Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Quỳnh lưu là huyện thuộc tỉnh Nghệ An, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số 279.977 (tính đến 03/4/2013); có 33 đơn vị hành chính. Xã Quỳnh Bá là xã đồng bằng, nằm gần trung tâm Huyện Quỳnh Lưu; Với tổng diện tích tự nhiên là 410,02 ha, trong đó diện tích canh tác 286,82 ha, diện tích đất 2 lúa 259,5 ha, Xã có bề dày lịch sử khoảng 588 năm. Quỳnh Bá một thời từ năm 1800- 1938 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả huyện, là Huyện lỵ trong thời gian. Quỳnh Bá có 5200 người, dân cư sống tập trung ở 8 xóm, có hệ thống tưới tiêu thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 là 12,3% với thu nhập bình quân đầu người là 14,4 triệu đồng/ người / năm, năm 2013 dự kiến mức tăng trưởng kinh tế là 15,5-16% và thu nhập bình quân đầu người là 17 triệu đồng/ người/ năm. Xã có 1.398 hộ gia đình với 5.300 nhân khẩu. Đảng bộ có 272 đảng viên, với 11 chi bộ, trong đó 8 chi bộ nông thôn và 03 chi bộ trường học; đảng viên chiếm gần 6% dân số trong đó gần 50% đảng viên cán bộ hưu trí. Ngoài các trường học Trường Mầm non, trường Tiểu học, Trường THCS Bá – Ngọc, trên địa bàn còn có trường PTTH Cù Chính Lan; Trường THCS, Tiểu học, Mầm non và trạm y tế. Trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, học sinh khá giỏi các cấp và học sinh thi đậu vào các trường Đại học, cao đẳng tỷ lệ ngày càng cao. Nhân dân Quỳnh Bá có trình độ dân trí tương đối cao, cần cù trong lao động sản xuất, nhanh nhạy, sáng tạo trong tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện, kinh tế hộ gia đình ngày càng được nâng cao. Hiện nay xã đang hoàn thiện các lộ trình về xây dựng nông thôn mới và xã đã đạt 13/19 tiêu chí. Trong nhiều năm trở lại đây, mô hình gia đình hạt nhân đã trở nên phổ biến trên địa bàn xã, người cao tuổi sống không sống cùng con cái, hoặc là tuy sống chung trong một không gian nhưng mọi sinh hoạt ăn ở đều riêng với con
cái. Tầng lớp thanh niên trên địa bàn xã hầu như đều sinh sống, học tập và làm ăn ở xa; phần lớn lớp trung niên cũng vậy, sau những dịp lễ tết và thu hoạch mùa màng họ lại đi làm ăn xa ở nơi khác, người vào Nam ra Bắc, đến cả những người phụ nữ - người thường quán xuyến những công việc trong gia đình – cũng đi làm xa để lại con cái cho ông bà nuôi. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị về khám chữa bệnh tại cơ sở y tế công và tư chưa được trang bị đầy đủ; tay nghề của đội ngũ khám chữa bệnh chưa cao, chủ yếu chỉ dừng lại ở trình độ trung cấp và cao đẳng.
Hiện tại xã có gần 700 người cao tuổi, trong đó có 102 người cao tuổi là đảng viên, số người cao tuổi còn lại họ là thương binh, bộ đội, cán bộ về hưu và phần lớn là nông dân. Xã có những câu lạc bộ như Hội người cao tuổi, hội thơ, câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ văn nghệ. Trong đó, câu lạc bộ Hội người cao tuổi có số lượng người cao tuổi tham gia nhiều nhất, một năm họp 2 lần.
Độ tuổi
Trong mẫu nghiên cứu, người cao tuổi thuộc độ tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với hai nhóm tuổi 70-79 và 80 trở lên (lần lượt là 48%; 34% và 18%). (Hình 2.1)
Hình 2.1. Tỷ lệ độ tuổi
So sánh tỷ lệ dân số nhóm 60+ với tỷ lệ dân số nhóm trẻ em (từ 0 – 14 tuổi) có sự chênh lệch đáng kể, với 48% dân số nhóm 60+ chỉ có 29,2% trẻ từ 0 – 14 tuổi. Trong nghiên cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc 2011 cho thấy tỷ số hỗ trợ tiềm
1.7 35 56.7 0 10 20 30 40 50 60
năng giảm nhanh chóng trong thời gian tới khi tốc độ tăng của dân số cao tuổi ngày càng lớn. Nếu năm 2009, cứ hơn 7 người trong độ tuổi lao động sẽ hỗ trợ 1 người cao tuổi thì đến năm 2049, tỷ số này chỉ là 2, tức là giảm hơn 3 lần [18, tr.17]. Điều này chứng tỏ, tỷ lệ phụ thuộc trẻ đã giảm, mức sinh giảm, tuổi thọ tăng thì tốc độ già hóa đang diễn ra nhanh chóng. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, cơ cấu lao động, và tỷ lệ phụ thuộc già tăng lên. Cùng với xu hướng già hóa của thế giới, của Việt Nam thì tại địa bàn nghiên cứu sự già hóa dân số đang diễn ra và ngày một gia tăng về dân số già.
