Một số vấn đề về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Một số vấn đề về lịch sử tiếng Việt

1.2.1. Một số vấn đề về lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử văn hóa rất lâu đời, kéo dài từ thời kỳ dựng nƣớc đến giữ nƣớc, giành đƣợc độc lập, chủ quyền dân tộc. Q trình đó đã tạo nên một nền tảng văn minh, văn hóa cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc.

Trong thời kỳ dựng nƣớc, Việt Nam đã trải qua các nền văn minh, văn hóa tiêu biểu nhƣ nền văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc đã làm nên “một nền văn minh có thời tỏa sáng khắp vùng Đơng Nam Á” [27, tr.394]. Bên cạnh đó, lịch sử Việt Nam thời trung- cổ đại cịn có sự hội nhập của những nền văn minh nhƣ văn hóa Sa Huỳnh, vƣơng quốc Champa. Do ảnh hƣởng của lịch sử và địa lý, những cƣ dân này tiếp thu ảnh hƣởng của văn minh Ấn Độ khá đậm nét. Dần dần theo tiến trình của lịch sử, cƣ dân của cả

ba trung tâm Bắc, Trung, Nam hòa chung thành một dòng chảy duy nhất vào thế kỷ XVIII.

Từ giữa thế kỳ X đến cuối thế kỷ XIV, Việt Nam trải qua vƣơng triều Ngô – Đinh – Lê (907 – 1009); Triều Lý (1009 – 1225), quyết định quan trọng đầu tiên của nhà Lý (Lý Công Uẩn) là dời Kinh đô từ vùng núi Hoa Lƣ chật hẹp về Thăng Long (tên gọi mới của thành Tống Bình – Đại La thời Bắc thuộc). Và Vƣơng Triều Trần tồn tại đƣợc 174 năm (1226 – 1400)

Vào thế kỉ XV, sau khi nhà Hồ sụp đổ do cuộc xâm lƣợc của nhà Minh, Đại Việt đã rơi vào ách đô hộ của phong kiến phƣơng Bắc trong hai thập kỷ (1407 -1427). Sau khởi nghĩa Lam Sơn thành công, Lê Lợi chính thức lên ngơi hồng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt quốc hiệu là Đại Việt. Triều Hậu Lê kéo dài 361 năm (1428 – 1789), đƣợc chia làm 2 thời kỳ Lê Sơ và Lê Trung Hƣng. Thế kỷ XVI – XVIII là một giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi trong kinh tế- xã hội và đời sống chính trị. Từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, đặc điểm lịch sử nổi bật trong giai đoạn này đó là sự khủng hoảng ở Đàng Ngồi. Từ giữa thế kỷ XVIII, Đàng Ngồi lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Liên tục có các cuộc khởi nghĩa nơng dân nổ ra. Có thể thấy đƣợc đến năm 1770 các cuộc khởi nghĩa nông dân hầu nhƣ bị dập tắt, tuy nhiên nó cũng làm rung chuyển cả Đàng Ngoài. Cũng giống nhƣ ở Đàng Ngoài, đến nhũng năm 70, Đàng Trong đã ở vào đêm trƣớc của một cơn giơng bão lớn. Đó chính là phong trào nơng dân quật khởi dấy lên từ đất Tây Sơn. Sau khi Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đã giành đƣợc thắng lợi vào năm 1802, lập ra triều Nguyễn. Cho đến năm 1858, khởi đầu cho một quá trình xâm lƣợc mà kết quả là sự thất bại thảm hại của triều Nguyễn, một vƣơng triều đặt lợi ích cai trị của dịng họ lên trên quyền lợi thiêng liêng của dân tộc.Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.

Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng, miền Bắc đƣợc giải phóng, bƣớc vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.Từ năm 1954 - 1975, nhân dân ta lại tiếp tục bƣớc vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nƣớc, vƣợt qua vơ vàn những khó khăn. Thắng lợi năm 1975 đã mở ra một thời kỳ mới: Đất nƣớc hịa bình, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1976, nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời.

1.2.2. Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

Nói đến chính sách ngơn ngữ ở Việt Nam, trƣớc hết phải kể đến công lao của các vị Vua khai quốc thời Lý – Trần. Khi đất nƣớc giành đƣợc quyền độc lập, định hƣớng cơ bản về ngôn ngữ văn tự là: tiếp tục dùng tiếng Hán, chữ Hán, coi đó là nền văn tự, ngơn ngữ chính thức của nhà nƣớc.

