Người phụ nữ “mới” nạn nhân của xã hội phong kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 53 - 57)

Hình tượng những người phụ nữ “mới”

2.2.2. Người phụ nữ “mới” nạn nhân của xã hội phong kiến.

Xét ở khía cạnh trực tiếp thì họ là những cơ gái trẻ bị đè nén, bị chà đạp, bị giày vị, bị đối xử bất cơng… khơng được tự do đến với tình u, khơng được lấy người mình u, khơng được hưởng hạnh phúc gia đình….Họ ln phải chịu sự áp chế của mẹ chồng, của dì ghẻ, thậm chí của cả những đứa em chồng. Đó là những cơ gái như Mai (Nửa chừng xuân), Loan, Cả Đạm, Minh Nguyệt, Lệ Hồng (Đoạn tuyệt), Hồng (Thoát

ly), Trâm (Nắng thu), Lan (Hồn bướm mơ tiên), Nhung (Lạnh lùng), Tuyết (Đời mưa gió)….

Những qui định hà khắc của lễ giáo phong kiến đã làm cho cuộc đời Mai (Nửa

chừng xuân) rẽ sang một bước ngoặt khác. Chỉ vì bà Án mang nặng tư tưởng phong kiến

môn đăng hộ đối nên Mai không được bà chấp nhận cho làm dâu. Cuộc đời Mai lúc này tưởng như là một tấn bi kịch chồng chất bi kịch. Không những Mai không được sống n ổn, mà cịn khơng được hưởng hạnh phúc suốt đời, phải một mình sinh con, bươn chải kiếm sống nuôi bản thân, nuôi con và em trai đang học. Có thể nói Mai là nạn nhân điển hình nhất của hệ thống lễ giáo phong kiến bảo thủ, hẹp hòi đẩy con người ta vào bước đường cùng. Nếu như khơng có bản lĩnh và nghị lực thì có lẽ Mai sẽ khơng thể vượt qua được những khó khăn thử thách lớn lao nặng nề như vậy được.

Một nạn nhân nữa của lễ giáo phong kiến đó là Loan (Đoạn tuyệt). Loan lấy chồng khơng phải vì tình u mà vì cha mẹ ép buộc. Người chồng Loan trái ngược hẳn với hình

ảnh Dũng, người cơ u. Chỉ điều đó thơi cũng đã đủ tạo nên bi kịch cho cuộc đời của một người con gái. Cuộc hơn nhân khơng tình u ấy làm cho Loan chán ngán, Thân lại là người nhu nhược, nhất nhất nghe lời mẹ, lãnh đạm, chỉ xem vợ là cái “máy đẻ”. Những tháng ngày sống ở nhà chồng khơng khác gì sống ở nơi địa ngục, Loan bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Cả gia đình nhà chồng đều ở phe đối chọi với Loan. Từng lời ăn tiếng nói, hành động của Loan đều có thể trở thành cái cớ để họ chì chiết, nhiếc móc Loan. Khơng một ai trong gia đình đó thơng cảm với Loan, ngoại trừ đứa gái ở duy nhất tên là Bình. Sống lâu trong cái địa ngục trần gian đó, dần dần Loan trở thành người vơ cảm, chỉ biết có cơng việc, việc nọ nối tiếp việc kia cho qua ngày. Loan đã không được làm dâu, làm vợ theo đúng nghĩa mà nàng còn bị tước đi quyền làm mẹ nữa. Loan đã mất hết niềm hạnh phúc của một người phụ nữ, sống mà như chỉ tồn tại vậy thôi.

Lễ giáo phong kiến đã trói buộc người phụ nữ vào trong khn cửa của gia đình. Khi nhỏ ở nhà phải vâng lời cha mẹ, lấy chồng phải theo phận nhà chồng. Chồng qua đời thì cũng vẫn phải phụng sự nhà chồng, thờ chồng nuôi con mới được người đời khen ngợi. Cái phép tắc đó đã buộc người phụ nữ chẳng may bị goá chồng sớm phải khép mình trong vịng khăn tang. Họ khơng được phép đi chơi như chúng bạn, không được ăn mặc rực rỡ, khơng được giao tiếp, trị chuyện niềm nở với người ngoài, nhất là với người khác giới chứ đừng nói chuyện là có tình cảm. Một cơ gái xinh đẹp, trẻ trung, đang ở độ tuổi hai mươi phơi phới như Nhung (Lạnh lùng) đành cam chịu cuộc sống cô đơn, lẻ bóng, ủ dột của người quả phụ. Nàng lấy chồng cũng là do cha mẹ sắp xếp. Cuộc sống ái ân được vài ba năm thì chồng Nhung đột ngột qua đời, để lại cho nàng đứa con thơ. Bắt một thiếu phụ trẻ đẹp đang độ xuân sắc phải thủ tiết thờ chồng như thế quả là một sự nhẫn tâm, vô nhân đạo. Vừa mới chớm bước vào đời, “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, trước mắt nàng hiện ra chuỗi ngày sống trong sự gố bụa, cơ đơn cho tới hết đời. Nhung không được quyền biết đến hạnh phúc nữa. Cuộc đời nàng sẽ là phải phụng sự nhà chồng, thờ chồng nuôi con. Lễ giáo phong kiến đề cao những con người như thế, biểu dương và tôn vinh họ qua tấm bảng Tiết hạnh khả phong. Sẽ hoàn toàn là hợp lý và đáng được đề cao nếu như sự thủ tiết đó là do bản thân người phụ nữ muốn vậy. Và sẽ trở thành bi kịch nếu như họ muốn đến với hạnh phúc cá nhân, đến với tình yêu và cuộc

