Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã tạo nên những hình tượng nghệ thuật phục vụ tư tưởng của mình thơng qua những bà lớn như bà Án, bà Phán, bà Tuần, bà Phủ, bà Đốc… Những người phụ nữ này mang nặng tư tưởng và nếp nghĩ phong kiến cổ hủ, trở thành đối tượng đáng cơng kích, lên án, tượng trưng cho gốc rễ hủ lậu bướng bỉnh thường gây ác cảm. Họ là những đại biểu cho những nét xấu của người phụ nữ: tham lam, háo danh, hám tiền, keo kiệt, bủn xỉn, cay nghiệt… Theo tư tưởng Nho gia, “nam ngoại, nữ nội”, người đàn ơng lo đối ngoại, phó mặc mọi việc trong gia đình cho người phụ nữ. Đó là sự phân công rất rành mạch và công bằng. Thế nhưng trong thực tế, những bà mệnh phụ này khi nắm quyền lực trong tay đã lạm dụng quyền đó để mà tác oai tác quái. Mọi việc trong gia đình dù lớn dù nhỏ phải được bà đồng ý, nếu khơng thì tan cửa nát nhà. Các bà tạo ra một thứ “nữ quyền trong gia đình”. Người đàn ơng đóng vai trị rất mờ nhạt, phần lớn là nhu nhược, khơng có lập trường, là con rối cho vợ hoặc mẹ giật dây. Họ chỉ có nhiệm vụ “tuyên cái án mà người đàn bà kia đã kết” [11, tr 1067]. Các bà mới là vai chính, là “nội tướng” nên mặc sức hoành hành. Dù nắm quyền thống trị rồi, các bà thực thi cái quyền ấy rất khéo léo, khôn ngoan, xảo quyệt. Các bà chỉ đóng vai trị hậu trường để tránh tiếng xấu. Như bà Phán Trinh trong Thoát ly. Bà là người chủ trương kế hoạch
nhưng không ra mặt thực hiện để khỏi mang tiếng ác dì ghẻ con chồng. Bà mượn tay ơng Phán. Ơng Phán cịn trù trừ thì bà giở cái món võ mn đời của bà. Võ mồm. Bà gào lên,
bà thét, bà đập phá, bà đay nghiến, dằn vặt chồng suốt ngày đêm. Ơng Phán lúc đầu cịn thương con, nhưng sau muốn được yên thân và im cửa im nhà, ông đành về hùa với vợ lẽ, mắng át con vô cớ, động cái gì cũng mắng để lấy lịng vợ. Bà Phán thấy thế lấy làm sung sướng. Bà biết được điểm yếu của ông rồi nên bà càng làm già. Rồi dần dần ông Phán cũng thành ra ghét con riêng đúng theo ý muốn của bà. Người đàn bà ấy còn xảo quyệt, tinh ranh vơ cùng. Trước một việc gì đó của Hồng, bà giương đơng kích tây, xúc xiểm, khơi chuyện, nói bóng nói gió để ơng Phán nổi trận lơi đình. Ơng qt mắng con thì bà ngọt nhạt đấu dịu nhưng kì thực là đổ thêm dầu vào lửa. Việc bắt Hồng thôi học chữ để ở nhà học làm học ăn là theo chủ trương của bà. Vậy mà khi ông Phán tuyên bố quyết định đó thì bà lại làm như sốt sắng: “Chết chửa! Cậu phải để cho nó học nữa chứ, về nhà thì làm trị trống gì?” [11, tr 1068]. Trước mặt khách thì bà ngọt ngào với Hồng, như thể yêu quí Hồng lắm, khoe với khách những điều tốt đẹp của Hồng, thậm chí cịn đặt điều, dựng chuyện lên để nhằm mục đích là lấy tiếng mẹ ghẻ đối đãi tử tế với con chồng.
