Đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh trong tác phẩmThượng Kinh ký sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 50 - 62)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của các địa danh

2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh trong tác phẩmThượng Kinh ký sự

Khi phân tích đặc điểm của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự của Hải Thƣợng Lãn Ông qua bản dịch của Phan Võ, bên cạnh các đặc điểm ngữ pháp thì đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh là một trong những đặc điểm rất quan trọng. Bởi vì, mỗi một tên gọi của địa danh khơng chỉ là một chỉnh thể về ngữ âm mà còn là một chỉnh thể về ngữ nghĩa. Bên cạnh lớp vỏ ngữ âm, ngữ pháp, khi phân tích nó cịn mang trong mình ý nghĩa ngữ nghĩa sâu sắc. Về mặt ngữ nghĩa, các địa danh ấy đƣợc cấu tạo nên thể hiện dấu ấnlịch sử; cũng có thể thể hiện vị trí khơng gian, đặc điểm địa hình của đối tƣợng; hoặc cũng có thể từ mục đích sử dụng, thói quen sinh hoạt mà ngƣời ta đã đặt cho nó một cái tên… Tất cả những điều đó cho chúng ta thấy đƣợc một nền tảng giá trị văn hóa trong đó. Khi ta tìm hiểu địa danh cũng chính là ta đang tìm hiểu văn hóa – văn hóa của nơi địa danh đƣợc gọi tên.

2.2.3.1. Địa danh thể hiện địa hình, vùng đất cư trú

Địa danh chính là tên gọi của các địa hình thiên nhiên, tên gọi các cơng trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ. Cho nên, địa danh có vai trị quan trọng trong việc giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe xác định đƣợc vị trí – nơi mà địa danh đó gọi tên. Trong đó, đặc điểm về địa hình là một trong những phƣơng thức định danh rõ ràng nhất.

Với đặc điểm địa hình của nƣớc Việt Nam và đặc biệt là vùng lãnh thổ trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự, địa danh đƣợc nhắc đến bao gồm 2 phần lãnh thổ chính, đó là vùng đồng bằng và vùng núi. Những tên gọi của địa danh cũng gắn liền với các đặc điểm của địa hình. Đó chính là đồi núi, hang động hay những con sông…

Sau khi khảo sát các địa danh có trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự, chúng tôi thấy đƣợc trong bản thân tên gọi của địa danh cũng thể hiện đặc điểm địa hình, vùng đất nơi mà ngƣời dân cƣ trú nhƣ tên gọi của một số địa danh trong một số trƣờng hợp sau:

Địa danh Đặc điểm địa hình, đặc điểm về nơi cứ trú

Hƣơng Sơn 香 山

: Núi tỏa mùi hƣơng thơm

bến Thanh Trì

青池津

: Ao xanh/ao trong

khe Nƣớc Lạnh

冷水溪

: Khe nƣớc từ trong núi chảy ra, nƣớc lạnh ghê ngƣời, nên gọi là thế

đình Nghênh phong

迎風亭

: Đình đón gió

Với các ví dụ vừa nêu, chúng tơi thấy ngồi đặc điểm địa hình của vùng đất là một trong những đặc điểm quan trọng làm cơ sở để đặt tên cho một địa danh nào đó, tính chất hay đặc điểm của kiểu địa hình đó cũng đƣợc thể hiện trong địa danh đó. Trong địa danh kể trên, mỗi một địa danhlại mang dấu ấn riêng:

- Với địa danh Thanh Trì, Thanh có nghĩa là xanh, trong, đẹp; Trì có nghĩa là cái ao, cái đầm. Khi đƣợc kết hợp lại với nhau, Thanh Trì có nghĩa là ao trong/ ao xanh. Địa hình ở Thanh Trì là vùng đất thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đơng Trì. Sơng Hồng nhiều lần chuyển dịng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Nhƣ vậy, khơng chỉ có bến Thanh Trì là vùng đất trũng mà cả khu vực này đều trũng nên Thanh Trì là thành tố chính trong địa danh cho cả một khu vực (bao gồm phủ Thanh Trì, huyện Thanh Trì, tổng Thanh Trì, xã Thanh Trì và huyện Thanh Trì). Xét về khía cạnh lịch sử, từ xa xƣa, vùng đất này có tên là Long Đàm (đầm Rồng), đến thời thuộc Minh, chính quyền phong kiến phƣơng Bắc đã đổi tên kinh đô nƣớc Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm,tên gọi là

Thanh Đàm do kỵ húy vua Lê Thế Tơng (1573 – 1591) nên đổi thành Thanh Trì, tên gọi này đƣợc sử dụng cho đến ngày nay.

