Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Việc làm
Việc làm là một trong những vấn đề xã hội cơ bản nhất của mọi quốc gia liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển xã hội, đến việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Hội nghị thương đỉnh Copenhagen tháng 3 năm 1995 đã coi mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiến lược phát triển xã hội của các nước trên thế giới đến năm 2010.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực ngành nghề không bị pháp luật cấm, đem lại thu nhập ni sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần cho xã hội. Như vậy, để có việc làm khơng chỉ làm trong các cơ quan Nhà nước, trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà cịn ngay tại gia đình, do chính bản thân người lao động tạo ra thu nhập.
Nói chung bất cứ nghề nào, việc gì cần thiết cho xã hội, mang lại thu nhập cho người lao động và khơng bị pháp luật ngăn cắm thì là việc làm
Theo điều 13 Bộ Luật Lao động "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm".[23]
Như vậy có thể định nghĩa việc làm là một hoạt động mang lại thu nhập trong thời gian ngắn và có tính bền vững để hướng tới một nghề. Việc
làm là mối quan hệ sản xuất và có sự kết hợp giữa các cá nhân lao động kinh tế với nhau. Việc làm được thể hiện trong cơ cấu lao động, phản ánh rõ nét trong từng cơng việc mà ở đó bản thân cá nhân tham gia vào cơng việc đó. Có thể nói, việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, nhờ nó mà con người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần của mình và các thành viên trong gia đình. Đây cũng là điều kiện tất yếu để các cá
nhân tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trị và vị trí của họ trong xã hội. Việc làm chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến đổi kinh tế - xã hội. Ngày nay với sự phát triển và sự chuyên mơn hóa cao, ngày càng có nhiều cơng việc địi hỏi người lao động phải có kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn khi tham gia vào một việc làm cụ thể nào đó. Trước đây, việc làm của bản thân cá nhân thường gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Sau khi rời khỏi việc làm này thì việc tham gia thị trường lao động và mơi trường làm việc mới địi hỏi bản thân cá nhân phải hội nhập và nâng cao kỹ năng làm việc của mình. Sự thay đổi cơng việc này sang cơng việc khác coi như là một hình thức của chuyển đổi việc làm.
1.1.2. Nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp
Để hiểu rõ hơn về khái niệm việc làm thì chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm việc làm và khái niệm nghề nghiệp. Đôi khi hai khái niệm này được hiểu đồng nghĩa với nhau. Tuy nhiên khái niệm việc làm mang tính rộng hơn khái niệm nghề nghiệp.
Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp là hoạt động hướng vào mục đích
phục vụ kiếm sống. Nghề nghiệp được xem như là một hoạt động làm một việc gì đó miệt mài, lâu năm có kỹ năng và kinh nghiệm. Mặt khác có thể hiểu, nghề
nghiệp là phải có chuyên môn (được đào tạo hay tự học) về lĩnh vực mà mình đang hoạt động (G. Endruweit & G. Trommsdorff) (dịch bản tiếng Đức)[38].
Trong đề tài này chủ yếu hướng vào chuyển đổi việc làm chứ không phải chuyển đổi nghề nghiệp.
1.1.3. Vùng ven đô
Xét về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là vùng cận kề với nội thành của một thành phố, là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng của nơng thơn vừa có các hoạt động mang tính đơ thị. Vùng ven đơ khơng nằm độc lập mà nằm trong sự liên kết chặt chẽ giữa nông thôn - ven đô - đơ thị. Giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một hệ thống nhất định. Nếu như vùng
nông thôn và vùng ven đô là nơi cung cấp thường xuyên lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu, lao động cho đơ thị, thì nơi đơ thị là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và tạo cơ hội việc làm cho các dòng di dân từ nơng thơn, vùng ven. Như vậy, có thể coi khu vực ven đô là vùng đệm cho bước chuyển hóa từ nơng thơn sang thành thị, là nơi phản ánh rõ nét nhất tác động của q trình đơ thị hóa đối với nơng thơn [17]. Để có thể xếp loại một khu vực được gọi là vùng ven đô khi đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chí sau:
- Là khu vực tiếp giáp sát các quận nội thành
- Khu vực nằm chuyển tiếp giữa nội thành và ngoại thành. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số khu vực nằm trong quy hoạch là hướng phát triển chính của khơng gian thành phố, nên có thể chuyển tiếp trực tiếp giữa nội thành và các tỉnh lân cận, mà không chuyển từ nội thành sang ngoại thành.