Không chỉ nghiệt với con chồng mà ngay với chính con trai, khi Yêm khuyên bà nên ăn ở tử tế với Hồng thì bà cũng cắt từ cắt đoạn: “Bà Phán hằm hằm nhìn con: Cả mày nữa. Mày cũng chết đi cho rảnh mắt tao. Tao khơng muốn có thằng con bất hiếu bất mục như mày!” [11, tr 1079]. Trong đôi mắt bà lúc này chỉ ánh lên cái nhìn thù hằn, ác ý khiến cho Yêm cũng phải rùng mình sợ hãi. Thật là một người đàn bà mất hết tình người. “Hổ dữ cịn khơng nỡ ăn thịt con” mà bà Phán rủa đứa con mình dứt ruột đẻ ra chết đi vì nó về phe với đối phương chống lại bà. Bà còn thù lây cả nhà bà Án, thơng gia tương lai chỉ vì họ sắp làm cho Hồng được sung sướng. Đó là sự mù quáng do tính đố kỵ, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường làm cho con người ta trở nên biến chất, thành kẻ ác, tàn nhẫn lúc nào không biết. Trong cả thiên truyện, bà Phán hiện ra là một bà dì ghẻ đáng ghét, đáng lên án ngàn lần vì sự tàn nhẫn, thiếu tình người. Dường như mọi sự độc ác, nghiệt ngã, xảo quyệt, nhẫn tâm ở những mụ dì ghẻ đều tập trung hết cả trong nhân vật bà Phán Trinh này.
Những người phụ nữ thuộc khn hình này đều mang một điểm chung là rất háo danh, hám danh. Trong xưng hô phải được tôn lên làm “bà lớn”, nếu chỉ gọi là “bà” thơi
thì họ coi “đó là một cách chọc tức ghê gớm lắm, có thể xảy ra một cuộc cãi lộn và ẩu đả nếu hai kẻ đương đầu là hai người đàn bà trẻ tuổi hung hăng” [11, tr 1097]. Bà Thơng “chỉ vì khơng kêu bà Phán Trinh là bà lớn, mà bà đã bị bà kia bắt bẻ rồi thù ghét. Hai bên vẫn cịn hiềm khích nhau, khơng đi lại chơi bời với nhau” [11, tr 1053]. Cái việc xưng hơ đó họ coi như là dấu hiệu để thiên hạ biết họ là những người thuộc tầng lớp quí phái, trưởng giả sang trọng. Với những con người này thì họ đã bị “chết tên” từ lâu, họ khơng cịn có tên riêng nữa mà thay vào đó là cái tên rất chung chung chỉ chức vị: Bà Án, bà Phán, bà Phủ, bà Đốc, bà Tuần, bà Huyện, bà Hàn….Rất hiếm khi tác giả gọi họ bằng tên cụ thể, nếu có cũng chỉ là gọi kèm theo tên chồng để dễ phân biệt như bà Phán Lợi (Đoạn tuyệt), bà Phán Hai (Nửa chừng xuân), bà Án Báo (Gia đình), bà Phán Trinh (Thốt ly)… Họ lấy làm sung sướng khi được gọi như thế. Không phải chỉ các bà lớn tuổi mới háo danh mà với những cô gái trẻ như Phụng, Nga, Thoa trong Gia đình cũng
rất mong muốn được gọi như thế. Nga về nhà bố mẹ đẻ bị thằng ở gọi gọn lỏn là cô Tú đã đùng đùng nổi giận quát mắng một trận. Ngay với chị gái được làm bà huyện, Nga cũng tỏ vẻ tức tối, khó chịu ra mặt. Mối hiềm khích ấy tích tụ ngày này qua tháng khác, chị em gặp nhau chẳng bao giờ “vồ vập vui mừng. Hai người lạnh lùng nhìn nhau, lạnh lùng chào nhau, uể oải, rời rạc nói chuyện với nhau như xưa nay chưa từng quen biết” [4, tr 447]. Tất cả chỉ vì cái danh “bà Huyện”. Nga phẫn uất, quyết tâm ép chồng đi học, đi thi ra làm quan bằng được. Bao nhiêu tâm lực nàng dồn hết vào kế hoạch này và cuối cùng đã đạt mục đích. Điều đó làm Nga thay đổi hẳn. Từ người lăng loàn, quá quắt, lắm điều, cư xử tàn tệ, hỗn xược bỗng chốc