Hình tượng những người phụ nữ “mới”
2.2.3. Người phụ nữ với tư tưởng tiến bộ của thời đạ
2.2.3.1. Ý thức về nhân phẩm, phẩm giá, danh dự của bản thân
Các nhà văn Tự Lực văn đồn đã dụng cơng xây dựng hình tượng người phụ nữ trẻ thành những nhân vật đại diện cho thời đại. Mỗi lời nói, hành động, suy nghĩ của họ là sản phẩm của xã hội, là cách sống của thế hệ thanh niên thời bấy giờ. Họ làm cho thế hệ cũ vô cùng ngạc nhiên vì chưa từng được nghe tới điều đó bao giờ. Họ mạnh mẽ, khẳng khái phát ngôn và hành động để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân.
Biểu hiện đầu tiên của việc ý thức được nhân phẩm, phẩm giá, danh dự của bản thân là những người phụ nữ trẻ không chấp nhận sự hành hạ, đánh đập, lăng nhục. Ở điều này thì nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt là rõ rệt nhất. Ngay đêm tân hơn, Loan đã
cảm thấy thân phận mình khơng khác gì gái giang hồ. Nàng nhận thấy rất rõ rằng: “cái tuổi thanh xuân của nàng đã phải phí đi để hiến cho một người khơng u nàng và khơng đáng có quyền được u nàng” [17, tr 281]. Sống ở nhà chồng, với vai trò là dâu trưởng nhưng nàng bị mẹ chồng bắt làm mọi việc. Nàng đã cố hết sức tỏ ra là người vợ hiền dâu đảm song vẫn chưa làm vừa lòng bà mẹ chồng keo kiệt, khó tính. Bà vẫn tìm cách bắt ne bắt nẹt, nói cạnh nói khoé khi có dịp. Tất cả những điều đó Loan có thể chịu đựng được. Nhưng đã xúc phạm đến danh dự, đến nhân phẩm của nàng thì khơng. Việc Thân thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, thêm bà Phán Lợi hị hét đồng tình như giọt nước làm tràn ly, Loan không thể chịu nhẫn nhục mãi, nàng vùng lên phản kháng mạnh mẽ. Cô đã lớn tiếng khẳng định: “Khơng ai có quyền chửi tơi, khơng ai có quyền đánh tơi” [17, tr 290]. “Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai” [17, tr 290]. Điều này làm bà Phán vơ cùng bất ngờ. Vì chưa bao giờ bà lại có thể hình dung người ta có quyền đó. Bà chỉ tin chắc một điều là: “Tao có quyền, mày chửi lại xem nào” [17, tr 290]. Và cái quyền mà bà tự hào đấy là quyền được phép đánh người khác. “Đánh chết nó đi cho tơi. Chết đã có tơi chịu tội” [17, tr 291]. Trong tư tưởng của bà Phán thì bà là bậc cha mẹ, là người có quyền lực trong nhà, mọi người đều phải phục tòng và nghe lời như một chân lí bất di bất dịch, không được phép kháng cự. Việc bà đánh con dâu, chỉ như là một biện pháp giáo dục con dâu theo nề nếp gia phong. Cha mẹ có quyền đánh con, xâm phạm đến thân thể như một lẽ tự nhiên mà không hề biết rằng như vậy là phạm pháp. Thế hệ cũ tin chắc một điều là “Quốc có quốc pháp, gia có gia uy”, để gia đình thực sự n ấm phải có sự giáo dục, răn dạy bằng biện pháp mạnh, bằng hình phạt thẳng tay. Cho nên khi nghe Loan tun bố khơng ai có quyền đánh chửi nàng thì bà bừng bừng cơn giận. Cái điều bà chưa bao giờ được nghe, lại trái với tư tưởng đã ăn sâu bám rễ trong bà chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Hậu quả là Loan phải lãnh đủ. Loan có ý thức, có hành động phản kháng để bảo vệ danh dự, nhân phẩm bản thân, nhưng tiếc thay lại chỉ đơn thương độc mã chống lại cả gia đình nhà chồng nên nàng đã bị buộc tội giết chồng, dù
nàng hồn tồn khơng cố ý, chỉ là hành động tự vệ. Khơng chỉ có Loan bị ngược đãi mới ý thức và phản kháng như thế, mà cô giáo Thảo, người bạn gái thân thiết của Loan, khi biết Loan phải ra hầu tồ vì tội “giết chồng”, cơ đã bênh vực bạn bằng lí lẽ: “Dẫu sao, chị ấy cũng có quyền chống cự lại những khi nguy đến tính mệnh” [17, tr 298].
