Sự thay đổi giữa bản dịch và văn bản gốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 66 - 71)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.3. Sự thay đổi giữa các văn bản

3.3.1. Sự thay đổi giữa bản dịch và văn bản gốc

Theo nội dung đã đƣợc trình bày ở phần trƣớc, tác phẩm Thượng Kinh

ký sự là một tập ký sự đƣợc viết bằng chữ Hán. Tác phẩm đƣợc viết vào những năm 80 của thế kỷ XVIII (1781). Đây là giai đoạn tiếng Việt trung đại, lúc này, trên đất nƣớc ta có tiếng Việt là ngơn ngữ đƣợc ngƣời dân sử dụng hàng ngày nhƣng về mặt chữ viết, đồng thời cũng có 3 văn tự đƣợc sử dụng, đó là chữ Hán, chữ Nơm và chữ Quốc ngữ. Bản dịch Thượng Kinh ký sự của dịch giả Phan Võ đƣợc xuất bản năm 1989, Bùi Kỷ duyệt lại. Mặc dù vậy, bản dịch đƣợc dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt có lẽ đƣợc ra đời sớm hơn từ đầu thế kỷ XX.

3.3.1.1.Về cách đọc địa danh

Trong văn bản dịch của Phan Võ, có nhiều địa danh đƣợc giữ nguyên theo cách đọc Hán Việt nhƣng cũng có những trƣờng hợp, ngƣời dịch có những biến đổi nhất định.

- Trƣờng hợp thứ nhất làthay đổi thành tố chung nhƣng giữ nguyên cách đọc Hán Việt của thành tố riêng. Có nghĩa là trong văn bản dịch Thượng Kinh

ký sự của Phan Võ, thành tố chung của địa danh đƣợc thay thế bằng một từ

tƣơng đƣơng trong tiếng Việt nhƣng thành tố riêng vẫn giữ nguyên theo cách đọc Hán Việt của văn bản chữ Hán. Kết quả khảo sát chúng tơi thu đƣợc có tất cả 31 trên tổng số 103 địa danh có thành tố chung thay đổi, thành tố riêng giữ nguyên.

Ví dụ nhƣ các trƣờng hợp sau:

Văn bản của Hải Thƣợng Lãn Ông

Cách dịch của Phan Võ

Chữ Hán Cách đọc Hán – Việt

薑橋 Khƣơng kiều cầu Khƣơng Kiều

盛 烈橋 Thịnh Liệt kiều cầu Thịnh Liệt

姜亭西門 Khƣơng Đình tây

mơn cửa tây Khƣơng Đình

慶瑞宮門 Khánh Thụy cung

môn cửa cung Khánh Thụy

大興門 Đại Hƣng môn cửa Đại Hƣng

鎮武寺 Trấn Vũ tự chùa Trấn Vũ

鎮國寺 Trấn Quốc tự chùa Trấn Quốc

涇 騎社 Kinh Kị xã làng Kinh Kỵ

Trong các ví dụ trên, chúng tơi nhận thấy thành tố chung của địa danh đã đƣợc có sự thống nhất theo các quy tắc trong một số trƣờng hợp: dịch từ “kiều” thành “cầu” (Thịnh Liệt kiều → cầu Thịnh Liệt…), dịch từ “tự” thành “chùa” (Trấn Quốc tự → chùa Trấn Quốc, Từ Vân tự → chùa Từ Vân, Liên Xuyên tự → chùa Liên Xuyên…), dịch từ “môn” thành “cửa” (Khánh Thụy cung môn → cửa cung Khánh Thụy, Khương Đình tây mơn → cửa tây Khương Đình…)… Điều này thể hiện sự thống nhất trong cách dịch giữa văn

Bên cạnh những cách dịch tƣơng đối thống nhất giữa 2 văn bản, đó là cách dịch thành tố chung dựa trên sự tƣơng quan về mặt chức năng của các đơn vị hành chính. Đó là trƣờng hợp dịch thành tố chung “xã” trong văn bản gốc thành thành tố chung “làng” trong văn bản dịch (Kinh Kị xã → làng Kinh

Kỵ). Về mặt ngôn ngữ chúng đều là thành tố chung trong phức thể địa danh.

Về mặt đơn vị hành chính, làng Việt là một sản phẩm đƣợc hình thành trong quá trình định cƣ và cộng cƣ của ngƣời Việt. Làng từ một cộng đồng tụ cƣ trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội hoàn chỉnh; cƣ dân trong cộng đồng làng kiên kết với nhau trên cơ sở địa vực (gắn với một không gian xã hội cụ thể) kết hợp với quan hệ huyết thống (gia đình và dịng họ) và các quan hệ khác nhƣ quan hệ nghề nghiệp, lứa tuổi, vị thế xã hội. Cịn xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà nƣớc phong kiến ở vùng nơng thơn, có nghĩa là xã là cộng đồng dân cƣ theo tổ chức hành chính. Nhƣ vậy, làng là cộng đồng tụ cƣ dân sự, xã là chính quyền cơ sở. Cho nên, theo quan điểm của chúng tôi, cách dịch của Phan Võ tƣơng đối sát với cách đọc trong văn bản gốc, việc dịch giả sử dụng từ “làng” thể hiện rõ nét hơn đặc điểm đời sống sinh hoạt của cộng động ngƣời Việt từ thời phong kiến cho đến bây giờ.