- Tiếp đến là địa danh Hương Sơn là núi nằm ở phái Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, “Sơn” có nghĩa là núi trong tiếng Việt, chỉ đặc điểm địa hình của vùng đất này là vùng đồ núi, cịn “Hƣơng” trong trong tiếng Hán có nghĩa là mùi thơm, hƣơng thơm trong tiếng Việt. Khi kết hợp 2 từ lại với nhau tạo thành “Hƣơng Sơn” có nghĩa là núi thơm, dùng để chỉ đặc điểm địa hình, tính chất của địa danh. Chính vì những đặc điểm địa hình, tính chất này mà “Hƣơng Sơn” cịn trở thành thành tố chính trong các địa danh nhƣ núi Hƣơng Sơn (tỉnh Hà Tĩnh), huyện Hƣơng Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) và núi Hƣơng Sơn (huyện Mỹ Đức - Hà Nội).

- Hay nhƣ để miêu tả về đặc tính của một khe nƣớc ngay từ tên gọi của địa danh, ngƣời dân nơi đã đặt cho nơi có khe nƣớc lạnh, lạnh đến ghê ngƣời là

khe Nước Lạnh. Đúng với tên gọi của nó.

- Đình Nghênh phong: đây là địa danh Hán – Việt, “nghênh” có nghĩa là

đón, “phong” có nghĩa là gió và “đình Nghênh phong có nghĩa là đình đón gió. Với tên gọi địa danh này đã gợi cho ngƣời đọc biết về địa hình đình này đƣợc đặt ở vị trí đón gió.

2.2.3.2. Địa danh thể hiện thói quen sinh hoạt

Việt Nam là một vùng đất có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ẩm với phƣơng thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Điều đó ảnh hƣởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt làng xã nông thơn Việt. Đó là nhân tố quan trọng để hình thành cách ứng xử, sinh hoạt, chi phối hoạt động của ngƣời Viêt. Từ đó, tạo nên những nét văn hóa riêng của từng nơi mà con ngƣời cƣ trú, sinh hoạt. Những nét văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng làng xã đó đã đƣợc con ngƣời ghi lại nhƣ một dấu ấn, đó là địa danh. Từ những tên

gọi của địa danh, phần nào chúng ta cũng hiểu đƣợc thói quen sinh hoạt của con ngƣời.

Một thói quen đƣợc hình thành khi ta thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tại một địa điểm nào đó, đƣợc chúng ta đã đặt tên, giống nhƣ cách mà họ giới thiệu cho mọi ngƣời biết tại nơi đó, mọi ngƣời thƣờng đến để làm gì. Những điều này chúng ta cũng có thể thấy rất rõ trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự qua một vài tên gọi của những địa danh ví dụ nhƣ:

Tên gọi địa danh Thói quen sinh hoạt

lầu Tị huyên (避喧廬) : Lầu tránh ồn ào nhà Di chân (頣真堂) : Nhà vui thú tự nhiên

Với mỗi một địa danh trên lại mô tả một cuộc sống sinh hoạt, thói quen sinh hoạt của ơng Lê Hữu Trác cũng nhƣ con ngƣời lúc bấy giờ.

Trong cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân, những hoạt động sinh sống nhƣ nghề nghiệp của ngƣời dân nơi đó làm gì cũng trở thành một trong những dấu ấn để đặt tên địa danh cho làng đó nhƣ:lầu Tị huyên: “Tị” có nghĩa là tránh, lánh xa cịn “hun” có nghĩa là huyên náo, ồn ào, ầm ĩ. Khi kết hợp 2 từ này lại với nhau tạo nên địa danh lầu Tị huyên với ý nghĩa là lầu tránh ồn ào. Hay nhƣ địa danh nhà Di chân, nếu phân tích dựa vào nghĩa của từng yếu tố, chúng ta có “Di” có nghĩa là ni dƣỡng, “chân” có nghĩa là thật, thực. Khi kết hợp hai yếu tố này lại với nhau chúng ta có thể tạm hiểu nhà Di chân với ý nghĩa là căn nhà nuôi dƣỡng thật sự, nhà vui thú tự nhiên.

2.2.3.3. Địa danh thể hiện vị trí trong khơng gian với các đối tượng khác

Địa danh phản ánh các vị trí trong khơng gian của địa danh, nhằm mục đích khu biệt với các địa danh khác về mặt khơng gian. Đó là cách cấu tạo địa

danh dựa trên một thành tố chỉ không gian (Đông, Tây, Nam, Bắc) kết hợp với một thành tố khác để khu biệt nó với thành tố đứng trƣớc và khu biệt giữa địa danh này với địa danh khác.

