Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 32)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết phát triển nhu cầu con người

Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX.

Sơ đồ 1.1. Tháp bậc thang nhu cầu của Maslow

Nguồn: Abraham Maslow's hierarchy of needs motivational model,

http://en.wikipedia.org/wiki/Maslow's_hierarchy_of_needs

Trong nhu cầu thứ bậc của Maslow, ông cho rằng mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó. Nếu một nhu cầu không được đáp ứng, cá

nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn. Tầng thấp nhất là nhu cầu về sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản như ăn, uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, nghỉ ngơi, an toàn...các nhu cầu làm cho con người thoải mái về cơ thể. Đây là những nhu cầu cơ bản và mạnh nhất của con người. Lên cao nữa là những nhu cầu được tôn trọng, được khẳng định mình.

Ở người cao tuổi, tất cả những nhu cầu này cần được đáp ứng. Do đặc điểm tâm sinh lý, cơ thể con người thay đổi theo thời gian và yếu dần, người cao tuổi cơ thể không còn được như lúc trước, xương dễ giòn dễ gãy, các cơ quan trong cơ thể hoạt động yếu dần nhất là hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, vì vậy cần chú trọng đến khẩu phần ăn và chế độ luyện tập của người cao tuổi để giúp họ phòng tránh bệnh tật. Họ cũng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi cũng cần được đáp ứng nhu cầu giao lưu tình cảm, cá nhân không thể tồn tại khi họ thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, cộng đồng... Người cao tuổi, nhất là những người sau khi về hưu, mối quan hệ xã hội của họ bị thu hẹp lại và nếu không được chuẩn bị trước tâm lý họ sẽ cảm thấy sốc và trầm cảm. Sau những năm cống hiến, làm việc và nuôi dạy con cháu với những kinh nghiệm, người cao tuổi mong muốn mình được tôn trọng và họ cũng không ngừng hoàn thiện bản thân, tuy tuổi đã cao những vẫn cố gắng hoàn thành những việc còn dang dở. Đối với người cao tuổi, để đáp ứng được những nhu cầu, việc làm trên thì trước tiên phải đáp ứng về chăm sóc sức khỏe. Có sức khỏe tốt, họ mới có thể làm những việc khác để tiến đến nhu cầu khác.

1.2.2. Lý thuyết hiện đại hóa của William Goode

William Goode (1963) đã nhấn mạnh đến tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung về cơ cấu gia đình và các mối quan hệ vợ chồng. Theo đó hiện đại hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến gia đình chuyển từ hình thức gia đình mở rộng, vai trò của họ hàng lớn, sang hình thức gia đình hạt nhân, sinh ít con cái đang chiếm ưu thế, người cao tuổi ngày càng sống xa con cháu, quan hệ gia đình ngày càng mang tính tình cảm và việc trợ giúp nhau trực tiếp về kinh tế ngày càng yếu. Xu hướng đô thị hóa ở nông thôn đang diễn ra nhanh chóng, nhiều giá trị bị phá vỡ. Trong bối cảnh đó, gia đình ngày càng ít có điều kiện chăm sóc người cao

tuổi, và người cao tuổi ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết chế ngoài gia đình, thị trường.

1.2.3. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parsons

Talcott Parsons (1902-1979) là nhà xã hội học người Mỹ. Ông đã đưa ra học thuyết cơ cấu xã hội nổi tiếng về những nguyên lý cấu tạo nên cấu trúc xã hội, ông cho rằng cấu trúc xã hội chi phối toàn bộ xã hội, và hành vi con người tùy thuộc nhiều đến vai trò và địa vị xã hội; học thuyết này được xem như là dòng tư tưởng chủ đạo hình thành chủ nghĩa cấu trúc trong xã hội học. Ông cho rằng "hệ thống xã hội được tạo thành từ các hành động của cá nhân”. Parsons xác định là mỗi cá nhân có mong đợi của hành động và phản ứng với hành vi của mình của người khác. Parsons đặc biệt quan tâm trong vai trò của các chuẩn mực và giá trị, nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó. Ông tập trung vào quá trình xã hội, nhờ đó mà xã hội thấm nhuần trong một triển vọng cá nhân, trong đó nó có thể cho họ để theo đuổi lợi ích riêng của họ trong khi vẫn phục vụ lợi ích của hệ thống như một toàn thể. Ông quan tâm đến vai trò chuẩn mực, nếu như trong xã hội truyền thống con người, gia đình có trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau, con cái chăm lo cho cha mẹ, thực hiện những đạo lý, chuẩn mực xã hội đặt ra, thì trong xã hội hiện nay khi mà cấu trúc gia đình thay đổi từ mô hình gia đình nhiều thế hệ chuyển sang gia đình hạt nhân, một số chức năng của gia đình không còn được duy trì như chức năng nuôi dưỡng, chăm sóc các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người cao tuổi. Điều này đã ảnh hưởng đến đời sống cũng như sức khỏe, tâm lý của người cao tuổi.

1.2.4. Thuyết vị thế vai trò (G.H.Mead)

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người trong xã hội đó. Ví dụ như cha mẹ phải thương con cái, chồng là người trụ cột trong gia đình... Mỗi cá thể có nhiều vai trò khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau.