trở thành người vợ ngoan ngoãn, hết sức âu yếm, phục tòng, chiều chuộng chồng. Quả là khi người ta đạt được mục đích thì khơng gì làm người ta hài lịng hơn. Và theo quy luật tâm lí thơng thường thì khi đã hài lịng rồi thì người ta sẽ trở nên dễ ưa, dễ mến, hiền lành, tử tế. Nga ở nhà chăm lo mọi việc, cung cấp tiền ăn ở, tiêu xài cho An học hành trên Hà Nội. Vì tấm bằng nay mai Nga khơng bao giờ phàn nàn hay to tiếng. Dù trong lòng tức tối đến đâu nhưng Nga vẫn kìm nén để vui vẻ, lễ phép, dịu dàng với chồng. Thậm chí chồng có nhân tình, ăn tiêu gấp hai, ba lần và mắc cả bệnh kín nữa Nga cũng khơng tỏ thái độ gì. Bởi trong lịng Nga đương ơm ấp cái mộng lớn nhất đời nên “nàng đã quyết hi sinh hết mọi sự, cả ái tình chuyên nhất của
chồng, cả hạnh phúc gia đình, hi sinh cho một tương lai ao ước mong mỏi: An thi đậu ra làm quan” [4, tr 533]. “Nàng cho cái tri huyện của An là cái chìa khố mở hết các việc đời, cả hạnh phúc của nàng nữa” [4, tr 615]. Nàng cắn răng chịu đựng những đau khổ, lừa lọc, phụ bạc mà An gây ra cho nàng. Nàng chịu nhẫn nhục trước sự lăng loàn, chèn ép của chị gái. Thật là một sự đánh đổi quá đắt mà không phải người phụ nữ nào cũng sẵn sàng hi sinh. Chồng làm quan đã khiến nàng tiêu tốn, thiệt hại tiền của khá nhiều nhưng có hề gì vì từ nay nàng đã được gọi là bà lớn, về nhà được cha mẹ u q, khơng còn khinh thường như trước, và nhất là nàng cảm thấy đắc thắng trước vợ chồng Phụng. Điều đó làm Nga cảm thấy vơ cùng mãn nguyện. Với Nga, dường như cái chức quan kia là tất cả cuộc đời nàng. Nàng sống chỉ vì nó mà thơi.
Cũng như Nga, Phụng là người phụ nữ khơng chỉ háo danh mà cịn hám tiền. Phụng hơn Nga ở chỗ là lấy được chồng sớm xuất chính làm quan và lại biết cách ăn tiền. Bởi thế nên Phụng rất hợm hĩnh. Khi về nhà cha mẹ đẻ nàng cũng vẫn mang cái hách dịch ở chốn nha môn, khinh khỉnh, chành choẹ với em gái. Phụng tự hào được làm bà huyện nên rất lên mặt với các em có chồng chỉ đỗ tú tài. Thế nên khi chồng Nga đi học, “Phụng nghe như tiếng sét đánh ngang tai” [4, tr 616]. Nàng vẫn nuôi hi vọng An thất bại. Mỗi tin lên lớp, đỗ đầu của An làm Phụng khổ sở và đến khi An học xong, ra làm tri huyện thì Phụng khổ sở quá đến nỗi phát khóc, bỏ cơm, nằm trốn trong phịng ngủ. Sự đố kị với em gái giờ trở thành lòng căm tức, thù ghét như hai kẻ kèn cựa để tranh nhau một miếng mồi. Có thể nói cái tính háo danh đã làm con người ta mất đi nhân cách. Vì cái danh bà huyện, bà quan mà họ sẵn sàng đạp lên trên mọi thứ, kể cả tình máu mủ ruột thịt. Ơng cha ta đã từng khuyên con cháu: Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc khó khăn
đỡ đần. Vậy mà ở đây, giữa hai chị em gái lại luôn tồn tại sự xích mích căng thẳng khơng thể điều hồ nổi chỉ vì cái danh hão. Khơng chỉ có thế, Phụng cịn chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ vì cái gia tài khá lớn, chỉ yêu cầu cấm không được bén mảng tới phủ và phải ở riêng ngoài Hà Nội. Với Phụng, tiền bạc, danh vị mới là quan trọng nhất, hơn hết thảy mọi thứ trên đời.
