Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1. Yếu tố giới
Giới là một trong những yếu tố thuộc về đặc trưng nhân khẩu học của người lao động. Nó có tác động trực tiếp đến q trình chuyển đổi việc làm của họ. Mỗi giới có những đặc điểm sinh học, có một vị trí, vai trị khác nhau trong xã hội, chi phối cách thức và mơ hình chuyển đổi việc làm của từng giới.
Trước hết, nói về cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Tuy đa số người nơng dân là gặp phải khó khăn nhưng vẫn có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Nam giới vẫn thuận lợi hơn nữ giới trong việc chuyển đổi việc làm mới. Kết quả khảo sát cho thấy có 15,2% nam giới tự cho rằng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất là thuận lợi hơn trong khi đó chỉ có 5,6% nữ giới đánh giá như vậy. Ngược lại, tỷ lệ nữ giới cho rằng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi thu hồi đất là khó khăn hơn lại chiếm một tỷ lệ rất cao (90,7%) trong khi đó nam giới chỉ có 73,9%.
“Mấy chục năm chỉ biết cấy lúa có đi ra ngồi va chạm đâu đâu nên chẳng biết tìm việc ở đâu, tìm việc gì phù hợp”
(Nữ, 40 tuổi)
“Đấy. May trước đây làm ruộng thì cũng đi làm thêm mấy công việc phụ cùng với mấy người ở làng nên giờ hết đất thì cũng quen việc rồi nên chuyển sang làm cơng việc đó là chính thơi”
Về mơ hình chuyển đổi việc làm thì cũng có sự khác biệt đáng kể về giới. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phụ nữ tiếp tục làm nông nghiệp trên diện tích đất nơng nghiệp còn lại hoặc thuê ruộng của các gia đình khác là nhiều hơn so với nam giới (nữ giới là 20,4%, nam giới là 8,7%). Và đối với những người chuyển đổi sang các cơng việc khác thì phụ nữ có xu hướng chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh, buôn bán nhiều hơn một cách đáng kể so với nam giới cụ thể tỷ lệ của nữ giới là 31,5% trong khi đó tỷ lệ nam giới là 17,4%. Cịn các cơng việc làm thuê công nhật vốn nặng nhọc và thường phải đi làm xa nhà thì tỷ lệ nam giới chuyển sang làm lại nhiều hơn nữ giới và nữ giới có làm thì cũng chỉ là những cơng việc nhẹ nhàng, gần nhà như làm thuê trong nông nghiệp, lau dọn nhà cửa, nấu cơm...(nam giới là 45,7%, nữ giới là 31,5%).
Bảng 3.1: Cơng việc chính của ngƣời dân sau khi thu hồi đất nơng nghiệp theo giới tính (%)
Cơng việc chính Nam Nữ
N % N %
Làm ruộng trên diện tích đất nơng nghiệp
không bị thu hồi 8 8,7 22 20,4
Làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp 2 2,2 2 1,9
Công nhân 2 2,2 6 5,6
Làm thuê công nhật 42 45,7 34 31,5
Kinh doanh – Buôn bán 16 17,4 34 31,5
Thương mại – Dịch vụ 16 17,4 8 7,4
Nghề khác 2 2,2 0 0,0
Chưa biết làm gì 4 4,3 2 1,9
“Sau khi Nhà nước thu hồi đất với một nửa diện tích đất cịn lại thì cơ vẫn tiếp tục cấy cày và xin thêm các phần ruộng của các gia đình khác khơng cấy nữa hoặc xuống khu đồng xấu nhiều nhà bỏ hoang mình cấy thêm cùng một công bỏ ra.”
(Nữ, 40 tuổi)
“Đàn ông sức dài vai rộng thì đi ra ngồi kiếm việc làm còn đâu những việc nhẹ nhàng, gần nhà cho phụ nữ, con cái ở nhà làm vậy. Giờ khơng có đất thì mỗi người một việc mà kiếm tiền thôi chứ biết làm sao”
(Nam, 43 tuổi)
Có thể thấy, cơ hội tìm kiếm việc làm của phụ nữ khó hơn nam giới. Khi diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi làm cho hoạt động nông nghiệp giảm dần đã làm cho vai trò của người phụ nữ trong sản xuất nơng nghiệp khơng cịn quan trọng nữa nên họ dễ trở thành những lao động dư thừa. Nhìn chung, phụ nữ có xu hướng tiếp tục cấy cày trên diện tích đất cịn lại và có xu hướng chuyển sang cơng việc kinh doanh, bn bán tức là các công việc không quá nặng nhọc và không phải đi xa. Trái lại, nam giới thường chọn những cơng việc nặng nhọc và có thể đi xa. Như vậy, yếu tố giới chính là một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến cách thức chuyển đổi việc làm của người dân. Bên cạnh sự khác biệt về mặt sinh học thì sự khác biệt về vai trị giới cũng là
một trong những ngun nhân lý giải vì sao có sự khác biệt trong cách thức chuyển đổi việc làm của hai giới. Đó là do trước khi thu hồi đất nơng nghiệp
phụ nữ nơng thơn đóng vai trị to lớn trong các hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Có thể họ khơng giữ vai trị là người chủ gia đình nhưng họ là những người tham gia trực tiếp nhiều nhất vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động nữ. Họ quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và có làm thêm cơng việc phụ thì cũng chỉ là những cơng việc nhẹ nhàng như buôn bán, làm thuê tại chính địa phương. Đồng thời, người phụ nữ vẫn đảm nhận trách nhiệm trông nom nhà cửa, nuôi dạy con cái. Điều này một phần đã tạo nên
những rào cản ngăn việc phụ nữ tham gia vào các hoạt động bên ngoài xã hội, nhất là những lĩnh vực vốn được coi là nặng nhọc chỉ phù hợp với nam giới. Và khi có sự chuyển đổi cơng việc sau khi thu hồi đất thì phụ nữ vẫn lựa chọn những cơng việc gần nhà để thuận tiện cho việc chăm sóc gia đình hơn.
“Chị cũng đi bn bán hoa quả một thời gian nhưng mà khơng thấy có lãi, nhiều lần cịn lỗ nặng vì hàng thối, dập, nát rồi là tiền vé xe, ăn uống…Nói chung là chi tiêu các khoản đó cũng hết.. Thấy vất vả quá mà đi suốt ngày con cái khơng ai chăm sóc nên chị lại bỏ. Thơi ở nhà cấy ít ruộng còn lại và cũng xin thêm ruộng của mấy nhà bỏ không cấy. Dù thu nhập cũng không nhiều nhưng mỗi vụ cũng được mấy tạ, không phải đi đâu xa.”
(Nữ, 38 tuổi)
Trong khi đó nam giới là những người có sức khỏe, là những người trụ cột gia đình thường phải bươn trải làm thêm nhiều cơng việc phụ ngồi làm ruộng để kiếm thêm thu nhập lo cơng việc cho gia đình. Chính vì vậy, nam giới đã có sự trải nghiệm các cơng việc ngồi xã hội nhiều hơn phụ nữ nên khi thu hồi đất nông nghiệp, khi họ phải chuyển đổi nghề nghiệp thì nam giới thường dễ để tiếp cận với công việc mới hơn.