Vai trò xã hội của mỗi cá nhân được xác định dựa vào vị thế xã hội, để làm tốt vai trò của mình mỗi cá nhân phải thực hiện những chức năng nhất định. Vai trò của gia đình được thể hiện rõ nhất trong việc chăm sóc các thành viên trong gia đình; vai trò kinh tế... hướng tiếp cận này sẽ cho thấy những sự thay đổi trong gia đình từ mô hình gia đình đến việc chăm sóc các thành viên, đặc biệt là với người cao tuổi trong gia đình. Ngoài ra, mặc dù người cao tuổi phải đối mặt với sự thay đổi về thể trạng cơ thể, sự lão hóa nhưng họ vẫn thể hiện vai trò của mình trong gia đình như tham gia lao động, giúp đỡ con cháu công việc nhà, giáo dục con cháu. Vận dụng lý thuyết vị thế vai trò vào luận văn để tìm hiểu, chứng minh vai trò của con cháu, gia đình đối với người cao tuổi trong việc chăm sóc sức khỏe.

Áp dụng những lý thuyết nêu trên, tôi xây dựng nên khung phân tích cho đề tài của mình:

Các đặc điểm nhân khẩu của người cao tuổi: độ tuổi; giới tính; đặc điểm tâm lý xã hội; sức khỏe.

Gia đình: đặc điểm nhân khẩu; mô hình gia đình; kinh tế gia đình; con cái đi làm ăn xa...

Người cao tuổi vẫn tham gia lao động.

Gia đình trong vấn đề hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các tổ chức xã hội, dịch vụ tư nhân về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Bối cảnh kinh tế-xã hội hội

Đời sống tinh thần, vật chất và sức khỏe người cao tuổi.

Biện pháp nâng cao vấn đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi

Dựa vào khung phân tích ta có thể thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi.

Bối cảnh kinh tế - xã hội là yếu tố bên ngoài tác động đến sức khỏe người cao

tuổi, bao gồm:

Môi trường tự nhiên: các yếu tố như không khí, nước ngày một ô nhiễm, khí hậu biến đổi, người cao tuổi cần biết và phòng tránh để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Kinh tế: kinh tế ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi về sức khỏe, về khẩu phần ăn uống. Người có kinh tế khả giả sẽ có điều kiện quan tâm, chăm sóc sức khỏe hơn người có kinh tế thấp.

Môi trường xã hội: sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng đến truyền thống của đất nước, việc “kính trên nhường dưới”, “đền ơn đáp nghĩa”... là truyền thống lâu đời và được những người cao tuổi rất chú trọng giáo dục con cái. Sự mâu thuẫn giữa các thế hệ, sự quên lãng truyền thống đạo đức cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe người cao tuổi.

Cộng đồng: sự giúp đỡ, quan tâm từ cộng đồng xã hội giúp người cao tuổi không còn cảm thấy cô đơn, vẫn được quan tâm chăm sóc, được tôn trọng.15

Chính sách và việc thực hiện chính sách của nhà nước: Đảng và nhà nước đã đề ra luật, thông tư, chính sách cho người cao tuổi nhằm đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi. Tuy nhiên, với sự gia tăng về dân số người cao tuổi sẽ gây những khó khăn trong việc hoạch định và thực hiện chính sách.

Yếu tố thị trường: Các dịch vụ y tế tư nhân, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngày một phát triển, tạo thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe. Gia đình có thể thuê những dịch vụ này để chăm sóc người cao tuổi, còn các thành viên dành thời gian để kiếm tiền. Việc này có thể giúp người cao tuổi được chăm sóc khoa học bởi các nhân viên y tế, nhưng cũng làm giảm mối quan hệ tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Việc chăm sóc cho người cao tuổi dần chuyển sang nhà nước.

15

Bản thân người cao tuổi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như giới tính, di truyền, lối sống, bệnh tật, sự lõa hóa, khả năng thích ứng với môi trường.

Di truyền: mỗi con người đều thừa hưởng những đặc tính từ cha mẹ và thế hệ trước nên sức khỏe tốt hay yếu cũng phụ thuộc vào gen di truyền.

Lối sống: trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, những thói quen, cách sống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe như: ăn uống không hợp lý, sử dụng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia...điều đó rất dễ dẫn đến bệnh tật như bệnh cao huyết áp, béo phì, lượng cholesterol cao...

Lão hóa: đây là một quá trình tự nhiên, xảy ra cho tất cả mọi người, cơ thể con người yếu dần, sức đề kháng giảm dễ mắc bệnh.

Bệnh tật: bệnh tật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể là khi còn trẻ hoặc khi về già, việc quan trọng là phải dự phòng, phát hiện và điều trị một cách đúng đắn.

Thích ứng với ngoại cảnh: môi trường thay đổi theo mùa, theo sự phát triển của kinh tế - xã hội, người cao tuổi phải giữ được trạng thái thăng bằng, chuẩn bị trước và biết cách bảo vệ mình, đặc biệt là tâm lý.