Nhà Trần và các triều đại tiếp theo vẫn tiếp tục sự nghiệp của nhà Lý, cũng tổ chức học hành thi cử bằng chữ Hán, cũng sáng tác bằng chữ Hán. Thực tiễn lịch sử chứng tỏ rằng, định hƣớng ngôn ngữ văn tự của các triều đại Việt Nam đã khiến cho sự tiếp xúc văn hóa – ngôn ngữ Việt – Hán phát triển. Hệ quả là:

- Việt Nam đã sáng tạo ra chữ Nơm để ghi lại tiếng nói của mình

- Tiếng Việt đã tiếp thu các yếu tố Hán Việt và các yếu tố Hán Việt Việt hóa làm phong phú kho từ vựng của mình

- Hình thức cách đọc Hán Việt, một cách đọc chữ Hán của ngƣời Việt Nam. [10, tr.1- 2]. Khi hệ thống văn tự chữ Nơm đƣợc hình thành và việc sáng tác tác thơ văn bằng chữ Nôm đã trở thành phong trào thi, chủ trƣơng nâng cao vị thế của ngôn ngữ dân tộc đã xuất hiện. Tƣơng truyền, Hồ Quý Ly đã dịch Kinh Thi, Kinh Thƣ ra chữ Nôm để dạy cho các cung nữ. Điều này chứng tỏ Hồ Quý Ly đã có chủ trƣơng đƣa chữ Nơm vào lãnh vực giáo dục. Trong thời cận đại, triều đại Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã chủ trƣơng dùng tiếng Việt và chữ Nơm trong hành chính (giấy tờ của nhà nƣớc), trong giáo dục, thi cử và trong tế lễ thiêng liêng. [10, tr.2].

1.2.3. Một số vấn đề về từ mượn Hán trong tiếng Việt

Theo Nguyễn Văn Khang trong cuốn Từ ngoại lai trong tiếng Việt, các từ mƣợn Hán hoạt động trong tiếng Việt ở tất cả các cấp độ của hệ thống từ vựng tiếng Việt, tham gia vào các phong cách chức năng giao tiếp tiếng Việt. Trong quá trình sử dụng, tiếng Hán đƣợc coi nhƣ là một biến thể. Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Hán và tiếng Việt sẽ xảy ra hai trƣờng hợp, đó là sự tiếp xúc song ngữ Hán – Việt và những từ ngữ Hán nhập vào tiếng Việt trở thành một bộ phận của tiêng Việt – chúng ta gọi là từ Hán Việt.

Sự tiếp xúc này xảy ra do sự tác động của các nhân tố, bao gồm các nhân tố xã hội và các nhân tố ngơn ngữ. Nhìn một cách tổng quát, các nhân tố xã hội ngơn ngữ có tác động mạnh mẽ đến cuộc tiếp xúc này, dẫn đến sự du nhập của một số lƣợng lớn các từ Hán vào tiếng Việt.

Các nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến quá trình tiếp xúc song ngữ Hán – Việt là những nhân tố vô cùng quan trọng. Trƣớc hết là về vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia gần nhau về địa lý, với đƣờng biên giới tiếp giáp nhau hàng nghìn ki – lơ – mét. Đây là điều kiện thuận lợi cho các quan hệ giao lƣu, tiếp xúc giữa ngƣời dân hai nƣớc trong đó có ngơn ngữ. Thứ hai, về mặt chính trị - quân sự, Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ của lịch sử cũng nhƣ hiện tại ln có mối quan hệ với nhau cho dù là dƣới góc độ chính trị khác nhau và có những thăng trầm theo các giai đoạn lịch sử. Thứ ba, về mặt kinh tế, hai nƣớc ln có quan hệ với nhau. Giao lƣu kinh tế từ chính ngạch đến tiểu ngạch liên tục diễn ra với các mặt hàng Trung Quốc ln có mặt ở Việt Nam. Thứ tƣ, về mặt văn hóa – xã hội, Việt Nam cũng giống nhƣ các nƣớc ở phƣơng Đông, đã chịu ảnh hƣởng khá mạnh mẽ của nền văn minh Trung Hoa, đồng thời cũng tiếp thu nền văn hóa văn minh khác (không phải Trung Hoa nhƣ của Phƣơng tây, của Phật Giáo…) qua tiếng Hán. Vì thế lớp từ mƣợn Hán về văn hóa chiếm một vị trí quan trọng trong lớp từ chung văn hóa của tiếng Việt.

Đó là những nhân tố xã hội chủ yếu tác động đến quá trình tiếp xúc và vay mƣợn Hán – Việt, bên cạnh đó cịn có các nhân tố khác, chẳng hạn nhƣ vấn đề di dân của ngƣời Trung Quốc vào Việt Nam.

Có thể nói rằng, khơng một nhân tố xã hội nào mà không tác động đến tiếp xúc song ngữ Hán – Việt. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn các nhân tố xã hội lại tác động với mức độ khác nhau.