Giới tính
Sự chênh lệch giới tính của người cao tuổi giữa nam và nữ được thể hiện rõ khi số tuổi tăng (Hình 2.2).
Hình 2.2. Tỷ lệ giới tính
Khi độ tuổi càng cao thì tỷ số nghiêng về nữ giới càng lớn. Nam giới người cao tuổi thường có tỷ suất chết cao hơn so với nữ giới cùng nhóm tuổi.
Già hóa dân số tại địa bàn nghiên cứu ngày một gia tăng, góp phần vào xu hướng cơ cấu dân số vàng của cả nước nói riêng và thế giới nói chung. Sự mất cân bằng giới tính ở người cao tuổi ngày một cao và đặc biệt là ở độ tuổi 70-79 và 80 tuổi trở lên. 47.5 36.5 33.3 52.5 63.5 66.7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 60-69 70-79 80+ Nam Nữ
Trình độ học vấn
Nhìn chung người cao tuổi trên địa bàn xã đều biết đọc và viết, tỷ lệ người cao tuổi không đi học hoặc chưa hết tiểu học rất ít và chủ yếu ở độ tuổi 80+ (6,7%), tuy không đi học nhưng họ vẫn biết đọc và viết vì tham gia vào phong trào “bình dân học vụ”. (Hình 2.3)
Hình 2.3. Trình độ học vấn của người cao tuổi
Ở độ tuổi 60-69 tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn ở các cấp trên nhiều hơn so với độ tuổi 70-79 và 80 trở lên. Ở độ tuổi 80+ trình độ học vấn cao đẳng và đại học thấp hơn (4,4%) so với nhóm tuổi 70 – 79 ( 7%) và ở nhóm tuổi 60 – 69 là cao nhất (12,5%). Càng về sau càng có điều kiện hơn để nâng cao trình độ học vấn. Có sự khác biệt rõ rệt về tuổi và giới tính: người càng cao tuổi, là nữ giới thì trình độ học vấn thấp hơn so với người ít tuổi và nam giới. So với nam giới, trình độ học vấn của nữ giới thấp hơn và càng lên cấp học cao hơn càng thấp hơn, trình độ đại học của nam giới là 12,6% trong khi đó nữ giới là 6,8%. Điều tra quốc gia về người
cao tuổi 2011 cũng cho thấy ở độ tuổi 60-69 tỷ lệ người cao tuổi có trình độ đại
học, cao đẳng cao hơn so với độ tuổi 70-79 và 80 trở lên (lần lượt là 3,3%; 2,2% và 1,0%). Tỷ lệ nam giới có trình độ đại học là 2,8% và nữ giới là 2,2%. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế khó khăn; gia đình đông con; phụ nữ phải chăm lo công việc trong gia đình, ít tham gia vào “đối ngoại” và đặc biệt là tư tưởng “con gái không nên học nhiều” đã phần nào làm ảnh hưởng đến việc học của nữ giới.
0% 20% 40% 60% 80% 100% 60-69 70-79 80+ Nam nữ
Đại học hoặc hơn Cao đẳng THPT THCS Tiểu học
Tình trạng hôn nhân
Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện đời sống tinh thần của người cao tuổi vì nó có thể là nguồn chia sẽ, hỗ trợ chính về tinh thần, vật chất, sự quan tâm chăm sóc khi ốm đau. (UNFPA, 2011). Phần lớn người cao tuổi trên địa bàn xã đang có vợ/chồng (70,8%) hoặc góa vợ/chồng (28,4%), tình trạng hôn nhân khác như ly thân, chưa kết hôn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nếu ở nhóm người cao tuổi 60-69 tỷ lệ góa là 5,9% thì ở nhóm người cao tuổi từ 80+ trở lên đã tăng lên rất nhiều lần 71,1%. (Hình 2.4)
Hình 2.4. Tình trạng hôn nhân
Hơn nữa, tỷ lệ phụ nữ góa chồng cao hơn tỷ lệ nam giới góa vợ và tuổi càng cao thì sự khác biệt này càng lớn. (Hình 2.5). Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được sự chênh lệch rõ rệt giữa nam giới và nữ giới về tỷ lệ góa.