Mối quan hệ trong gia đình, mô hình gia đình, kinh tế gia đình tác động đến

sức khỏe người cao tuổi:

Mô hình gia đình hạt nhân ngày một phổ biến thay thế cho mô hình gia đình truyền thống. Người cao tuổi không sống cùng con cháu hoặc sống trong gia đình khuyết thế hệ ngày một gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ, tình cảm, sự chăm sóc lẫn nhau giữa con cháu và ông bà, bố mẹ, đặc biệt là người cao tuổi sống một mình.

Kinh tế gia đình là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đặc biệt là với những người cao tuổi không có thu nhập. Một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi có bệnh cần điều trị những lại không điều trị là do kinh tế.

Các yếu tố về bản thân người cao tuổi và gia đình có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, được thể hiện bằng mũi tên hai chiều. Tác động về kinh tế, thu nhập, gia đình, người cao tuổi vẫn tham gia lao động tạo thu nhập để tự lo cho bản thân. Gia đình dần sẽ không đóng vai trò chính trong việc chăm sóc người cao tuổi mà vai trò đó sẽ được chuyển sang cho nhà nước và các tổ chức xã hội. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, sức khỏe của người cao tuổi. Với những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi, cần có những biện pháp để nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đảm bảo quyền lợi, an sinh xã hội cho người cao tuổi.

Hiểu rõ những yếu tố tác động đến sức khỏe người cao tuổi để từ đó khắc phục những khó khăn, phát huy những yếu tố thuận lợi để đảm bảo sức khỏe cho người cao tuổi.

1.3.Đặc điểm tâm sinh lý ngƣời cao tuổi

Bước sang giai đoạn tuổi già, người cao tuổi có những thay đổi về tâm sinh lý:

Đặc điểm về sinh lý:

Cơ thể người cao tuổi trong giai đoạn này có những thay đổi có chiều hướng giảm xuống: tóc bạc, da có nhiều nếp nhăn, bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại ăn những thức ăn cứng và dai. Các cơ quan nghe, nhìn ngày một hoạt động kém đi cùng với sự gia tăng của tuổi tác. Các cơ quan nội tạng cũng có những thay đổi theo chiều hướng kém đi. Người cao tuổi xuất hiện những bệnh như: các bệnh tim mạch và xương khớp (nhồi máu cơ tìm, suy tim, cao huyết áp...), các bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút…), bệnh về hô hấp (cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi…), các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng( rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng…) Ngoài ra, người cao tuổi còn hay mắc các bệnh sức khỏe tâm thầm, trầm cảm.

Đặc điểm về tâm lý:

Hướng về quá khứ: người cao tuổi thường tìm về quá khứ, nhớ những việc đã xảy ra trong quá khứ, hướng về cội nguồn.

Mong muốn sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi với con cháu. Con cháu thường bận rộn với công việc, cuộc sống làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị bỏ quên, cảm thấy cô đơn.

Người cao tuổi cảm thấy bất lực: Đa số người cao tuổi vẫn còn giúp đỡ con cháu những công việc nhà, tự chăm sóc bản thân, tham gia lao đông, tham gia sinh hoạt vào các tổ chức. Nhưng cũng có một số người cao tuổi sức yếu, tuổi cao, sinh hoạt hàng ngày phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Nên người cao tuổi cảm thấy chán nản, bất lực, buồn phiền. Đặc biệt là khi có câu nói hay thái độ thiếu tế nhị, nặng lời của con cháu làm cho người cao tuổi cảm thấy tủi thân, bị coi thường, là gánh nặng của con cháu.

Người cao tuổi sợ phải đối mặt với cái chết: người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết đặc biệt là khi những công việc, tâm nguyện của họ chưa được hoàn thành. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết.16

Ở người cao tuổi xuất hiện hội chứng về hưu, khi đang tham gia hoạt động, làm việc và cống hiến, quen với đồng hồ sinh học hàng ngày nay chuyển sang giai đoạn về hưu, không làm những công việc quen thuộc đã gắn bó nhiều năm; họ cảm thấy buồn chán, trống trải, các mối quan hệ xã hội giảm dần. Điều đó gây ra sự rối loạn tâm lý, thể chất.17

Những thay đổi về tâm sinh lý làm cho một bộ phận người già thay đổi tính cách, trở nên khó tính hơn, những người trong gia đình cần hiểu và có cách ứng xử phù hợp.

1.4.Luật pháp và chính sách của Việt Nam đối với Ngƣời cao tuổi

Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống cũng như các vấn đề về sức khỏe, việc làm của người cao tuổi, những điều đó được thể hiện trong các văn

16

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) (2012), Giáo trình Công tác xã hội với người cao tuổi. 17

bản, pháp luật đã ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như tạo điều kiện cho người cao tuổi có cuộc sống tốt hơn. Sự quan tâm, tôn trọng người cao tuổi không chỉ đến ngày hôm nay mới giáo dục cho các thế hệ mà điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các văn bản từ thời dựng nước và giữ nước, nó đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ bao đời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nông thôn việt nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội ( nghiên cứu tại xã quỳnh bá, quỳnh lưu, nghệ an) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)