- Trƣờng hợp thứ hai là không dịch thành tố chung nhƣng dịch thành tố riêng, trƣờng hợp có 2 trong tổng số 103 địa danh. Ví dụ nhƣ sau:

Văn bản của Hải Thƣợng Lãn Ông

Cách dịch của Phan Võ

Chữ Hán Cách đọc Hán – Việt

横亭 Hồnh đình đình Ngang

Trong bản dịch của Phan Võ, sau khi tổng hợp và phân tích kết quả các địa danh có thành tố chung giữ nguyên, thành tố riêng đƣợc dịch ra tiếng Việt chỉ có duy nhất 2 trƣờng hợp. Điều này là lý do quan trọng đầu tiên của chúng tôi khi lựa chọn khảo sát tác phẩm Thượng Kinh ký sự qua bản dịch của Phan Võ, bởi sự tôn trọng một cách gần nhƣ tuyệt tối tên gọi của địa danh trong văn bản gốc của bản dịch.

- Trƣờng hợp thứ ba là giữ nguyên cách đọc thành tố chung và thành tố riêng của địa danh nhƣng trật tự của các thành tố thay đổi. Điều này đƣợc thể hiện qua một vài địa danh sau:

Văn bản của Hải Thƣợng Lãn Ông Cách dịch của Phan Võ

Chữ Hán Cách đọc Hán – Việt

最廣亭 Tối Quảng đình đình Tối quảng

遼舍社 Liêu Xá xã xã Liêu Xá

唐豪縣 Đƣờng Hào huyện huyện Đƣờng Hào

金溪社 Kim Khê xã trạm xã Kim Khê

山西鎮 Lạng Sơn trấn thự trấn Lạng Sơn

山南社 Sơn Nam xã thị xãSơn Nam

廣安鎮 Quảng An trấn thự trấn Quảng Yên/ thự trấn An Quảng

Kết quả khảo sát địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự, chúng tôi tổng hợp đƣợc 70 trên tổng số 103 địa danh trong 2 văn bản đƣợc giữ nguyên cách đọc thành tố chung và thành tố riêng và chỉ thay đổi trật tự từ.

3.3.1.2. Về mặt ngữ pháp

Cấu trúc của địa danh thông thƣờng bao gồm 2 thành tố là thành tố chung và thành tố riêng. Trật tự từ của địa danh giữa hai thành tố này đƣợc thể hiện qua bảng mơ hình khái qt sau:

Bảng 3.1: Bảng mơ hình khái qt trật tự từ của địa danh trong tác phẩm Thượng Kinh ký sự

Văn bản Văn bản gốc của Hải

Thƣợng Lãn Ông Văn bản dịch của Phan Võ Trật tự của địa danh Thành tố riêng Thành tố chung Thành tố chung Thành tố riêng Ví dụ Nghinh Phong đình đình Nghênh Phong Hồng Mai thị chợ Hoàng Mai

Từ Vân tự chùa Từ Vân

Qua bảng mơ hình khái qt trật tự từ của địa danh trong văn bản gốc của Hải Thƣợng Lãn Ông và văn bản dịch của Phan Võ, chúng tôi thấy sự khác nhau cơ bản về trật tự của các yếu tố. Trật tự từ của địa danh trong văn bản gốc là thành tố chung thƣờng đứng sau thành tố riêng, còn trong bản dịch của Phan Võ là thành tố chung đứng trƣớc thành tố riêng. Tuy nhiêncũng có ngoại lệ, đó là thành tố chung đứng trƣớc thành tố riêng trong văn bản gốc (ví dụ: trấn Hoan Châu) và ngƣợc lại trong văn bản dịch của Phan Võ cũng có

những trƣờng hợp thành tố chung đứng sau thành tố riêng (Lạng trấn). Với những ngoại lệ này, chúng tơi chƣa có câu trả lời thỏa đáng nhƣng vì số lƣợng

các trƣờng hợp này không nhiều nên chúng tơi hi vọng sẽ có thể lý giải thêm trong các nghiên cứu tiếp theo.

Sự khác biệt về trật tự từ trong đại đa số các trƣờng hợp còn lại giữa văn bản gốc và văn bản dịch có thể dễ dàng lý giải vì văn bản gốc là văn bản chữ Hán nên là trật tự chính – phụ, cịn văn bản dịch của Phan Võ thì theo trật tự từ tiếng Việt nên trật tự đã đƣợc chuyển thành trật tự phụ - chính cho phù hợp với đặc điểm ngữ pháp của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát địa danh trong tác phẩm thượng kinh ký sựcủa hải thượng lãn ông (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)