0.8 0 0 93.3 62.4 26.7 5.9 37.6 71.1 0 0 2.2 0% 20% 40% 60% 80% 100% 60-69 70-79 80+
Chưa kết hôn Hiện có vợ/ chồng
Hình 2.5. Tỷ lệ góa theo giới (%)
Người cao tuổi là nữ góa nhiều hơn vì nam giới thường kết hôn với người ít tuổi hơn mình, ngoài ra nam giới sử dụng chất kích thích nhiều hơn nữ như rượu, bia, thuốc lá... điều đó đã ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của giới tính.
Tóm lại, chương 1 đã hệ thống những cơ sở lý luận, những lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm rõ những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, những đặc điểm tâm sinh lý, yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi và chính sách, pháp luật đối với người cao tuổi, đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. Chương 1 đã cung cấp lý thuyết để hiểu rõ hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi hiện nay đã và đang được xã hội quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích và cống hiến cho xã hội. Đồng thời cũng nêu lên được những đặc điểm như về độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và hôn nhân của người cao tuổi nhằm làm rõ hơn những đặc điểm của người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu, hiểu được những đặc trưng cơ bản của người cao tuổi qua đó nắm được rõ vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn nghiên cứu. 1.7 4.7 5.9 8.9 10.7 31.8 62.2 40.8 0 20 40 60 80 60-69 70-79 80+ Nam nữ Nam Nữ
Chương 2: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI Ở NÔNG THÔN TẠI XÃ QUỲNH BÁ
2.1. Đặc điểm đời sống ngƣời cao tuổi tại địa phƣơng
2.1.1. Quy mô gia đình và sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi
Gia đình có vai trò quan trọng trong việc quan tâm, chăm sóc đến các thành viên trong gia đình; thể hiện sự quan tâm, gắn bó lẫn nhau. Nếu như trước đây, gia đình truyền thống gồm 3 đến 4 thế hệ cùng chung sống với nhau thì bây giờ được thay bằng gia đình hạt nhân, chỉ có 1 đến 2 thế hệ và kiểu gia đình này ngày một phổ biến. (Hình 2.6). Người càng cao tuổi thì tỷ lệ sống trong hộ gia đình 3 thế hệ trở lên cao hơn nhóm người ít tuổi. Số người cao tuổi trong mẫu nghiên cứu sống trong gia đình 1 thế hệ chiếm 30,8% tỷ lệ này khá cao so với tỷ lệ người cao tuổi sống trong gia đình 1 thế hệ trong Điều tra quốc gia về người cao tuổi 2011 là 21,9%. Ở nhóm tuổi 60-69 đã có sự thay đổi, gia đình 1 thế hệ ngày một phổ biến 37,5%, con cái không sống chung với bố mẹ ngày một nhiều, chủ yếu trong gia đình chỉ có hai vợ chồng, đối với gia đình 2 thế hệ ở nhóm tuổi này phần lớn là sống với con chưa kết hôn hoặc sống với cháu. Điều này càng phản ánh rõ sự thay đổi trong mô hình gia đình trong quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa. Mô hình gia đình hạt nhân không chỉ có ở những cặp vợ chồng trẻ mà còn phổ biến ở người cao tuổi. Con cái lớn trưởng thành lập gia đình và ra ở riêng, hay đi làm ăn xa, không sống cũng bố mẹ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho người cao tuổi nhất là khi khi ốm đau, bệnh tật và đặc biệt là với những người cao tuổi sống một mình.
