Sử dụng tiền đề bù, hỗ trợ đất bị thu hồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường kiến hưng, quận hà đông, hà nội (Trang 92 - 94)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.5. Sử dụng tiền đề bù, hỗ trợ đất bị thu hồi

Việc sử dụng khoản tiền bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất nơng nghiệp cũng có tác động đến việc chuyển đổi việc làm của người dân. Nhìn chung, ở một mức độ nhất định, Nhà nước đã có chính sách đền bù tương đối thoả đáng theo giá đất thị trường. Do vậy, sau khi nhận tiền đền bù giải toả, nhiều hộ nơng dân có một khoản tiền khá lớn. Đây là nguồn vốn sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho cuộc sống của người dân nếu họ biết sử dụng nó một cách hợp lý. Khi bị thu hồi đất thì 100% các hộ gia đình đều được nhận khoản bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền mặt tức là khoản bồi thường cho diện tích đất bị thu hồi. Tuy nhiên, mỗi một người dân, một gia đình sẽ có cách sử dụng khoản tiền đó khác nhau.

Biểu đồ 3.2: Mục đích sử dụng khoản tiền hỗ trợ, bồi thƣờng đất bị thu hồi (%)

85 83 64 41 40 38 37 10 2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Xây nhà Mua sắm tài sản Chi tiêu hàng ngày Đầu tư học hành Việc khác Gửi tiết kiệm Sản xuất, kinh doanh Chữa bệnh Học nghề

Kết quả khảo sát cho thấy khi người dân nhận được khoản tiền bồi thường, hỗ trợ thì có tới 85% số người được hỏi cho rằng sử dụng khoản tiền đó để xây, sửa nhà (chiếm tỷ lệ cao nhất); tiếp theo là mua sắm tài sản, tiện nghi trong gia đình là 83% và có tới 64 % số người được hỏi đã lấy khoản tiền đó để chi tiêu hàng ngày vì sau khi thu hồi đất người dân chưa có việc làm nên chưa có thu nhập vì vậy họ phải dùng khoản tiền được bồi thường để chi

tiêu hàng ngày mặt khác tâm lý của người dân có tiền thì tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Trong khi đó tỷ lệ người dân dùng khoản tiền đó vào các cơng việc mang tính bền vững lâu dài là rất ít như đầu tư học hành cho con cái (40%), gửi tiết kiệm (38%), sản xuất, kinh doanh (37%), chữa bệnh (10%), học nghề (2%). Số liệu trên phản ánh một thực trạng là người nông dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan của việc đầu tư cho việc học nghề, đào tạo nghề.

Và khi hỏi người dân trong các mục đích sử dụng tiền bồi thường đó thì mục đích sử dụng nào được chi nhiều nhất thì kết quả cho thấy việc xây nhà được người dân lựa chọn sử dụng đầu tiên và chi nhiều nhất, tiếp theo đó là mua sắm tài sản, chi tiêu hàng ngày. Còn các hoạt động liên quan đến việc đầu tư cho chuyển đổi việc làm thì được chi rất ít thậm chí khơng được người dân chú ý.

“Sau khi nhận được khoản tiền bồi thường là nhà nhà đều đập nhà cũ đi xây

nhà mới hết, cả làng giống như một công trường xây dựng. Lúc đó vật liệu xây dựng cịn cháy và tăng giá ầm ầm”

(Nam, 58 tuổi, Bí thư – Tổ trưởng tổ dân phố)

“Có được khoản tiền bồi thường thơi thì xây lấy cái nhà cho con cái ở được sạch sẽ, thoáng mát. Tiền bồi thường đó cũng khơng nhiều xây xong nhà thì cũng chẳng cịn bao nhiêu”

(Nữ, 43 tuổi)

“Cả đời làm nơng thì cũng chẳng đủ tiền để xây nhà. Giờ có được khoản tiền đền bù của Nhà nước thì mới dám làm nhà. Thơi thì tiền của Nhà nước nên cũng cứ mạnh dạn chứ để tự mình làm thì chẳng bao giờ có khoản tiền lớn đến thế đâu. Cứ có ngơi nhà kiên cố để ở đã rồi tính tiếp”

(Nam, 42tuổi)

Như vậy có thể thấy rằng, các hộ gia đình đã sử dụng tiền đền bù để thỏa mãn những nhu cầu trước mắt, ngắn hạn, tại chỗ đó là sự cải thiện nhanh chóng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ như: xây dựng cơ bản phục vụ cho đời sống gia đình, cải thiện điều kiện sinh hoạt, thậm chí sa đà vào các tệ nạn xã hội... Tuy nhiên, người dân lại không có sự tính tốn, đầu tư cho những lợi ích lâu dài sẽ quyết định đến cuộc sống của họ sau này đó là việc có

một nghề giúp họ có thu nhập duy trì cuộc sống. Họ không biết cách biến nguồn tiền đó thành vốn đầu tư lâu dài cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống ổn định lâu dài. Hậu quả là vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh khơng những khơng tăng mà cịn có nguy cơ giảm sút, thậm chí mất hết.

Đại bộ phận người dân không biết cách sử dụng nguồn vốn đó để phát triển sản xuất các ngành nghề phi nông nghiệp, không biết sử dụng nguồn vốn này cho việc học nghề hoặc đầu tư cho con cái. Thực tế cho thấy, công tác đào tạo nghề mới chỉ thu hút được rất ít lao động trẻ ở nơng thơn tham gia và còn thấp hơn ở nhóm lao động đã có tuổi (trên 35 tuổi). Đây chính là một ngun nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, khó khăn trong việc chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất. Nhìn bề ngồi, có vẻ như đời sống của các hộ dân được đền bù đất được cải thiện rõ rệt; tuy nhiên, đằng sau sự thay đổi đó tiềm ẩn một nguy cơ rất lớn đó là khơng nghề nghiệp, khơng có thu nhập ổn định và mặt khác là tiền đề cho các tệ nạn xã hội gia tăng.

“Nhìn bề ngồi thì thấy nhà ai cũng cao, to, đẹp tưởng chừng như cuộc sống khá giả lắm nhưng ai ngờ người nơng dân giờ mới khó khăn: việc làm bếp bênh, thu nhập thấp, không ổn định, con cái ăn chơi….Tôi thấy người nông dân lúc này mới thấm được.”

(Nam. 58 tuổi, Bí thư – Tổ trưởng tổ dân phố)

Như vậy có thể thấy, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn xã hội nhưng ít người dân biết tận dụng, nắm bắt cơ hội này để cải thiện điều kiện, năng lực bản thân nhằm thay đổi sinh kế của mình. Chính lý do đó khiến cho việc chuyển đổi việc làm của người dân sau khi thu hồi đất là rất khó khăn dẫn đến cuộc sống cũng thấp hơn rất nhiều so với trước khi thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển đổi việc làm của người dân ven đô sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường kiến hưng, quận hà đông, hà nội (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)