sống gia đình thực sự. Nhung nằm trong trường hợp thứ hai. Nàng yêu Nghĩa nhưng khơng dám bước qua vịng kiềm toả của lễ giáo phong kiến nên đành chấp nhận cuộc sống lừa dối hai mặt. Một đằng nàng vẫn tỏ ra là người phụ nữ đoan chính, giữ gìn tiếng thơm và truyền thống của gia đình. Một đằng nàng lại đi lại thậm thụt với Nghĩa để thoả mãn trái tim yêu. Cuộc sống của Nhung lúc này sống vì hai phương diện. Cho gia đình và cho bản thân. Nhưng cái đau khổ là hai phương diện này lại khơng trùng khít mà là hai thái cực ngược chiều nhau. Nhung chỉ được chọn một trong hai thứ đó. Nếu muốn sống để được mọi người kính nể, giữ trọn tiếng thơm cho gia đình chồng, cho cha mẹ đẻ thì phải hi sinh ái tình cá nhân và ngược lại. Nhung không đủ dũng cảm để đối mặt với xã hội, đánh đổ cái danh tiếng kia nên nàng phải lựa chọn cách sống lừa dối tất cả mọi người, đi ngang về tắt với Nghĩa. Đó là cách sống tiêu cực, bấp bênh, không biết rồi ngày mai sẽ ra sao nếu như sự việc vỡ lở ra.

Một nạn nhân khác của tư tưởng phong kiến môn đăng hộ đối, ép duyên đó là Lan (Hồn bướm mơ tiên). Cha mẹ mất sớm, nàng phải ở với chú, bị chú ép gả cho nhà phú quý. Lan không thể chấp nhận cuộc hôn nhân gượng ép ấy nên đã bỏ nhà trốn đi, cải trang thành trai đi tu ở chùa Long Giáng. Chỉ vì sự ép dun thế mà một cơ gái xinh đẹp vốn con nhà dịng dõi, bẩm tính thơng minh phải sống kiếp tu hành khổ hạnh, cả đời chỉ biết đến màu áo mầu ni, ăn uống kham khổ, đạm bạc, xa rời cuộc sống trần tục. Lan phải ép mình trong hình dáng một người con trai, khơng được sống như một người phụ nữ bình thường. Mọi hành động, lời nói của Lan phải tỏ ra là một đấng nam nhi mạnh mẽ. Lan chẳng cịn là chính mình nữa. Cơ phải sống trong vỏ bọc của người khác. Cái tên cúng cơm: cô Thi, cha mẹ đặt cho cũng khơng cịn tồn tại, bây giờ chỉ cịn là chú tiểu Lan thông minh, hoạt bát, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Lần đầu cô biết đến cảm xúc rung động trước người khác phái thì lại khơng được phép. Trớ trêu thay lí trí lại khơng thể điều khiển được tình cảm con người. Đây chính là bi kịch của Lan. Ngọc đã nhận xét rằng: “Tôi cũng đáng thương nhưng chú cịn đáng thương hơn gấp trăm, gấp nghìn lần. Linh hồn của chú bị ái tình và tơn giáo hai bên lơi kéo, mà lạy trời lạy Phật, hai cái mãnh lực ấy lại tương đương nên tâm trí chú càng bị thắt chặt vào hai tròng” [10, tr 97].

Cái tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy còn đẩy Tuyết rơi vào sống cảnh Đời mưa gió. Cha mẹ cơ tham giàu, bắt cơ bỏ học về lấy chồng. Nhà chồng Tuyết chỉ được

cái giàu sang, cịn lại đối xử với con dâu khơng khác gì con ở, chồng lại trẻ con, ăn chơi, nhu nhược. Cuộc hôn nhân ép uổng như thế làm cho đời Tuyết trở thành bi kịch. Cho đến khi không thể chịu đựng được nữa, Tuyết bỏ chồng, bỏ con ra đi dấn thân vào đời mưa gió “khơng tình, khơng cảm, chỉ coi lạc thú là vị thuốc trường sinh ở đời” [7, tr 425]. Tuyết trở thành gái giang hồ, bị mọi người coi khinh, rẻ rúng, sống nhờ vào đồng tiền của những tình nhân. Khi cịn nhan sắc, Tuyết còn được sung sướng. Nhưng cuộc sống ăn chơi truỵ lạc ấy nhanh chóng làm phai phơi đi vẻ đẹp thanh xuân. Một ngày kia Tuyết trở nên tàn tạ thì những tình nhân vốn say mê Tuyết cũng ruồng bỏ nàng, để mặc nàng ốm đau, bệnh tật, đói rét, bơ vơ. Cuộc đời Tuyết càng ngày càng trượt dài xuống vũng bùn nhơ. Nếu như Tuyết không bị ép gả, Tuyết được sống vui vẻ, hạnh phúc trong gia đình chồng thì có lẽ đời cơ đã khơng trở thành bỏ đi như vậy.