Ý thức về danh dự, nhân phẩm luôn là ý thức thường trực trong các nhân vật nữ trẻ của Tự Lực văn đoàn. Mai (Nửa chừng xuân) dù vô cùng yêu Lộc, nàng vẫn âm thầm lặng lẽ ra đi để “không bị người ta khinh mạn”, để làm trịn chữ tín. Cả đến khi nàng túng bấn, khơng có tiền thuốc thang cho em trai đau ốm, con còn quá nhỏ, Mai vẫn sống trong danh dự, nhất định không chịu nhận sự giúp đỡ của bác sĩ Minh, hoạ sĩ Bạch Hải dù hai người này thực lòng muốn giúp đỡ. Chính phẩm hạnh của Mai làm cho họ nể trọng. Ban đầu, họ cũng nghĩ Mai giống như bao cô gái khác kể nghèo kể khổ, vờ khóc lóc để kiếm tiền. Họ nghĩ cho cơ vài đồng, nựng nịu, bả lả vài câu thì sẽ được cơ biết ơn lắm lắm. Mai đã phản ứng rất dữ dội trước thái độ đó, làm cho họ một phen xấu hổ. Chính vì thế mà họ hiểu Mai hơn, càng quí mến và kính trọng Mai. Họ muốn san sẻ nỗi vất vả với Mai thực sự, đã tìm mọi cách giúp đỡ chị em cô. Đốc tờ Minh chữa khỏi bệnh rồi cịn tìm chỗ làm cho Huy, em trai Mai. Khi Minh ngỏ lời muốn làm bạn trăm năm với Mai thì cơ từ chối thẳng thừng: “Tơi đã trót u anh Lộc thì tơi khơng u ai được nữa. (…). Tơi trót u một người thì tơi cho rằng cái đời tôi như thế là hết, dù tôi chỉ mới nửa chừng xuân” [10, tr 290]. Câu trả lời của Mai không làm cho Minh thù ghét nàng, mà ngược lại Minh càng tơn trọng nàng hơn vì sự đoan trang, thủ tiết, đứng đắn của nàng. Con người Mai là thế, nàng rất trọng danh dự, phẩm giá. Nàng không muốn phụ thuộc, không muốn mắc nợ ai, không muốn mang ơn ai. Sau khi từ giã Minh, nàng tìm việc làm để kiếm tiền hoàn trả số tiền thuốc men mà Minh đã chữa trị cho Huy, dù nàng biết đó là con số rất lớn, vượt ngồi khả năng của nàng. Nàng cịn tính đến cả chuyện kiếm tiền trả cho được hai mươi đồng bạc mà Lộc giúp nàng từ ngày nào. Mai chấp nhận ngồi làm mẫu cho hoạ sĩ Bạch Hải vẽ để có tiền trả nợ. Khi nhìn thấy Bạch Hải hơn trộm tranh nàng, gửi thư tỏ tình với nàng thì nàng dừng việc ngay. Nàng nói thác là đã kiếm đủ tiền trả tiền thuốc ông đốc Minh nên từ nay khơng ngồi làm mẫu nữa, nhưng lí do chính mà nàng đưa ra là: “tơi khơng muốn để ai ngờ được lịng đoan chính của tơi” [10, tr 329].