1.3. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

1.3.1. Về tác giả Hải Thượng Lãn Ông

Hải Thƣợng Lãn Ông - “Ông già lƣời Hải Thƣợng” là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác. Ông là con thứ bảy của tiến sĩ Lê Hữu Mƣu và bà Bùi Thị Thƣởng, là một đại danh y tài năng xuất chúng, nhà tƣ tƣởng lớn, nhà văn nổi tiếng. Ông sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh Tí (1720) tại thơn Văn Xá, xã Liêu Xá, huyện Đƣờng Hào, phủ Thƣợng Hồng, trấn Hải Dƣơng (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên). Cuộc đời Lê Hữu Trác phần nhiều gắn bó với quê mẹ ở thôn Bầu Thƣợng, xã Tình Diễm, huyện Hƣơng Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), từ năm 26 tuổi đến lúc mất.

Vốn đã mang bệnh trong ngƣời từ khi cịn trong qn đội, thêm vào đó, sau khi giải ngũ lại phải ghánh vác công việc vất vả, sơm hôm đèn sách khơng chịu nghỉ ngơi. Cho nên, 2 năm sau đó Lê Hữu Trác mắc bệnh cảm nặng, chữa mãi không khỏi. Sau nhờ lƣơng y Trần Độc, ngƣời Nghệ An là bậc lão nho, nhiệt tình chữa khỏi. Trong thời gian hơn một năm chữa bệnh cũng là thời gian rảnh rỗi của ông, ông thƣờng đọc Phùng thi cẩm nang và

hiểu đƣợc chỗ sâu xa của sách thuốc. Lê Hữu Trác đã đƣợc ông Trần Độc đem hết những hiểu biết về y học truyền cho. Về Hƣơng Sơn, ông làm nhà cạnh rừng đặt tên hiệu là “Hải Thƣợng Lãn Ông”. Biệt hiệu “Hải Thƣợng” là viết tắt hai chữ đầu của tỉnh Hải Dƣơng và phủ Thƣợng Hồng quê cha và cũng là xã Bầu Thƣợng quê mẹ. “Lãn Ông” nghĩa là “Ông lƣời”, ngụ ý lƣời

biếng, chán ghét cơng danh, tự giải phóng mình khỏi sự ràng buộc của danh lợi, của quyền thế, tự do nghiên cứu y học và thực hiện chí hƣớng mình u thích gắn bó. Đến năm 1764, tiếng tăm của ông đã nổi khắp vùng Hoan Châu. Sau mấy chục năm tận tụy với nghề nghiệp, Hải Thƣợng Lãn Ông đã nghiên cứu rất sâu lý luận Trung y qua các sách kinh điển: Nội kinh, Tam kinh, Thƣơng hàn, Kim quỹ; tìm hiểu về nên y học cổ truyền của dân tộc; kết hợp với thực tế chữa bệnh phong phú của mình, ơng hệ thống hóa tinh hoa của lý luận Đông y cùng với những sáng tạo đặc biệt qua việc áp dụng lý luận cổ điển vào điều kiện Việt Nam, đúc kết nền y hoc cổ truyền của dân tộc. Sau hơn chục năm viết lên bộ Y tôn tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển bao gồm đủ các mặt về y học: Y đức, Y lý, Y thuật, Dƣợc, Di dƣỡng.

Ngày 12 tháng giêng năm Cảnh Hƣng 43 (1782), Lê Hữu Trác nhận đƣợc lệnh chúa Trịnh Sâm triệu về kinh. Lúc này ông đã 62 tuổi, sức yếu lại quyết chí xa lánh cơng danh nhƣng do theo đuổi nghề y đã mấy chục năm mà bộ Tâm lĩnh chƣa in đƣợc, “không dám truyền thụ riêng ai, chỉ muốn đem ra công bố cho mọi ngƣời cùng biết, ơng hy vọng lần đi ra Kinh đơ có thể thực hiện việc in bộ sách. Vì vậy, ơng nhận chiếu chỉ của chúa Trịnh, rời Hƣơng Sơn lên đƣờng. Do nóng lịng trở về Hƣơng Sơn, nhân có ngƣời tiến cử một lƣơng y mới, Lê Hữu Trác liền lấy cớ ngƣời nhà ốm nặng rời kinh, ông rất vui mừng. Ngày 2 tháng 11 (năm 1782) Lãn Ông về đến Hƣơng Sơn.