Cái danh không chỉ làm con người ta trở nên mù quáng, mất hết lịng tự trọng và đánh đổi cả tình ruột thịt thiêng liêng mà còn làm cho con người ta trở nên đê hèn, dám
chối bỏ những thứ q giá nhất của người phụ nữ là gia đình và những đứa con. Thoa lấy chồng làm tham tá lục sự hàng đầu tỉnh, được làm bà Phán đầu tồ nhưng nàng khơng vừa ý vì cái niềm ao ước của nàng là được làm bà quan. Dù chồng giàu có, hết mực yêu chiều nhưng Thoa vẫn coi đó là cuộc sống miễn cưỡng, bất mãn. Nàng chán chồng, chán con. Cái mộng làm bà Huyện thiêu đốt tâm can Thoa, “mỗi ngày một ăn sâu bám rễ vào tâm hồn nàng rồi trở nên một ý định này đêm ám ảnh cho đến khi nàng không thể sống nổi cái đời tầm thường đang sống” [4, tr 660] nên nàng tìm mọi cách “gợi ý” với các ông tri huyện trẻ tuổi. Nhưng chẳng ai hiểu ý Thoa, duy chỉ có Viết. Sự mong mỏi của Thoa đã được đền đáp và nàng sung sướng nghĩ đủ mọi mưu mẹo để ly dị chồng, để được làm vợ lẽ của Viết. Nhưng cái lòng tham của người đàn bà thật vơ đáy. Vì khơng được bén mảng đến phủ, khơng được “đường hồng làm bà lớn, sống hách dịch với chồng ở chốn phủ nha” [4, tr 662] nên Thoa chưa thoả mãn, nàng còn nhiều lần ngỏ ý muốn Phụng về quê để cho mình nàng ở phủ với Viết, và sẽ biếu vợ cả một vạn bạc để tạ ơn. Thật trơ trẽn đến thế là cùng. Thật ghê tởm thay một người đàn bà như Thoa, vì cái mộng được lấy chồng tri huyện, được làm bà quan mà nhân cách, đạo đức của Thoa suy đồi, xuống cấp trầm trọng đến mức vô liêm sỉ.
Có thể thấy rằng những nhân vật như Nga, Phụng, Thoa, bà Án trong Gia đình đều là những phụ nữ háo danh đến mức mù quáng, đáng phê phán. Vì cái danh mà họ hi sinh hết thảy, kể cả những gì thiêng liêng nhất, q giá nhất, kể cả nhân phẩm, danh dự của bản thân. Khái Hưng đã xây dựng nên những nhân vật này thật sống động để minh chứng cho mẫu những người phụ nữ trong xã hội cũ đáng lên án. Họ là sản phẩm của một nền giáo dục coi trọng cái danh vị, chức tước. Xã hội phong kiến dạy người ta rằng quan là phụ mẫu, là cha mẹ của dân. Được làm quan là được ăn trên ngồi chốc, được cung phụng, kính nể, và “cả họ được nhờ”. Từ cái tư tưởng ấy nên người ta mong muốn được làm quan, mua danh bán tước để được hưởng những đặc quyền đặc lợi. Nhà văn xây dựng lên những hình tượng người phụ nữ háo danh như vậy là nhằm mục đích tấn cơng vào hệ tư tưởng, quan điểm cổ hủ hẹp hòi ấy. Nếu như khơng có những đặc ân mà xã hội dành cho quan trường thì có lẽ những người đàn bà kia sẽ khơng trở thành cực đoan đánh mất cả nhân cách, phẩm giá của mình như thế.