Cái lịng đoan chính đó của Mai khiến cho hoạ sĩ Bạch Hải vô cùng cảm phục. Lúc đầu, Bạch Hải mến Mai vì nhan sắc mặn mà, sau khi biết mọi chuyện thì lại càng nể trọng Mai hơn.
Ý thức về nhân phẩm cịn là việc các cơ gái trẻ nhận thức rõ sự đày đọa, bất công của cảnh chồng chung. Họ không chấp nhận được cuộc sống lẽ mọn chẳng khác gì nàng hầu. Mai (Nửa chừng xn) khơng thèm bán nhà cho tên cự phú Hàn Thanh chỉ vì hắn ta có ý muốn lấy Mai làm vợ tư của hắn. Nàng cũng lớn tiếng tuyên bố tới hai lần: “Nhà tơi khơng có mả lấy lẽ” trước mặt bà Án, mẹ Lộc. Dù lần thứ hai, bà Án phải lặn lội lên tận Phú Thọ, hạ mình cầu xin Mai về với Lộc, rước nàng về làm bà Huyện, nàng cũng khơng màng. Theo nàng thì “làm cơ Thượng khơng bằng, không sung sướng bằng chị Xã, chị Bếp, chị Bồi mà được vợ một, chồng một yêu mến nhau….Khi vui có nhau…khi buồn có nhau, khi hoạn nạn có nhau.” [10, tr 360]. Lan trong Hồn bướm mơ tiên bỏ nhà giả
trai đi tu cũng chỉ vì khơng chấp nhận lấy lẽ nhà giàu. “Cha mẹ Lan mất. Lan ở với chú, chú muốn ép gả Lan vào nơi phú quý. Linh hồn trong sạch của Lan đã tiêm nhiễm những tư tưởng cao thượng của Phật giáo, cho đó là sự nhỏ nhen” [6, tr 84]. Cịn Loan (Đoạn tuyệt) thì khơng phải đem thân đi làm lẽ nhưng cũng phải chịu đựng cảnh chồng chung.
Loan đường hoàng là vợ Cả, nhưng trong cảnh này thì nàng và Tuất, tuy địa vị có khác nhau, nhưng cũng là những người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con sen hầu hạ khơng cơng. Nhìn Tuất sung sướng lạy cả nhà, nàng thấy ngượng thay cho Tuất. Được Tuất cúi rạp xuống chân lạy, nàng không lấy làm vui mừng, mà trái lại thấy hành động đó thật bỉ ổi, nàng cảm thấy Tuất lúc đó là “một người đã hầu như khơng có phẩm giá của một con người” [17, tr 272].
Ngay cả Tuyết, cơ gái làng chơi phóng đãng và cũng rất phức tạp trong Đời mưa
gió cũng ý thức được “những ý tưởng trong các tiểu thuyết phái Tây dạy em rằng em
hoàn toàn là của em, em được tự do hành động như lịng sở thích” [7, tr 509]. Cho nên Tuyết không thể chịu được cuộc hôn nhân sắp xếp, chồng ngây ngốc, đần độn, mẹ chồng cổ lỗ, bắt khoan bắt nhặt con dâu từng li từng tí. Nàng đã bung toả khỏi gia đình đó, để sống cho bản thân mình, để được tận hưởng niềm sung sướng hạnh phúc, dù rằng cách làm của nàng khơng được tốt đẹp. Nó là sự phản kháng của một ý thức cá nhân tiêu cực.