Là một danh y nhƣng cũng là một nhà văn nổi tiếng nên sau khi đƣợc trở về quê hƣơng, Lê Hữu Trác đã viết lên tập Thượng Kinh ký sự. Tập ký

đƣợc hoàn thành vào năm 1783, trong tập ký ông đã mô tả quang cảnh ở Kinh đô, về cuộc sống cũng nhƣ uy quyền trong phủ chúa Trịnh. Đó là những điều mà Lê Hữu Trác mắt thấy, tai nghe trong chuyến đi đó. Tập ký ấy là một tác phẩm văn học vô cùng quý giá. Mặc dù tuổi già, công việc lại nhiều: chữa bệnh, dạy học nhƣng ông vẫn tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, viết thêm (tập Vân khí bí điển, năm 1786) để hồn chỉnh bộ Hải Thượng Y tôn Tâm lĩnh. Ông

qua đời vào ngày rằm tháng 1 năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thƣợng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Hiện nay, mộ của ông nằm ở khe nƣớc cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam. Các bài viết của ơng khơng chỉ có giá trị về y học mà cịn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

1.3.2. Về tác phẩm Thượng Kinh ký sự

Thượng Kinh ký sự là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y hoc và nhà văn

Lê Hữu Trác (biệt hiệu: Hải Thƣợng Lãn Ông). Cuốn Thượng Kinh ký sự

đƣợc viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII (1781), một thời kỳ rối loạn của triều đình phong kiến Lê Trịnh – một giai đoạn chính trị khủng hoảng trầm trọng trƣớc khi Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Thượng Kinh ký sự kể chuyện một năm Lê Hữu Trác “thƣợng Kinh”,

đáng chú ý là những trang mơ tả cảnh kinh kỳ. Có thể nói đây là những hình ảnh rất sống động mà ở thời kỳ ơng sống chƣa có nhà văn nào thực hiện đƣợc. Đó là ký sự đặc sắc và những sử liệu chính xác về sự xa hoa của phủ Chúa Trịnh. Tác phẩm đƣợc tác giả viết theo thể nhật ký, không chia chƣơng mục. Tuy nhiên, sau khi đƣợc dịch giả Phan Võ dịch, đã đƣợc phân chia và đặt tên thành 10 tiểu mục: Giã nhà lên kinh; Vào Trịnh phủ; Nhớ quê nhà; Làm thuốc và làm thơ; Đi lại với các công khanh; Tình cờ gặp người cũ; Ngâm thơ, thưởng nguyệt; Về thăm cố hương;Vào phủ Chúa chữa bệnh; Trở về quê cũ. Ngƣời đọc thời nay có thể đi theo Lê Hữu Trác trên từng trang viết để

đƣợc nhƣ là “tai nghe mắt thấy” rất nhiều chuyện, tiếp xúc với rất nhiều ngƣời, ở nhiều nơi của xã hội Việt Nam vào thời kỳ giữa thế kỷ XVIII, thời kỳ có rất nhiều biến động lịch sử… Chỉ nhìn vào những trang “ghi chép ngƣời thật, việc thật” trongThượng Kinh ký sự, ta đã thấy đó là một cây bút “hiện thực” đặc sắc. Song, với Lê Hữu Trác, một nhà thơ có tấm lịng ƣu thời mẫn

thế, có tâm hồn đa cảm thì thiên Thượng Kinh ký sự không chỉ là “hiện thực sinh động” mà hòa vào từng chi tiết hiện thực ta đều thấy tâm tƣ sâu lắng, tình cảm tinh tế mà chan chứa, thiết tha của một nhân cách lớn.

Với một tâp ký sự nhƣ vậy, nó khơng chỉ có giá trị văn học mà trong nó cịn thể hiện sâu sắc giá trị lịch sử văn hóa. Chẳng hạn nhƣ khi khảo sát, tìm hiểu địa danh chùa Quán Sứ, ở đây không chỉ đơn thuần là một cái chùa mà đằng sau nó là cả một dấu ấn lịch sử. Theo Hồng Lê nhất thống chí, vào đời vua Lê Thế Tơng các nƣớc Chiêm Thành, Ai Lao thƣờng gửi sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua dựng cho một tòa nhà gọi là Quán sứ để đón các Sứ thần đến Thăng Long. Vì các Sứ thần đều sùng đạo nên cho dựng thêm một ngôi chùa nằm trong khuôn viên Quán sứ.

1.3.3. Về bản dịch Thượng Kinh ký sựcủa Phan Võ

Thượng Kinh ký sự không chỉ là một trong tập ký sự có giá trị về mặt

văn học mà cịn có giá trị vơ cùng quan trọng về mặt lịch sử, văn hóa… Cho nên, đã có khơng ít các dịch giả khác nhau đã đi vào biên dịch cho tập ký này. Trong đó phải kể đến 3 dịch giả lớn, đó là vào năm 1924, Nguyễn Trọng Thuật dịch Thượng Kinh ký sự và cho đăng lên Nam Phong tạp chí. Năm

1974, Ứng Nhạc Vũ Văn Đình cho ra mắt bản dịch thứ hai in trong Tập san Sử Địa ở Sài Gòn. Gần 20 năm sau (1993), Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội) cho in lại bản dịch đó.Năm 1989, Nhà xuất bản Thông tin cho in Thượng Kinh ký sự do Phan Võ dịch, Bùi Kỷ duyệt lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)