Điều kiện xã hội tác động tới sự hình thành tư tưởng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 47 - 49)

Hình tượng những người phụ nữ “mới”

2.1. Điều kiện xã hội tác động tới sự hình thành tư tưởng mới.

Xã hội Việt Nam lúc này khơng cịn chịu ảnh hưởng của Nho giáo độc tơn nữa mà đã có sự tác động của những tư tưởng tự do tiến bộ phương Tây. Thực dân Pháp đặt chân vào nước ta gieo rắc bao tội ác, nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì người Pháp cũng góp phần làm cho người An Nam nhận ra quyền làm người của mình. Họ ý thức hơn về bản thân, về danh dự, về nhân phẩm, mạnh dạn đấu tranh chống lại những tín điều xưa cũ đi ngược lại quyền sống của con người để hướng tới tự do đích thực trong tình u, trong hơn nhân gia đình. Người phụ nữ với sự nhạy cảm vốn có của giới mình cũng nhận ra sự thay đổi đó và họ bắt nhịp rất nhanh.

Văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta từ cuối thế kỉ XIX nhưng phải đến đầu thế kỉ XX, nó mới toả chiết và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội Việt Nam. Nhiều gia đình đã cho con cái học chữ tây, đến trường tây, kể cả con gái cũng được đi học. Từ những điều đã học được, họ đứng lên tuyên truyền, bảo vệ những gì thuộc về cá nhân, về quyền sống, hạnh phúc của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cùng với sự du nhập của nền văn hố phương tây, cơng nghệ in ấn, làm báo chí cũng phát triển hơn trước. Đó là nhân tố quan trọng giúp cho văn chương có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Văn chương bây giờ không phải chỉ là nơi kí thác tâm hồn mà cịn là một nghề để kiếm sống, là công cụ để tham gia cải cách xã hội. Các thành viên Tự Lực văn đoàn ý thức được sâu sắc điều đó nên đã dùng văn chương để kêu gọi bài trừ cái cũ, cổ vũ cái mới. Từ những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nhất Linh thể hiện rất rõ tư tưởng luận đề rồi sau đó là tiểu thuyết tâm lí của Khái Hưng, Thạch Lam… các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã chứng tỏ một bút lực dồi dào, một tầm tư tưởng chắc chắn và một tham vọng muốn con người được sống hạnh phúc trong tình u, hơn nhân một vợ một chồng, mọi người được bình đẳng trong xã hội. Họ đã phản ánh vào trang viết của mình những vấn đề mang tính thời sự xã hội. Điều nổi bật nhất bây giờ là sự hấp thu tư tưởng mới phương Tây đã làm giới trẻ đi ngược lại những giáo lý ngũ luân ngũ thường xưa cũ, xung đột gay gắt với những

Vấn đề giải phóng người phụ nữ khơng phải đến Tự Lực văn đồn mới có, nó đã được tờ báo Phụ nữ Tân văn khởi sướng. Phong trào này cũng khá mạnh mẽ từ trong Nam ra ngoài Bắc. Năm 1934, hai cô Nguyễn Thị Kim và Phan Thị Nga ra Bắc diễn thuyết ở Hà Nội, Hải Phịng về tơn chỉ và sinh hoạt của người phụ nữ mới. Tuy Phụ nữ Tân văn là người tiên phong trong vấn đề về giải phóng phụ nữ nhưng người giành chiến thắng lại là Tự Lực văn đoàn. Các nhà văn trong nhóm đã chọn cương vị người phụ nữ để đoạn tuyệt hẳn với cái cũ, vì người phụ nữ thường là nạn nhân rõ rệt nhất của chế độ cũ. Dù dư luận đã được “sửa soạn” từ lâu, những lời phàn nàn về gia đình cũ khắt khe, luân lý cũ cổ hủ, lạc hậu trước đó đã thường đọc trên báo từ năm 1930, nhất là trên tờ Phụ nữ Tân văn, nhưng khi hai cuốn Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh ra đời vẫn

gây xơn xao dư luận, tạo nên bầu khơng khí tranh luận sơi nổi, hào hứng khơng chỉ trên văn đàn mà cả trong xã hội. Như thế cũng đã đủ thấy văn tài và tầm ảnh hưởng xã hội rộng lớn của các nhà văn Tự Lực văn đoàn.

Các nhà văn Tự Lực văn đoàn đã xây dựng nên một hệ thống những người phụ nữ trẻ như một đối trọng với tầng lớp phụ nữ lớn tuổi. Hai thế hệ này mang tư tưởng và suy nghĩ khác hoàn tồn nhau, tạo nên sự xung đột vơ cùng gay gắt. Những bà mệnh phụ đều được xây dựng như phân tích ở chương 1, chúng ta thấy họ đã áp dụng những luân lí từ chương để bảo vệ mình. Họ thực hiện theo sách vở, và được xã hội thừa nhận từ ngàn xưa. Trước đây họ là nạn nhân, bây giờ lên nắm quyền họ trở thành thủ phạm, bị áp chế hành hạ nhiều họ bèn trả thù trên đầu con dâu như một thắng lợi. Mẫu nhân vật này là đối tượng để nhà văn cơng kích, lên án. Cịn phía ngược lại sẽ là những nhân vật chính diện, thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn, được nhà văn ưu ái, dụng công xây dựng. Các cô gái trẻ trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn hiện ra ở hai phương diện, họ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến, chịu sự hành hạ, áp chế của những bà lớn, phải hi sinh hạnh phúc cá nhân, sống trong vòng cương toả của ngũ luân ngũ thường. Nhưng bây giờ, họ được tiếp xúc với tư tưởng mới mẻ phương Tây, họ không cam chịu nhẫn nhục nữa mà đã biết phản kháng, đấu tranh giành lấy tình yêu, hạnh phúc và nhân quyền cho chính mình. Họ đã dám bộc lộ quan niệm sống mới của bản thân về gia đình, tình u, hơn nhân, hạnh phúc, quyền sống của cá nhân…. Cái thú vị trong những hình tượng phụ nữ

trẻ này là họ luôn ở trong thế vận động, vừa là nạn nhân nhưng cũng vừa là người mạnh mẽ dám đấu tranh, vừa là hình ảnh phụ nữ hiện đại vừa mang những nét đẹp truyền thống vốn có của người phụ nữ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết tự lực văn đoàn (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)