Cũng mang tư tưởng phản kháng muốn thoát khỏi cuộc sống khổ sở khơng khác gì địa ngục trần gian, Hồng ln muốn Thốt ly gia đình. Hồng muốn bỏ nhà ra đi, đi
đâu, làm gì cũng được miễn là được tự do: “Làm quả phụ, hay làm gì thì làm, làm cả gái giang hồ nữa cũng được, nhưng đừng ở trong một gia đình có một người dì ghẻ như dì ghẻ của tơi” [11, tr 1102]. Cái tư tưởng tiêu cực ấy là sự chán nản đến cực độ, sự bất cần đến ngang tàng của Hồng chẳng qua vì nàng bị hành hạ, đối xử q bất cơng. Cùng sống trong một gia đình mà ai cũng ghen ghét, đố kị, chỉ tìm cách hành hạ, vùi dập cô. Chẳng khi nào Hồng được sung sướng, được hưởng hương vị của tiếng cười hạnh phúc, ấm êm. Bà Phán dùng mọi thủ đoạn, thậm chí dùng đòn nham hiểm đánh vào danh dự của Hồng. Bà đi rêu rao Hồng tư tình với trai, Hồng theo trai, bà ngon ngọt, dỗ dành Hồng đi Hà Nội thực chất là để cho nàng sa ngã vào vịng tình ái. Hồng lại nghĩ biết đâu, đó lại là lối thoát cho nàng. Lối thoát phải đánh đổi bằng cả danh dự: “may ra nhờ thế mà ông Phán bằng lịng gả mình cho người u. Nàng chỉ tưởng tới một điều: thốt ly gia đình, dù có phải hi sinh danh dự cũng cam. Huống hồ lại chỉ hi sinh danh dự cho người mình yêu!” [11, tr 1150].
Nhung trong Lạnh lùng ý thức rất rõ rằng tiếng nàng to lắm. Trong họ ngoài làng ai cũng nể vì nàng cịn trẻ mà đã gố chồng, lại biết đường ăn ở. Nàng đem lại niềm tự hào cho cha mẹ đẻ, cho gia đình nhà chồng. Nhung ý thức được “người sang thì tiếng lớn, người hèn thì tiếng nhỏ, nhưng ở đời ai cũng có danh tiếng của mình, ai khơng có liêm sỉ” [20, tr 88]. Vậy nên nàng cố ra sức giữ gìn cái danh thơm đó. Đã nhiều lần Nhung giằng xé, đấu tranh giữa việc bảo toàn danh thơm với việc sống đích thực là mình, được tự do đến với tình u, cơng khai thừa nhận mối tình vụng trộm với Nghĩa. Nhưng cuối cùng, cái danh thơm vẫn thắng. Nhung tuyên bố với Nghĩa: “Dẫu yêu anh đến bực nào em cũng không thể bỏ cha mẹ, anh em, làng nước một cách thản nhiên” [20, tr 75]. Nhung khơng dám đánh đổi mọi thứ nàng hiện có, khơng dám đạp tan tiếng thơm đã đem lại cho nàng chút tự hào, kiêu hãnh. Cái danh thơm là tất cả những gì mà nàng cần phải giữ gìn. “Ai chả biết sung sướng đến thân, nhưng nhiều khi cũng phải nghĩ đến danh giá của nhà mình” [20, tr 125]. Cuộc đời nàng từ nay về sau sẽ chỉ sống vì cái danh đó. Nàng phải hi sinh tất cả, chấp nhận lừa dối mọi người, đi sớm về hôm thậm thụt, lén
lút với Nghĩa để trọn vẹn với cái danh Tiết hạnh khả phong. Dù biết đó chỉ là cái danh hão, nhưng nàng vẫn không thể bước qua. Nàng mường tượng ra được tương lai xa xôi, nàng trở nên già, yếu, xấu xí “hai hàm răng long, mái tóc bạc” nhưng vẫn thấy sung sướng, tự hào vì được mọi người biết đến là “một người đàn bà goá trẻ, ở vậy thờ chồng, giữ được vẹn toàn tiếng thơm” [20, tr 146].