Nhân vật Hồng trong Thoát ly lại là nạn nhân trực tiếp của chế độ đa thê. Hồng bị mẹ ghẻ hành hạ, áp chế đủ đường. Hồng không thể sống yên ổn với bà. Cơ vùng vẫy tìm mọi cách thốt ra nhưng càng cố thì lại càng bị chìm sâu hơn. Hồng chịu nhịn, hạ mình để muốn cải thiện tình hình thì bị cho là láo, là khiêu khích bà. Giữa mẹ ghẻ và con chồng ấy không thể cùng đội trời chung, sống dưới một mái nhà được mà phải triệt tiêu nhau một cách tàn khốc. Trong cuộc chiến này, Hồng là người phải lãnh hậu quả nặng nề nhất. Cô không được hưởng hạnh phúc, khơng được biết đến tình u hay được trải qua phút giây ấm áp của khơng khí gia đình hồ thuận cha mẹ, con cái, anh chị em yêu thương nhau. Cơ phải kết thúc cuộc đời khi cịn rất trẻ trong bệnh tật, ốm đau. Chính cái chế độ đa thê đã gây nên bi kịch cho cuộc đời của Hồng, làm cho Hồng chẳng thể sống yên ổn như một người thiếu nữ bình thường khác.

Những cơ gái như Loan, Hồng, Tuyết… là nạn nhân trực tiếp của lễ giáo phong kiến và cuộc đời của họ đều là chuỗi bi kịch. Bởi lẽ rằng họ khơng bó tay chấp nhận cuộc sống mà luân lí hà khắc đó đã đặt ra. Họ được đi học tiếng Pháp, có điều kiện tiếp xúc với nền văn minh phương Tây với những tư tưởng hết sức mới mẻ trái ngược với quan điểm truyền thống. Họ đã biết mơ ước và ý thức về quyền sống, quyền hạnh phúc

của mình. Xã hội bắt họ phục tùng trong khi tâm trí họ muốn thốt ly, thay đổi. Càng ý thức được về cuộc sống cá nhân, họ càng vùng vẫy muốn thoát ra. Và chính điều này gây nên bi kịch cuộc đời cho tất thảy các cô gái mới. Càng học nhiều, biết nhiều càng thấy cái vơ lí vơ nhân của tư tưởng phong kiến càng làm cho họ cảm thấy bất bình. Như một qui luật tâm lí thơng thường, người ta biết được cái vơ lý thì người ta mới thấy khơng thoả mãn, mới thấy đau khổ mà thơi. Cịn nếu như khơng ý thức được, thì người ta lại cảm thấy bình thường như lẽ tự nhiên tất yếu là vậy. Như nhân vật Tuất, Cả Đạm (Đoạn

tuyệt), Phụng, Nga, Thoa (Gia đình), vợ Lộc (Nửa chừng xuân), Hiền (Đôi bạn), Trâm (Nắng thu)…sẽ khơng nghĩ mình là nạn nhân của chế độ bởi vì họ chấp nhận những điều

vơ lí ấy. Tuất phải hạ mình, đánh mất cả tư cách và nhân phẩm để lạy chồng và người vợ cả mà vẫn cảm thấy sung sướng, tự hào vì được làm dâu nhà giàu. Tuất là nạn nhân của chế độ đa thê, trở thành người “hầu như khơng có phẩm giá của một con người” [17, tr 272], phải hầu hạ, lạy lục người khác ngang hàng với mình. Cơ Cả Đạm trở thành một người yếu đuối, ngờ nghệch, rồi phải chết vì bệnh lao chỉ vì hầu hạ mẹ chồng bị bệnh mà khơng dám đeo khẩu trang phịng tránh. Phụng, Nga, Thoa là nạn nhân của chế độ quan trường, ham muốn chức quan đến mức mù quáng, dám đánh đổi hết mọi thứ, cả gia đình, hạnh phúc, tình cảm chị em ruột thịt, tiền bạc, tài sản….để có được cái danh “bà huyện” cho oai với thiên hạ. Vợ Lộc, Hiền, Trâm chấp nhận sự vơ lí đó nên khơng biết đến hạnh phúc cá nhân, sống không phải cho bản thân mình mà chỉ sớm tối làm việc, hầu hạ mọi người, trở thành cái máy trong nhà mà vẫn không được người ta coi trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)