Người cao tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 28 - 29)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1. Người cao tuổi

Bước vào tuổi già thì người cao tuổi có những thay đổi về tâm sinh lý, mối quan hệ xã hội, việc làm, hiện tượng lão hóa xuất hiện và có nhiều bệnh tật khác nhau. những thay đổi đó khiến cho người cao tuổi gặp một số khó khăn trong cuộc sống. Có những người bước vào tuổi già nhưng vẫn hoạt động, khỏe mạnh, nhưng ngược lại có những người mặc dù chưa bước vào giai đoạn của tuổi già đã ốm yếu, bệnh tật. Vậy nên có nhiều quan niệm khác nhau về người cao tuổi.

Có rất nhiều cách gọi khác nhau về người cao tuổi như: người già, người cao niên. Có nhiều quan niệm khác nhau về độ tuổi của người cao tuổi:

Trong cuốn Từ điển Xã hội học của G.Endrweit và G.Trommsdorff trong phần xã hội học người cao tuổi hay còn gọi là lão khoa nghiên cứu những người cao tuổi trên 65, nhưng trong nhiều trường hợp những người từ 50-60 tuổi cũng được coi là đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành này.

Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International encyclopedia of sociology) phần người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra khái niệm về người cao tuổi, các tác giả có phân chia theo độ tuổi như sau: từ 65 đến 74 tuổi gọi là nhóm người cao tuổi trẻ (Young-old), từ 75 đến 84 tuổi gọi là nhóm trung cao tuổi (Middle-old) và từ 84 tuổi trở lên gọi là nhóm già (Verry-old).

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), người cao tuổi là những người từ 70 tuổi trở lên.

Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội".

Theo luật người cao tuổi (số: 39/2009/QH12, ngày 23/11/2009, người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Có nhiều quan điểm khác nhau về độ tuổi người cao tuổi. Trong luận văn tôi sử dụng khái niệm người cao tuổi theo Luật người cao tuổi, là những người từ 60 tuổi trở lên. Có nhiều người 60 tuổi trở lên vẫn hoạt động, nhưng cũng có người chưa đến 60 tuổi đã trở nên già yếu, phải xem xét trong những trường hợp cụ thể với các chỉ báo về tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)