Hạn chế của mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Nắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 67 - 70)

2.1.1 .Tình hình công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và đánh giá tự kỷ ở nước ta

3.2. Hạn chế của mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm Nắng

Mai

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình hoạt động mô hình CTS của trung tâm còn tồn tại nhiều hạn chế. Sau đây tôi xin đưa ra những điềm còn tồn tại của mô hình:

Hiện nay, công tác phát hiện sớm là một trong những hạn chế tồn tại của trung tâm Nắng Mai. Hầu như việc phát hiện, sàng lọc sớm chỉ được diễn ra khi trẻ được gia đình có nghi ngờ và đưa tới trung tâm còn lại hầu như trung tâm không có những biện pháp, hướng đi để chủ động phát hiện sớm trẻ tự kỷ ở trong cộng đồng. Ở thành phố, các bậc phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với thông tin nên phần nào nhận biết và hiểu được hội chứng tự kỷ còn với các gia đình ở quê thì những thông tin về tự kỷ hầu như là không biết, do vậy có một bộ phận lớn trẻ không được phát hiện sớm để được can thiệp sớm, đây là thiệt thời lớn của trẻ.

“Chị thấy trẻ em ở thành phố sướng hơn từ việc ăn uống, học tập tới khám chữa bệnh. Ở thành phố nhiều nhà còn biết tự kỷ là thế nào từ đó hi nhìn thấy những bất thường ở con em mình mà đưa đi hám chứ ở nông thôn nhiều trẻ bị tự kỷ nhưng lại hông được nhìn nhận đúng, nhiều phụ huynh lại nghĩ chắc con mình chậm hơn so với con nhà người khác thôi. Từ đó trẻ hông được phát hiện sớm, làm trôi đi thời gian can thiệp tốt nhất của chúng. Giá như công tác phát hiện sớm ở nước mình được làm tốt thì tình hình tự kỷ ở trẻ cũng sẽ được cải thiện phần nào”.

(Nữ giáo viên, 24 tuổi)

Ở nước ta hiện nay công tác chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn do các bộ công cụ về Việt Nam chưa được chuẩn hóa, thiếu đồng bộ giữa các cơ sở đánh giá và chưa có sự đào tạo, hướng dẫn sử dụng bộ công cụ một cách chuẩn xác. Không nằm ngoài khó khăn chung, công tác chẩn đoán cũng là một trong những khó khăn tại TTNM. Giám đốc trung tâm là người đóng vai trò chính trong hoạt động đánh

giá, còn lại các giáo viên đều lúng túng với công việc này. Hầu hết các nhận định, chẩn đoán của giáo viên đều dựa vào kinh nghiệm dạy học cá nhân còn việc sử dụng các bộ công cụ thì gặp nhiều khó khăn do chưa được đào tạo và hướng dẫn một cách bài bản. Từ hạn chế này, dẫn đến một thực trạng khác đó là thiếu nguồn nhân lực đánh giá tại trung tâm, gây ra sự mất chủ động – sự mất chủ động ở đây được thể hiện ở việc nếu như không có giám đốc trung tâm ở nhà thì việc đánh giá sẽ bị hoãn lại sang hôm khác hoặc nếu như có đánh giá thì sẽ có thể dẫn đến kết quả không chính xác (khi người khác thực hiện mà không phải là giám đốc trung tâm).

“Cô Thành là người đánh giá, chẩn đoán chính của trung tâm, các cô ở đây hông ai đảm nhiệm công việc này. Khi cô Thành đi vắng thì có thể cô Thủy và cô Bích đứng ra tiếp phụ huynh nhưng việc đánh giá vẫn là cô Thành đảm nhiệm”.

(Nữ giáo viên, 26 tuổi)

Do thời gian và chương trình học kín (học cả ngày từ thứ 2 – 7 với thời gian từ 7h30 – 18h) nên trung tâm chưa thường xuyên tổ những buổi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tại trung tâm. Trong khi đó, những phương pháp đang được sử dụng tại trung tâm là những phương pháp được đưa từ nước ngoài về do vậy nhiều giáo viên chưa thực sự hiểu được bản chất của mỗi phương pháp, điều này gây nên sự khó khăn trong quá trình trị liệu.

Công tác kết nối nguồn lực trung tâm thực hiện chưa thực sự có hiệu quả. Các nguồn lực ở đây như: gia đình, các ban ngành, đoàn thể, trường hòa nhập…. Gia đình là nguồn lực quan trọng trong việc hỗ trợ việc can thiệp sớm cho trẻ. Ngoài thời gian học trên lớp, thì gia đình là môi trường giáo dục, trị liệu quan trọng không kém giúp trẻ củng cố lại bài học trên lớp qua những hiện tượng, sự vật thực tế. Bên cạnh đó, việc liên kết với các tổ chức khác, các ban ngành có liên quan hoặc các trường mầm non tạo cho trẻ có nhiều nguồn hỗ trợ hơn. Ví dụ như: khi trung tâm liên kết được một hệ thống trường mầm non thì việc giới thiệu trẻ đi học hòa nhập kết hợp với trị liệu theo giờ tại trung tâm cũng được thực hiện dễ dàng hơn. Hoặc trung tâm tạo được mối liên kết với với ban ngành liên quan sẽ giúp trẻ có nhiều cơ

hội được hưởng sự quan tâm của của Nhà nước cũng như tiếp cận với các chính sách dành cho trẻ. Tuy nhiên, trung tâm chưa khai thác được hết vai trò của gia đình cũng như thực hiện tốt việc liên kết với các nguồn lực khác nên quá trình can thiệp của trẻ cũng phần nào bị hạn chế.

“Công việc của anh chị cũng bận nên ở nhà cũng hông có thời gian dạy cháu, mà thời gian cháu học trên lớp cũng căng thẳng rồi nên về nhà anh muốn cho cháu học gây áp lực cho nó. Cho cháu học ở đây nên việc học tập của cháu cứ để trung tâm lo”.

(Nam phụ huynh, 40 tuổi)

Theo sự đánh giá của cá nhân tôi công tác kết nối các nguồn lực của trung tâm chưa thực sự hiệu quả một phần là do trung tâm chưa sử dụng nguồn nhân viên công tác xã hội. Trung tâm có giáo viên tốt nghiệp khoa công tác xã hội nhưng không được thực hiện chức năng của một nhân viên công tác xã hội chuyện nghiệp mà thực hiện công việc của một người giáo viên. Trong quá trình dạy những giáo viên này có thể đã sử dụng những phương pháp, kỹ năng của công tác xã hội nhưng chưa thực sự triệt để do có nhiều yếu tố bên ngoài tác động (như: phải dành thời gian chuyên cho dạy nên không có nhiều thời gian dành cho những việc khác) vì vậy mà kéo theo những hoạt động khác thực hiện không có hiệu quả như: công tác phát hiện sớm, công tác kết nối nguồn lực…

Tóm lại, trong quá trình thực hiện mô hình CTS cho TTK tại TTNM còn tồn tại những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định. Những hạn chế và khó khăn mà TTNM gặp phải phần lớn cũng đều là những hạn chế chung của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay. Để khắc phục được những hạn chế này trước tiên đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của Giám đốc cùng các giáo viên tại trung tâm. Bên cạnh đó, thì việc hỗ trợ của Nhà nước, các đoàn thể, ban ngành là một điều rất quan trọng để việc CTS cho TTK được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 67 - 70)