Địa danh thể hiện vị trí trong khơng gian ở trên là theo khơng gian của các hƣớng (đông, tây, nam, bắc). Lấy Kinh đơ Thăng Long làm vị trí chuẩn để xác định các hƣớng, các vị trí xung quanh.

- Với địa danh Sơn Tây: “Sơn” là núi, “Tây” là phía tây. Khi kết hợp 2 yếu tố lại với nhau chúng ta có địa danh “Sơn Tây” có nghĩa là vùng núi phía tây của Kinh đơ Thăng Long (nay là Hà Nội)

- Địa danh “Sơn Nam” cũng là sự kết hợp của 2 yếu tố, yếu tố thứ nhất là “Sơn” chỉ địa hình đồi núi và “Nam”chị vị trí, hƣớng phía Nam của Kinh đơ Thăng Long, khi kết hợp với nhau tạo thành địa danh với ý nghĩa là vùng núi phía nam thành Thăng Long.

Địa danh Vị trí trong khơng gian

Sơn Nam

山南

: Trấn Sơn Nam hay xứ Sơn Nam hay là vùng đất phía nam Thăng Long từ thời nhà Lê sơ đến nhà Nguyễn

Sơn Tây

山西

: Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đơ Hà Nội với toạ độ địa lý 210 vĩ bắc và 1050 kinh đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây bắc

Kinh Bắc

京北

: Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xƣa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đƣờng quốc lộ lên ải Bắc chạy qua nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng

Đông Ngạn

東岸

- Địa danh “Kinh Bắc” khác với 2 địa danh “Sơn Nam” và “Sơn Tây”, địa danh này không nằm ở vùng núi mà chỉ ở vị trí phía Bắc của Kinh đơ nên đƣợc gọi là “Kinh Bắc”.

- Còn địa danh “Đông Ngạn”, từ “Đơng” trong tiếng Hán có nghĩa là phía đơng, hƣớng phía đơng, cịn “Ngạn” chính là rừng. Kết hợp lại với nhau có địa danh “Đơng Ngạn” với ý nghĩa là khu rừng ở phía đơng.

2.2.3.4. Địa danh là những dấu ấn lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, sự tồn tại và phát triển của làng xã Việt Nam bằng nhiều con đƣờng khác nhau, cùng với q trình đó, việc bảo lƣu tên gọi của làng xã vẫn luôn đƣợc chú ý. Bảo lƣu ở đây cũng có thể là bảo lƣu bằng cách duy trì tên gọi, cũng có thể đƣợc bảo lƣu bằng cách ghi chép lại trong các văn kiện lịch sử, bảo lƣu bằng cách lƣu giữ nó qua tên gọi của các địa danh. Có rất nhiều địa danh mà qua tên gọi của nó cũng đã gọi mở cho ngƣời nghe hiểu đƣợc, biết đƣợc những sự kiện lịch sử nào đã diễn ra tại một vùng đất nào đó để hình thành nên những tên gọi đó. Trong tác phẩm Thượng

Kinh ký sự cũng có khơng ít các địa danh là những dấu tích lƣu giữ dấu ấn

lịch sử. Ví dụ nhƣ một số trƣờng hợp sau:

Địa danh Ý nghĩa là những dấu ấn lịch sử

Sông Cấm

禁江

: Tƣơng truyền rằng: vì Ngơ Quyền sau khi đóng cọc xuống lịng sơng Bạch Đằng (938) nên cấm tàu thuyền ra vào để giữ bí mật và khơng bị cọc đâm thủng.

Vân Sàng

雲床

: Có nghĩa là giƣờng mây. Tƣơng truyền Dƣơng Hậu – vợ Đinh Tiên Hoàng (đã băng hà), đặt giƣờng trên sông này ở xã Thiên Trạo, huyện n Khánh để đón tiếp Lê Hồn. Khi Lê Hồn đến, có sắc mây hiển hiện nên gọi là Vân Sàng.

Quán Sứ

使舘寺

yếu tốn này lại với nhau nghĩa của nó là nơi nghỉ trọ, nghỉ chân của các sứ giả. Chùa Quán Sứ là ngôi chùa trong khu nghỉ trọ của các sứ giả.

