Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.2. Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe
Sức khỏe
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sức khỏe. theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Tuyên ngôn Alma Ata, năm 1978: “ Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có
tình trạng thái không có bệnh hay thương tật”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy sức khỏe là tổng hợp về tình trạng của cơ thể con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Sức khỏe không chỉ phản ánh tính chất cá nhân mà còn mang tính chất xã hội. Do vậy sức khỏe cũng được xem là mục tiêu, động lực của sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội.
Sức khỏe thể chất: là khả năng hoạt động cơ bắp, có sức nâng, kéo, đẩy... làm các công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, sử dụng công cụ, khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, có sự dẻo dai và khả năng chịu được những khắc nghiệt của môi trường.
Sức khoẻ tinh thần là cảm thấy có đủ khả năng tự tin, có thể đối mặt với những mức tình trạng căng thẳng ở bình thường, luôn giữ được các mỗi quan hệ một cách thoải mái, có một cuộc sống độc lập, và dễ hồi phục sau những tình huống khó khăn...
Sức khỏe xã hội: Sự hoà nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khoẻ xã hội như câu nói của Mác: "Con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hoà nhập với
mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khoẻ xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ thể chất, tinh thần và xã hội liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hoà của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người.
Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vât lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân.
Cụ thể hơn, các yếu tố chính đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:
Thu nhập và địa vị xã hội
Mạng lưới hỗ trợ xã hội
Giáo dục và biết chữ
Tình trạng việc làm
Môi trường xã hội
Môi trường vật lý
Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó
Phát triển của trẻ tốt
Sinh học và di truyền
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Giới tính
Văn hóa12
Ở người cao tuổi thể hiện rõ nhất là sự lão hóa, suy yếu các cấu trúc chức năng của cơ thể. Vì vậy, người cao tuổi cần được quan tâm tới chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thể chất.
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của con nguời. Quyền được chăm sóc sức khỏe nằm trong quyền được có mức sống thích đáng nêu ở Điều
25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (UDHR), theo đó:
“ Mọi người đều có quyền hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyền bảo hiểm trong trường
12
hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt qua khả năng đối phó của họ”13
.
Chăm sóc sức khỏe là chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, và các khiếm khuyết về thể chất và tinh thần trong con người.14
Theo Từ điển bách khoa Quốc gia “ chăm sóc là hoạt động duy trì, điều chỉnh vào lúc cần thiết để phục hồi khả năng hoạt động bình thường của cơ thể, tạo được trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần cho mỗi người dân”. Như vậy, chăm sóc sức khỏe bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần. Chăm sóc sức khỏe không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi người, mỗi gia đình.