- Khu vực cịn diện tích đất nông nghiệp tối thiểu 10-30% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Nói khác đi đây là khu vực còn nhiều đất dự trữ cho phát triển đô thị.
- Nơi diễn ra tốc độ đơ thị hóa cao nhất so với tồn thành phố [27]. Tuy tồn tại trong một hệ thống nông thôn – ven đô – đô thị, nhưng vùng ven đơ vẫn có những đặc trưng kinh tế, văn hóa, xã hội riêng của nó.
- Về kinh tế: Khác với nơng thơn, ven đô là nơi không đồng nhất về các hoạt động kinh tế vì nó bao gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị. Tỷ trọng nông nghiệp chiếm một phần nhỏ trong tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế của khu vực. Ven đô là nơi chịu tác động mạnh mẽ của quá trình đơ thị hóa, các hoạt động sản xuất nơng nghiệp bị giảm dần và có thể mất đi do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nơng nghiệp sang phi nông nghiệp và thay vào đó là các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.
Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau về mặt kinh tế của hệ thống nông thôn – ven đô – đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung
cấp thường xuyên, lâu dài lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị. Ngược lại, đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị và cung cấp hàng hóa phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp.
- Về xã hội: vùng ven đơ đó khơng thuần nhất về thành phần dân cư vì nó bao gồm nơng dân, cơng nhân, trí thức, chủ doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu, người nghèo, thậm chí cả người dân tộc thiểu số. Trình độ dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nơng thơn vì được tiếp xúc với cái hiện đại và được cung cấp thông tin thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau. Quan hệ xã hội đa chiều và phức tạp hơn so với khu vực nơng thơn, thường có những xung đột về lợi ích giữa các nhóm dân cư do có sự khác biệt về nhận thức và quyền lợi (trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh và mơi trường)
- Về văn hóa: Lối sống của cư dân ven đô là sự pha trộn giữa lối sống nông thôn và lối sống đô thị do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong đó lối sống đô thị chi phối mạnh lối sống nông thôn. Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng đô thị. Các giá trị, chuẩn mực và văn hóa cũng biến đổi theo hướng đô thị.
1.1.4. Thu hồi đất sản xuất nông nghiệp
Theo điều 4 luật đất đai năm 2003 thì thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và lợi ích an ninh quốc gia. Do đó, việc thu hồi đất là sự thỏa thuận giữa Nhà nước và cơ quan chức năng với người dân có đất trong vùng quy hoạch để đi đến sự thống nhất về giá cả bồi thường thiệt hại cho người dân và sự ủng hộ của người dân cho việc thu hồi đất của nhà nước [22].
Lý do của việc thu hồi đất: Công nghiệp hóa, đơ thị hóa là quá trình phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Trong thời đại ngày nay, cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa là con đường giúp các nước chậm phát triển rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Về thực chất, đây là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lại phân bổ dân cư theo hướng tăng nhanh số lượng dân cư sống ở khu vực thành thị và giảm mạnh số lượng dân cư sống ở khu vực nông thôn. Để làm được điều này tất yếu này, tất yếu là phải phân bổ lại các nguồn lực phát triển nền kinh tế trong đó trước hết là nguồn nhân lực, đất đai và lao động. Phải thu hồi và chuyển đổi một bộ phận đất đai, tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp sang phục vụ cho xây dựng khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung cũng như cho việc xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng và các cơng trình cơng cộng phục vụ lợi ích cơng đồng. Đồng thời chuyển một bộ phận lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp là khu vực có năng suất lao động thấp sang khu cơng nghiệp và dịch vụ là những khu vực có năng suất lao động cao và thu nhập cao.