với những bệnh như cảm cúm. Vẫn còn một bộ phận người cao tuổi không nhận được dịch vụ này do việc đi lại khó khăn, hơn nữa mô hình y tế di động khám bệnh tại nhà không được phổ biến.

11.6 12.9 17.8 21.7 55.3 33.3 0 1.2 2.2 66.7 30.6 46.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 60-69 70-79 80+

Khám chữa bệnh miễn phí Cấp thuốc miễn phí

Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chiếm 71,2%, trong đó thẻ bảo hiểm y tế được cấp miễn phí chiếm 31,6%, bảo hiểm y tế tự nguyện là 30% và bảo hiểm y tế bắt buộc 96%. Tỷ lệ thẻ bảo hiểm y tế được cấp miễn phí nhiều nhất ở độ tuổi 80+ (64,5%) (Hình 2.33). Người cao tuổi không có thẻ bảo hiểm y tế chiếm 28,8%, tỷ lệ người cao tuổi không có thẻ bảo hiểm y tế trong Điều tra quốc gia về

người cao tuổi 2011 là 33,8%. Điều này cho thấy tỷ lệ người cao tuổi không có bảo

hiểm y tế khá cao.

Hình 2.29. Tỷ lệ người cao tuổi có bảo hiểm y tế

Nhóm tuổi 60-69 tỷ lệ người cao tuổi không có thẻ bảo hiểm y tế là 48.3%, sự tham gia bảo hiểm y tế của người dân chưa cao, chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe chưa được đầu tư và chú trọng. Ở nhóm tuổi 80+ vẫn còn một bộ phận người cao tuổi (11,1%) chưa được hưởng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, điều này thể hiện việc thực hiện chính sách, luật pháp còn chậm trễ của Ủy ban nhân dân xã.

2.3.2. Các tổ chức đoàn thể người cao tuổi tham gia

Tỷ lệ người cao tuổi tham gia phong trào hoạt động của các tổ chức, câu lạc bộ, đoàn thể chiếm 74,8%. (Hình 2.35) 12.5 8.2 4.4 13.6 6.8 21.7 47.1 20 30.1 29.9 48.3 10.6 11.1 25.2 31.3 17.5 34.1 64.5 31.1 32 0% 20% 40% 60% 80% 100% 60-69 70-79 80+ Nam Nữ

Bảo hiểm y tế bắt buộc Bảo hiểm y tế tự nguyện

Hình 2.30. Tỷ lệ người cao tuổi tham gia sinh hoạt tại các hội, câu lạc bộ

Trong đó, nhóm tuổi 60-69 là 79,2%; nhóm tuổi 70-79 là 83,5% và từ 80+ trở lên 46,7%. Hội người cao tuổi có tỷ lệ người cao tuổi tham gia nhiều nhất 43,3%. Nam giới tham gia vào các hội như Hội người cao tuổi, Cựu chiến binh, Hội nông dân nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài những hội nêu trên, có một số ít người cao tuổi tham gia vào hội chữ thập đỏ (3,2%). Nhìn chung, tỷ lệ tham gia các hoạt động, phong trào của các hội của người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn, nhằm làm phong phú hơn đời sống tinh thần của người cao tuổi. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những ý kiến, kiến nghị về chất lượng hoạt động của các hội, về sự hỗ trợ của chính quyền, Ủy ban xã đối với các phong trào. “Người cao tuổi tham gia các hội nhiều, nhưng việc quan tâm về tinh thần, hỗ trợ về kinh phí hoạt động của Ủy ban xã chưa được đẩy mạnh. Cái ông muốn nói là sự quan tâm thường xuyên, chứ không phải chỉ vào

những dịp như ngày Hội người cao tuổi” (PVK 73 tuổi, nam, cán bộ, xóm 7).

Sự hỗ trợ, giúp đỡ của các hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chủ yếu là hoạt động thăm hỏi lúc ốm đau 89,6%; hỗ trợ chăm sóc lúc ốm đau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 75 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)