Hình 2.1. Quy mô gia đình và cơ cấu thế hệ
37.5 24.7 24.5 40.8 31.8 31.1 21.7 43.5 44.4 0% 20% 40% 60% 80% 100% 60-69 70-79 80+ 1 thế hệ 2 thế hệ 3 thế hệ trở lên
Trong sắp xếp cuộc sống, thì phần lớn người cao tuổi vẫn sống với con cháu (61,2%). Điều tra quốc gia về người cao tuổi 2011 cho thấy phần lớn người cao tuổi vẫn sống với con cháu 69,5%. Nhưng ở độ tuổi 60-69 sống với con cháu chiếm tỷ lệ ít hơn so với nhóm tuổi 70-79 và 80+. (Hình 2.7). Ở độ tuổi càng cao tỷ lệ sống cô đơn cao hơn (lần lượt là 1,7%; 4,7%; 4,4%), và tỷ lệ nữ giới sống cô đơn cao hơn nam giới vì tỷ lệ góa chồng ở nữ cao hơn nam. Đây cũng là một dấu hiệu của “nữ hóa” dân số cao tuổi ở Việt Nam. (Điều tra Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam,
2012). Tỷ lệ hộ gia đình chỉ có vợ/chồng người cao tuổi chiếm tỷ lệ khá 26,8% điều
này sẽ gây khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống người cao tuổi khi có những biến đổi về kinh tế, xã hội.
Hình 2.2. Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi
Tỷ lệ hộ gia đình khuyết thế hệ, chỉ có ông bà sống với cháu chiếm 8,0% và tỷ lệ này tăng theo độ tuổi, khi có thêm con và con cái lớn có rất nhiều khoản chi tiêu trong gia đình nên bố mẹ của các em đã di cư đi làm ăn nơi khác để lại con cái, nhà cửa cho ông bà chăm sóc và trông nom. Việc di cư đi làm ăn xa có thể sẽ cải thiện được tình hình kinh tế của gia đình, nhưng do tính chất công việc không đều đặn, lúc có việc làm lúc không nên thu nhập không ổn định. Hơn nữa, với những hộ gia đình khuyết thế hệ thì tính tổn thương rất cao vì họ là hai đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc. Giữa nam giới người cao tuổi và nữ giới cũng có sự khác nhau về sắp xếp cuộc sống, tỷ lệ nữ giới sống một mình cao hơn nam (4,1% và 1,9%) do nữ góa nhiều hơn. Nữ giới sống với con cháu nhiều hơn so với nam giới.
0% 20% 40% 60% 80% 100% 60-69 70-79 80+ Nam Nữ Khác Sống với cháu Sống với con Sống với vợ/chồng Sống một mình
Với những người không sống cùng hộ với người cao tuổi thì mức độ gặp mặt và thăm hỏi khác nhau. Mức độ gặp mặt vài lần một năm chiếm tỷ lệ cao nhất (30,4%) do những người này làm việc và sinh sống xa gia đình. (Hình 2.8). Mức độ gặp mặt thường xuyên hay vài lần một năm, hay không gặp phụ thuộc vào khoảng cách giữa gia đình cha mẹ và con cái.
Hình 2.3. Mức độ gặp mặt của những người con không sống cùng hộ người cao tuổi
Mức độ liên lạc 1 lần một tuần và tháng 1 lần chiếm tỷ lệ cao so với các mức độ khác. (Hình 2.9). Dù không gặp mặt thường xuyên nhưng những người không ở cùng luôn quan tâm đến bố mẹ, đó là truyền thống, tập quán phổ biến ở nước ta. Ngoài ra, những người không sống cùng cũng gửi tiền hoặc hiện vật về cho gia đình, bố mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ này không nhiều chiếm 10,4%, trong đó người cao tuổi từ 80+ trở lên là 17,8%; và giảm dần ở nhóm người cao tuổi 70-79 (10,6%); 7,5% ở người cao tuổi từ 60-69. Sự hỗ trợ của những người con không sống cùng là không nhiều do thu nhập không cao hoặc họ còn chi trả cho cuộc sống sinh hoạt gia đình của mình. 14% 9.2% 8.8% 16.8% 30.4% 13.6%
7.2% Hầu như hàng ngày Vài lần 1 tuần 1 lần 1 tuần 1 tháng 1 lần Vài lần 1 năm 1 năm 1 lần
Hình 2.4. Mức độ liên lạc của những người con không sống cùng người cao tuổi (ngoài gặp trực tiếp)
Gia đình hạt nhân, ít thế hệ đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người cao tuổi. Khi về già họ muốn sống cùng, muốn vui vẻ bên con cháu nhưng với sự thay đổi về mô hình gia đình, sự ảnh hưởng của kinh tế người cao tuổi không sống