Với bản thân thì vậy, cịn khi chọn vợ gả chồng cho con, họ cũng mong muốn được gả vào chốn quan trường. Bà Ba đã mang miếng mồi thừa tự để đi kén rể, để con gái
được vào nơi “danh giá”, để được làm bà lớn nay mai. Bà rất hài lòng mãn nguyện lựa chọn được cậu con rể nhà quan huyện, học hành đỗ đạt chẳng bao lâu nữa sẽ xuất chính. Con gái bà sẽ được làm bà huyện, bà phủ khi tuổi đời còn rất trẻ. Bà lấy làm tự hào được thông gia với chỗ môn đăng hộ đối mà khơng tìm hiểu kĩ xem, cậu con rể q hố kia thực chất chỉ là kẻ đào mỏ chuyên nghiệp. Bà mẹ chồng tương lai cũng ôm ấp cái mộng có được món tài sản hồi mơn kha khá của con dâu. Thế nên họ ra sức lừa lọc nhau, làm hài lòng nhau để đạt được mục đích bẩn thỉu ở bên trong. Họ nghĩ rằng được gửi thân vào nhà quan thì sẽ được sung sướng, danh giá cho nên không cần quan tâm đến chuyện tình cảm, tiêu chí đầu tiên họ đưa ra để lấy vợ lấy chồng là phải hợp ý cha mẹ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Gia đình nào cũng vậy. Tư tưởng đó đã gây lên khơng ít bi kịch gia đình. Bà Án trong Nửa chừng xuân nhẫn tâm đuổi Mai đi khi đang mang cốt nhục
của nhà bà vì bà muốn Lộc lấy con gái quan Tuần. Điều đó có lợi cho sự tiến thân của Lộc sau này và làm danh giá cho gia đình bà. Bà quyết tâm phá vỡ cuộc hôn nhân đẹp đẽ của con trai chỉ vì Mai là con nhà “hạ lưu khơng đáng làm vợ một quan Tham tá” [10, tr 184]. Cái lý bà đưa ra để ép buộc Lộc là: “Mày khơng bằng lịng nhưng tao bằng lịng. Mày phải biết lấy vợ gả chồng phải tìm chỗ mơn đăng hộ đối, chứ mày định bắt tao thông gia với bọn nhà quê à? Với bọn cùng đinh à? Mày làm mất thể diện tao, mất danh giá tổ tiên, mày là một thằng con bất hiếu” [10, tr 185]. Bà Án trong Gia đình cũng chọn lựa kĩ càng để gả con gái yêu của mình. Chỉ vì nhà Hạc, mẹ thì bỏ chồng, bố thì lấy vợ tây nên dù là con ơng tham Tồn, cùng học với ông Án ngày nhỏ cũng khơng làm bà hài lịng. Bà Án, bà Nghè trong Lạnh lùng cũng hứa hẹn gả con cho nhau vì hai gia đình
mơn đăng hộ đối, là nhà gia giáo nhất trong làng.
Tư tưởng này cũng làm cho cuộc đời của Loan, cô Cả Đạm, cô Minh Nguyệt trong
Đoạn tuyệt khổ sở cả một đời. “Cô cả năm mười sáu tuổi bị cha mẹ ép gả cô cho một
ơng chánh Tổng giàu có ở nhà q, chồng cơ chẳng ra hồn người nhưng cha mẹ cơ cần gì sự đó miễn nhà giàu là được” [17, tr 183]. Họ những tưởng gửi con vào chỗ thơm tho, ai