Theo Hoàng Lê nhất thống chí, vào đời vua Lê Thế Tông các nƣớc Chiêm Thành, Ai Lao thƣờng gửi sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua dựng cho một tòa nhà gọi là Quán sứ để đón các Sứ thần đến Thăng Long. Vì các Sứ thần đều sung đạo nên cho dựng thêm một ngôi chùa nằm trong khuôn viên Quán Sứ Chùa

Trấn Quốc

鎮國寺

: Chùa Trấn Quốclà trung tâm phật giáo của Kinh thành Thăng

Long. Nguyên là Chùa Khai Quốc, qua rất nhiều lần đổi tên, từ đời Lê Hy Tông, ngƣời dân vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc và đƣợc lƣu giữ cho đến tận ngày nay. Tại nơi đây, vua và các quan thƣờng chọn Trấn Quốc làm nơi vãn cảnh và ngự giá đến cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm nhƣ lễ, tết. Đến bây giờ, nơi đây vẫn là điểm đến của khơng ít ngƣời bởi khơng gian trầm mặc an nhiên làm ngƣời ta nhƣ buông bỏ hết mọi sân si khi đi qua cánh cửa đƣa chân đến thiền môn.

Dù đã đƣợc đổi tên nhƣng nhân dân vẫn gọi là chùa Trấn Quốc. Động

Giải Oan

解冤

: Ở đây “Giải” có nghĩa là giải phịng, “Oan” có nghĩa là oan ức, oan khuất. Khi kết hợp hai yếu tố này chúng có nghĩa là giải bỏ nỗi khổ khơng phải của mình mà mình phải chịu.

Động Giải Oan/ chùa Giải Oan - quần thể di tích chùa Hƣơng gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động chùa Hƣơng: “…sau khi đƣợc thần núi cứu từ pháp trƣờng về chùa Hƣơng, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bui trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi đƣợc Đức Phật Tổ Nhƣ Lai chỉ vào động Hƣơng Tích tu

hành… chín năm thành chính quả…”

Cửa biển Thần Phù

匾符神

: Cửa biền Thần Phù vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xƣa nằm

trên tuyến đƣờng thủy hành quân Nam tiến của ngƣời Việt nên đƣợc gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ trong dân gian và sử sách.

Cửa biển Thần Phù nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng

đất nằm ở cách bờ biển hơn 10km.

Theo Nam Ơng mơng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến của biển này gặp sóng to gió dữ, khơng đi đƣợc; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cƣờng dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đƣờng. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là “Áp Lãng Chân Nhân” (người dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là cửa biển Thần Phù. Hiện nay đền thờ và những di chứng khác vẫn cịn ở

thơn n Phần và n Lân, huyện n Mơ, tỉnh Ninh Bình.

Nhƣ vậy, địa danh là tƣ liệu đáng quan tâm của ngôn ngữ học lịch sử. Bởi vì một địa danh ra đời trong một thời điểm lịch sử nhất định. Địa danh đã trở thành “vật hóa thạch”, một “đài kỷ niệm” và là “tấm bia” bằng ngôn ngữ học độc đáo về thời đại mà nó ra đời.

2.2.3.5. Địa danh thể hiện nguyện vọng, mong muốn của con người

Tên gọi của các địa danh không chỉ thể hiện các đặc điểm về địa hình tự nhiên, về tính chất của địa hình, về vị trí khơng gian của địa hình mà cịn thể hiện những tâm tƣ nguyện vọng của con ngƣời. Địa danh còn đƣợc cấu

tạo dựa vào: thói quen sinh hoạt của con ngƣời; phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng, mong muốn của con ngƣời về một cuộc sống tốt hơn, thịnh vƣợng hơn.

Địa danh Ý nghĩa phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng

Núi Yên Tử

安子山寺

: Theo nghĩa Hán Việt, chữ n (安) có nghĩa là là an lịng, n lịng, cịn chữ Tử (子) có nghĩa là con. Khi kết hợp hai từ này có đƣợc địa danh An Tử mang ý nghĩa giúp cho những ngƣời con cảm thấy yên tâm, an lòng khi tới nơi đây.

Yên Tử là ngọn núi đƣợc rất nhiều ngƣời hành hƣơng tìm đến, khơng chỉ bởi lịng ngƣỡng mộ chốn tu hành thiêng liêng, mà cịn là nơi họ tìm lại sự bình yên thanh thản trong cõi đời vô thƣờng

Quảng Yên/ An Quảng

廣安

: Theo nghĩa Hán Việt, chữ Quảng (廣) có nghĩa là rộng lớn, chữ An (安) có nghĩa là n lịng, an lòng. Kết hợp nghĩa của hai từ này trong địa danh An Quảng/ Quảng Yên (廣安) mang ý nghĩa chung là yên ổn khắp nơi

Nghệ An

乂安

: Theo nghĩa Hán Việt, chữ Nghệ (乂)có nghĩa là cai trị đƣợc dân yên, chữ An (安)có nghĩa là làm yên lòng, an tâm. Khi ghép hai từ lại với nhau sẽ có địa danh Nghê An (乂安) mang ý nghĩa “thái bình yên ổn”

Bát Tràng

鉢場

: Bát Tràng là tên gọi một làng nghề đồ gốm đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)