Như vậy, có thể thấy rằng các cơ gái trẻ của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn ý thức rất rõ về danh dự, nhân phẩm, phẩm giá của con người. Bằng cách này hay cách khác, những nhân vật nữ trẻ đã lên tiếng thể hiện quan điểm của cá nhân về những gì liên quan tới quyền con người. Mỗi một nhân vật có sự biểu hiện khác nhau song chung quy lại đều cho thấy họ có ý thức rõ ràng, mạnh mẽ khẳng khái sống theo như những gì họ mong muốn, khơng chấp nhận sự hành hạ, đánh đập, lăng nhục, không thể chịu cảnh sống lẽ mọn chẳng khác gì người hầu kẻ hạ. Họ ln đấu tranh để hướng đến cuộc sống tự do cả về thể xác và tâm hồn. Điều làm cho họ thấm thía nhất chính là đạt được sự tự do về tâm hồn. Dù bị hành hạ, cực nhọc thế nào họ cũng chịu được nhưng bị lăng nhục, vu oan, xâm phạm đến danh dự và thân thể là những điều mà không một cô gái trẻ nào cho phép. Bấy nhiêu thôi cũng đủ chứng tỏ họ đã rất tân tiến, đổi mới trong cách nghĩ và cách sống.
2.2.3.2. Quan niệm về tình yêu, hạnh phúc gia đình.
Tình yêu luôn là địa hạt quan tâm của con người, nhất là giới trẻ đang độ xuân thì. Hầu hết các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn đều quan tâm miêu tả con người cá nhân trong lĩnh vực tình u. Có tác phẩm đề cập trực tiếp, có tác phẩm đề cập gián tiếp. Tình u như là một lĩnh vực khơng phải chỉ để thoả mãn thị hiếu của công chúng thanh niên mà thực chất nó là một hướng thốt ly. Họ thốt ly vào tình u để giữ cho mình một chân trời riêng, một thế giới riêng. Bởi lẽ rằng thế hệ thanh niên bấy giờ xung đột mạnh mẽ với xã hội truyền thống. Họ tìm sự khẳng định cá nhân của mình theo nhiều huớng khác nhau, trong đó thốt ly vào tình u là một hướng tích cực.
Điều nổi bật nhất của các tác phẩm là tất cả các cuộc tình đều xuất phát từ sự rung động của trái tim. Có những mối tình mang đậm tính chất lãng mạn, theo mơ típ trai tài –
gái sắc, tài tử - giai nhân như cô gái thôn quê nghèo, mồ côi cha mẹ lại chiếm được trái tim của chàng cơng tử Hà thành, con trai bà Án giàu có (Mai – Lộc (Nửa chừng xuân)). Hay cô gái giả trai đi tu ở ngôi chùa tận miền trung du lại làm cho chàng trai thành phố hào hoa như Ngọc phải từ bỏ mọi thú vui, quyết tâm chỉ có ái tình chun nhất dưới bóng từ bi Phật tổ, trọn đời trọn kiếp chỉ u mình Lan mà thơi (Hồn bướm mơ tiên). Một cô gái vừa câm, vừa nghèo, lại chỉ là thân phận con ni khơng khác gì đứa ở như Trâm (Nắng thu) cũng làm cho chàng trai con nhà dòng dõi như Phong bước qua địa vị của mình để đến với tình u. Tình u cịn có sức mạnh làm cho người thanh niên đang mang tráng chí, hồi bão phụng sự một triều đại đổ nát đã qua nhận thấy rằng “chí lớn trong thiên hạ không đong đầy hai con mắt mĩ nhân” như Phạm Thái – Quỳnh Như, hay là sự hợp sức hợp lòng, đồng cam cộng khổ như Nhị Nương – Quang Ngọc (Tiêu sơn
tráng sĩ). Hiền – một cơ gái thành phố xinh đẹp, giàu có, táo tợn, vơ cùng tân thời lại say
mê Vọi - một anh chàng đánh cá nghèo, khù khờ (Trống mái). Cô gái giang hồ như Tuyết (Đời mưa gió) cũng đã làm cho ông giáo sư mô phạm vốn ghét cay ghét đắng đàn bà như Chương say mê không rời, từ bỏ cơ gái hợp địa vị của mình như Thu để đến với