Hình tượng những người phụ nữ “mới”
2.2.1. Những nét đẹp truyền thống trong hình tượng người phụ nữ “mới”
Hình mẫu đại diện cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống chịu thương chịu khó, tần tảo, nhẫn nại, dịu dàng, nhân hậu nhưng cũng đầy nghị lực và bản lĩnh phải nhắc tới nhân vật Liên (Gánh hàng hoa – Nhất Linh & Khái Hưng). Ở Liên, người đọc thấy có nét hao hao giống với người vợ tảo tần hơm sớm ni cả gia đình trong thơ Tú Xương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đị đơng
(Thương vợ)
Cô gái nhà nghèo với gánh hàng hoa trên vai đã mòn chân trên khắp con đường Hà Nội để mà nhặt nhạnh từng đồng từng hào nuôi chồng ăn học, rồi lại bị bệnh tật mù loà, Liên quả là một người phụ nữ hoàn hảo. “Tuy ít tuổi mà đã tỏ ra một người nội trợ đảm đang, cần mẫn hiếm có.” [8, tr 56]. Liên có một tâm hồn trong sáng, tính tình dịu dàng, chân thật, người ta khơng hề tìm thấy những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, thực dụng nào. Dù trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn, người đọc vẫn thấy tốt lên ở Liên sự tích cực, niềm tin vào tương lai tươi sáng. Chưa bao giờ thấy Liên có ý nghĩ xấu xa, ác độc. Hạnh phúc của Liên thật giản dị. Một ngôi nhà nhỏ, một vài thứ đồ đạc đơn sơ, một vườn hoa với đủ hương thơm và sắc màu…Mơ ước của nàng chỉ là lo cho chồng từng bữa ăn ngon, từng giấc ngủ yên. Tuy nhỏ nhoi thế nhưng Liên cũng phải cố gắng rất nhiều mới có được. Nàng chịu thiệt thịi, hi sinh bao thú vui, suốt ngày cặm cụi với mảnh vườn và đem hoa đi bán lấy tiền nuôi chồng. Vất vả, nhọc nhằn như thế nhưng lúc nào nàng cũng tỏ ra vui vẻ. Nàng bằng lòng với hạnh phúc đơn sơ của mình. “Nàng khơng ngại hy sinh, vất vả chạy ngược chạy xuôi, ăn uống kham khổ... Nàng không màng đến
tiền tài danh vọng. Nàng khơng lý tưởng hóa cuộc sống, khơng ước mộng xa xơi. Tóm lại, nàng chỉ muốn cho chồng vui và mình vui. Cũng như nàng lúc nào cũng yêu thương chồng, và mong được chồng yêu thương” [8, tr 129].
Hạnh phúc giản dị thế thôi mà Liên cũng không thể giữ được. Minh bỗng nhiên trở thành người mù. Vừa đỗ đạt chưa kịp xuất chính thì Minh lại trở thành gánh nặng hơn nữa cho Liên. Minh đã mất đi niềm tin vào cuộc sống. Chính Liên là người khơi nguồn lại cho Minh, cổ vũ, động viên, giúp Minh trở thành văn sĩ nổi tiếng. Một người như thế tưởng như Minh khơng bao giờ có thể phản bội được, thế mà Minh đã phụ tấm chân tình của người vợ hiền đi theo gái giang hồ. Nhưng một lần nữa người đọc lại thấy sáng ngời lên phẩm chất của Liên. Dường như càng trong hồn cảnh éo le thì những đức tính tốt đẹp ấy càng bộc lộ rõ hơn. Liên khơng ghen tng, khơng chì chiết, khơng làm ầm ĩ lên mà ngược lại âm thầm chịu đựng, chung thuỷ, kiên nhẫn chờ đợi chồng tỉnh ngộ. Vì trong thâm tâm, Liên là người hiểu Minh nhất, nàng biết Minh là người tốt, đây chỉ là phút sai lầm, bồng bột của Minh. Sau cuộc gặp gỡ bất ngờ ở chợ, hiểu được tình cảm sâu nặng cũng như nhận thấy cách cư xử khéo léo của Liên, Minh đã tỉnh ngộ và trở về. Lời nói của Minh trong ngày gặp mặt đã khẳng định rằng chính phẩm chất tuyệt vời của Liên đã giúp nàng vượt qua mọi bão dơng để đến được bến bờ hạnh phúc đích thực: “Anh sẽ không đi dạy học nữa. Anh sẽ viết truyện để ca tụng những tính tình mộc mạc, ngây thơ tốt đẹp của các cô hàng hoa cũng như hầu hết những cô gái quê... những cô gái như em, nhu mì nhẫn nại, dễ tha thứ và hết sức thương yêu chồng” [8, tr 214].
