Vai trò của gia đình trong mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 70 - 71)

2.1.1 .Tình hình công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và đánh giá tự kỷ ở nước ta

3.3. Vai trò của gia đình trong mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Qua quá trình đánh giá kết quả tích cũng như hạn chế của hoạt động CTS cho TTK tại TTNM tôi nhận thấy vai trò của gia đình trong mô hình còn khá mờ nhạt trong khi đó gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Cha mẹ là những người có vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ, nhất là 5 năm đầu cuộc sống của trẻ. Ngoài sự chăm sóc về vật chất thì mối liên hệ tình cảm, tinh thần có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Có thể nói một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất lượng CTS cho TTK đó là vai trò của cha mẹ. Vì vậy tôi xác định gia đình có một số vai trò sau:

Thứ nhất, gia đình có vai trò phát hiện và giáo dục sớm: cha mẹ là người

thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với trẻ do vậy mà cha mẹ thường là người đầu tiên phát hiện ra những khiếm khuyết của con mình. Khi có những nghi ngờ về trẻ, cha mẹ thường đưa con tới bác sĩ để được thẩm định hoặc tới các trung tâm để kiểm tra để hiểu rõ hơn về những khó khăn mà con mình đăng gặp phải. Những trẻ này thường được phát hiện sớm và gần như ở giai đoạn chưa đến trường, do vậy cha mẹ lúc này cũng sẽ là người giáo viên quan trọng nhất của trẻ.

Thứ hai, gia đình là nguồn lực chính về vật chất cũng như tinh thần để trẻ tham gia CTS: quá trình CTS đòi hỏi thời gian và tiền bạc nhiều, nhiều trẻ chỉ cần

can thiệp 2, 3, 6 tháng nhưng nhiều trẻ quá trình can thiệp kéo dài đến cả năm hoặc hơn do vậy cha mẹ là người chuẩn bị kinh tế chính để con mình được trị liệu. Bên cạnh đó, ngoài việc phải tự mình động viên mình thì cha mẹ cũng đóng vai trò lớn hỗ trợ tinh thần cho con mình. Tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ giúp trẻ có được cuộc sống vui vẻ, phần nào lôi kéo trẻ thoát khỏi “thế giới tự kỷ của riêng mình”. Ngoài ra, cha mẹ là cầu nối giúp trẻ có thể tham gia hòa nhập xã hội.

Thứ ba, gia đình là nguồn cung cấp thông tin cho giáo viên, trung tâm nơi mà

trẻ đang được can thiệp trị liệu. Đối với trẻ bình thường, việc phối hợp giữa cha mẹ và giáo viên trong quá trình giáo dục là vô cùng quan trọng. Đối với TTK, sự tham gia của cha mẹ vào quá trình giáo dục các em càng quan trọng hơn. Hơn ai hết, cha mẹ là những người cung cấp những thông tin chuẩn xác và sát thực nhất về trẻ tại

môi trường gia đình và cộng đồng, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu và nhu cầu của trẻ. Đây là những thông tin quan trọng giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát hơn về trẻ từ đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp và hiệu quả.

Thứ tư, cha mẹ còn đóng vai trò là nhà giáo dục, gia đình lớp học nhỏ của trẻ.

Muốn trẻ nhanh tiến bộ thì những bài học của trẻ cần phải được củng cố thường xuyên vì TTK không thể thực hiện những yêu cầu ngay trong lần đầu tiên mà cần có thời gian để học và luyện đi luyện lại. Vì vậy, ngoài thời gian học trên lớp gia đình phối hợp với gia viên dạy thêm ở nhà cho con mình. Tùy theo khả năng và nhu cầu của từng trẻ mà yêu cầu về khối lượng, mức độ và thời gian học ở nhà cho phù hợp. Cha mẹ có thể dạy con mình những sự vật, hiện tượng đơn giản diễn ra ngay trong cuộc sống hàng ngày, đây là cách dạy và học hay vì con có thể trực giác và thấy được trực tiếp những gì đang diễn ra. Mỗi ngày một ít và đều với nội dung như vậy sẽ giúp con ghi nhớ được. Ngoài ra cha mẹ cũng dạy con các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống như: cách cầm thìa, cách mặc quần áo, cách đi vệ sinh…Gia đình cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên để có được phương pháp cũng như nội dung giáo dục tốt nhất cho con mình.

Để thực hiện được tốt những vai trò trên đòi hỏi cha mẹ phải không ngừng học tập, nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng để có thể cùng với giáo viên hỗ trợ tốt nhất cho trẻ. Và khi cha mẹ thực hiện tốt những vai trò trên sẽ giúp quá trình CTS của trẻ đạt được nhiều kết quả nhanh chóng, giúp trẻ có nhiều điều kiện phát triển bình thường và hòa nhập xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 70 - 71)