Quả là Liên là nhận vật đã hội tụ đủ những đức tính truyền thống tốt đẹp của một người phụ nữ nói chung: Trong sáng, nhân hậu, thuỷ chung, dịu dàng, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha, rất mực yêu chồng, cư xử khéo léo, tế nhị, đúng mực… Hình ảnh Liên chạy chợ với gánh hàng hoa trên vai lại khiến người đọc nhớ tới nhân vật bà Nhì trong tiểu thuyết duy nhất của Thạch Lam – Ngày mới. Bà Nhì gố chồng từ sớm, một nách
hai con nhỏ dại, bà phải tất tả ngược xi đi đong thóc cân gạo về làm hàng xáo. Cơng việc vất vả, khó nhọc, phải thức khuya dậy sớm, đến tận vùng xa bên kia sông để cân gạo. Nhưng khó khăn thế có hề gì nếu như bà kiếm được tiền để ni con ăn học. Ngồi việc đảm đương vai trị trụ cột trong gia đình, bà Nhì cịn là chỗ dựa về mặt tinh thần cho
Trinh mỗi khi thấy đau khổ, khó khăn khơng biết chia sẻ cùng ai lại tìm đến với bà, gục đầu vào vai bà. Bà Nhì đúng là hình ảnh một hiền mẫu truyền thống của Việt Nam. Bà hi sinh cả đời vì con, thương con nhất mực và cũng hiểu con sâu sắc. Trinh có muốn nói dối để n lịng mẹ nhưng linh cảm của một người mẹ cho bà biết tất cả. Bà Nhì dạy con khơng phải bằng những lí thuyết, bằng những điều nọ điều kia, mà bằng tình thương của một người mẹ bình dân ít học, gần gũi, giản dị, chân thành. Chính sự mộc mạc, ân cần đó có tác dụng hơn rất nhiều điều đao to búa lớn, làm cho con gái vơ cùng thấm thía và noi gương bà: “Trinh vội nén ngay sự thổn thức lại trước nỗi đau khổ của mẹ. Nàng khơng muốn mẹ phải phiền não vì mình nữa. Đời của mẹ nàng đã là một bài học vô cùng nhẫn nại cho nàng” [15, tr 359]. Dưới sự giáo dục của bà Nhì, Trinh cũng trở nên là một người phụ nữ đảm đang, giàu tình nghĩa, hết sức hiếu thảo, thuỷ chung, hiền lành, dịu dàng và biết hi sinh vì người khác: “Nàng muốn hi sinh hạnh phúc của nàng để chồng được sung sướng, dẫu sự sung sướng ấy khơng phải chính tay nàng được gây nên”[15, tr 362]. Hình ảnh bà Nhì cịn phảng phất trong nhân vật cơ Mùi (Xóm cầu mới - 1960) của Nhất Linh sau này, cũng đảm đang, tháo vác, một mình đi cân gạo, bn bán ni cả gia đình. Những hình tượng người phụ nữ này có lẽ bắt nguồn từ chính thân mẫu của nhà văn – bà Nhu. Ngày ấy ông Thơng Nhu mất việc, gia đình sa sút, bà Nhu phải đưa các con về Cẩm Giàng, tần tảo khuya sớm ni bảy con, trong hồn cảnh người lớn nhất mới 15,16 tuổi (Nguyễn Tường Thuỵ), bé nhất là Tường Bách lên 2 tuổi. Người mẹ ấy phải gian khổ, can đảm vượt qua thử thách để nuôi các con ăn học. Bà xoay đủ nghề, thậm chí cịn liều nấu thuốc phiện để có tiền. Nhưng sau thấy nghề này nguy hiểm quá, bà không làm nữa mà chỉ cân gạo, làm hàng xáo. Khó khăn thế nhưng bà nhất định cho các con đi học, học thật cao. Nếu như khơng có sự chịu thương chịu khó và tư tưởng tiến bộ của bà thì có lẽ sẽ khơng có Tự Lực văn đồn như ngày nay. Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ người mẹ nên trong các trang viết về người phụ nữ truyền thống đều thấy thấp thống bóng dáng bà trong đó.
Với nhân vật Mai (Nửa chừng xuân), nhà văn Khái Hưng cũng muốn thể hiện hình ảnh một cơ gái q truyền thống. Ở Mai có được những nét đẹp của người con gái Việt Nam: xinh đẹp, dịu dàng, đơn hậu, thơng minh, giàu lịng tự trọng và đức hi sinh hết
mực cho em trai, cho người mình yêu. Dù gia cảnh éo le, mẹ mất sớm, cha vừa mới qua đời, gia tài để lại cho hai con chẳng có gì đáng giá, em Huy khơng có tiền để đóng học đã toan thơi học đi kiếm việc nhưng Mai nhất quyết phản đối. “Không được. Nhất định chị không để em bỏ học” [10, tr 122]. Mai thương em rất mực. “Em con nó coi con không những như một người chị mà thực như một người mẹ. Mà đối với em, con có thể hi sinh tính mệnh để em con được sung sướng” [10, tr 241]. Ngay cả lúc chỗ dựa duy nhất của nàng khơng cịn, phải ra đi tay trắng khi bụng mang dạ chửa, nàng cũng kiên quyết không cho em thôi học. Nàng đi buôn thúng bán mẹt, bán những thứ hàng vặt vãnh để kiếm vài hào mỗi ngày, chấp nhận làm những cơng việc vất vả để có tiền, miễn là cơng việc đó lương thiện, chân chính. Mai cịn có lịng tự trọng rất cao. Khi bác sĩ Minh, hoạ sĩ Bạch Hải vì cảm cái tấm lịng nàng mà muốn san sẻ gánh nặng thì Mai kiên quyết từ chối vì trong Mai chỉ có một tình u duy nhất là Lộc. Cô gái quê mùa như Mai nhưng biết ý thức rất cao về nhân phẩm, danh dự của mình. Hai lần nàng tuyên bố thẳng thừng với bà Án: “Nhà tơi khơng có mả đi lấy lẽ” [10, tr 244, tr 359] dù là làm lẽ người chồng nàng vô cùng yêu mến và biết ơn. Cuộc đời Mai trở nên dang dở, khổ sở cũng chính bởi sự hi sinh, nhận hết thiệt thịi về phía mình. Mai chấp nhận ra đi vì nàng muốn Lộc được sung sướng như lời bà Án nói. Nàng chấp nhận cuộc sống khổ cực, nghèo khó để ni em ăn học cho nên người như lời cha đã trăng trối. Cả cuộc đời Mai toát lên hai chữ Hy Sinh thật lớn lao vô cùng.
Xây dựng nhân vật Liên, Mai, bà Nhì, Trinh… nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đã tỏ rõ tình cảm q mến chân thành với người lao động bình dân, chứng minh rằng họ không phải chỉ hướng tới cuộc sống của tầng lớp trên trong xã hội. Ta thấy ở những nhân vật này in đậm dấu ấn của người phụ nữ Việt Nam tảo tần, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh để người thân được sung sướng, công thành danh toại. Họ chấp nhận nhắm mắt đưa chân để làm yên lòng những bậc sinh thành. Nhung (Lạnh lùng) vì q thương mẹ, sợ mẹ khơng chịu nổi “hai lần hai cô con gái làm nhơ nhuốc đến cả thanh danh dịng họ, gia đình” [8, tr 135] nên đã đành lịng chấp nhận cảnh sống giả dối để vừa thoả mãn trái tim yêu, vừa giữ tròn được danh tiếng bấy lâu nay đã đem lại niềm tự hào cho gia đình, cha mẹ. Cơ Loan trong Đoạn tuyệt dù có tư tưởng rất tiến bộ và tân thời thế nhưng
giữa “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn” nàng cũng lại giống như nàng Kiều chọn chữ hiếu mà hi sinh chữ tình. Vì quá thương cha mẹ, nàng đã nhận lời lấy một người mà nàng không yêu. Suốt đời Loan không thể quên được vẻ mặt sung sướng của bà Hai khi nàng lạy tạ bố mẹ để về nhà chồng.
Cịn gì đẹp hơn, đáng trân trọng hơn những người phụ nữ như thế. Qua đó cho thấy rằng các nhà văn Tự Lực văn đồn dù ln cổ vũ cái mới, chống lại đạo Khổng nhưng những gì thuộc về nhân cách, phẩm chất cao đẹp của con người thì vẫn phải gìn giữ và phát huy để trở thành nét đẹp muôn đời, làm nên phẩm giá đáng kính đáng trọng của người phụ nữ Việt Nam.