Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 71 - 116)

2.1.1 .Tình hình công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và đánh giá tự kỷ ở nước ta

3.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện mô hình can thiệp

thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Từ việc đánh giá hoạt động của mô hình CTS cho TTK tại TTNM tôi nhận thấy nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm và thực hiện tốt nhiều vai trò tu nhiên hiện nay, nhiều người còn nhìn nhận và đánh giá chưa đúng về vai trò của nhân viên công tác xã hội. Trong khi đó, công việc của nhân viên công tác xã hội quan trọng không kém nghề y và nghề giáo trong xã hội. Nhờ sự trợ giúp của nhân

viên công tác xã hội, hàng triệu đối tượng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi... được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội. Nhân viên công tác xã hội còn giúp nhiều cá nhân ứng xử thích hợp khi đã mắc hoặc phòng tránh các căn bệnh xã hội, tệ nạn xã hội. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội còn giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh như ly hôn, mâu thuẫn gia đình, bạo hành...

Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32 về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Đây là một hướng mới của nước ta, điều này chứng tỏ vai trò của công tác xã hội trong xã hội hiện đại.

Hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật nói chung và CTS cho TTK nói riêng hiện nay đang được Nhà nước và các tổ chức xã hội quan tâm, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa huy động được các nguồn lực trong đó có nguồn lực là những nhân viên công tác xã hội. Đặc biệt, hoạt động CTS cho TTK không chỉ dựa vào hệ thống giáo dục hay hệ thống y tế riêng lẻ mà đòi hỏi sự kết hợp của cả giáo dục, y tế, của các lực lượng giáo viên, gia đình, cộng thì vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội càng quan trọng.

Trong hoạt động CTS, nhân viên công tác xã hội giữ nhiều vai trò quan trọng như: vai trò kết nối nguồn lực, vai trò tư vấn, vai trò giáo dục…Tuy nhiên, trong thực tế các trung tâm CTS trong đó có TTNM chưa nhìn nhận đúng vai trò của nhân viên công tác xã hội. Đội ngũ giáo viên tại TTNM chủ yếu được đào tạo ngành giáo dục đặc biệt hoặc sư phạm mẫu giáo, chỉ có 1, 2 giáo viên được đào tạo ngành công tác xã hội. Tuy nhiên, những giáo viên được đào tạo ngành công tác xã hội không phải thực hiện những công việc của một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp mà nhiệm vụ chủ yếu của những giáo viên này là thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho TTK. “Ở trung tâm, chúng em đều học hoa giáo dục đặc biệt là chủ yếu, chỉ có cô

Thủy và cô Thúy học công tác xã hội. Nhưng học công tác xã hội hông phải các cô làm những công việc của công tác xã hội mà các cô đều tham gia giảng dạy như bọn em” (nữ giáo viên tại TTNM, 25 tuổi). Khi được hỏi về khó khăn của giáo viên

về việc thực hiện CTS cho TTK thì các giáo viên đều trả lời khó khăn lớn nhất là việc phối hợp với gia đình cũng như các cơ quan, đoàn thể để giúp trẻ được trị liệu

tốt nhất “TTK muốn can thiệp tiến bộ hông chỉ dựa vào thời gian học trên lớp với

giáo viên là đủ mà cần có sự phối hợp với cha mẹ để trẻ có thể tiếp tục được củng cố và học tại nhà. Nhưng việc phối hợp với gia đình trẻ còn gặp nhiều hó hăn do cha mẹ thường bận rộn có nhà chỉ đưa con tới cổng trung tâm rồi vội đi luôn, có nhà thì người giúp việc đưa đi học nên việc gặp gỡ, trao đổi những vấn đề của trẻ hông được diễn ra thường xuyên” (nữ giáo viên, 23 tuổi).

Từ thực trạng trên tại TTNM, tôi đi xác định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện CTS cho TTK với những vai trò chủ yếu như sau:

Công tác phát hiện sớm ở nước ta đặc biệt là ở những vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do dân trí thấp, sự hiểu biết về tự kỷ còn hạn chế. Do vậy số lượng trẻ được phát hiện sớm tại cộng đồng chưa cao. Ở thành phố, việc phát hiện sớm được tiến hành hiệu quả hơn do cha mẹ có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin nên khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường là đưa con tới khám và chẩn đoán. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớn trẻ tự kỷ bị bỏ sót không được phát hiện kịp thời để can thiệp và chỉ được biết tới khi đi học. Vì vậy, nhân viên công tác xã hội có vai trò phát hiện sớm trẻ tự kỷ để giúp trẻ có cơ hội được CTS. Vai trò phát hiện sớm ở đây, người giáo viên cũng là người làm tốt công tác này tuy nhiên, chủ yếu dừng lại ở phát hiện cơ sở, trung tâm khi gia đình đưa con tới kiểm tra thì giáo viên mới sàng lọc và chẩn đoán trẻ còn phát hiện sớm ngoài cộng đồng thì có lẽ nhân viên công tác xã hội là người làm tốt hơn cả. nhân viên công tác xã hội thâm nhập cộng đồng, tiếp xúc với người dân vì vậy có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các đối tượng từ đó có thể phát hiện được những trẻ tự kỷ, trẻ có nguy cơ tự kỷ. Ở đây, nhân viên công tác xã hội không làm thay vai trò của bác sĩ, của cán bộ chẩn đoán tự kỷ mà chỉ dừng lại là người phát hiện và tư vấn cho phụ huynh tới cơ sở chuyên môn để khám và can thiệp.

Sau khi phát hiện sớm trẻ tự kỷ ở cộng đồng, nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò là người trung gian, kết nối dịch vụ, giới thiệu gia đình trẻ tiếp cận với các cơ sở để sàng lọc và chẩn đoán như: tới các các cơ sở y tế, các trung tâm can thiệp tư nhân, sau đó giới thiệu trẻ tới các cơ cở can thiệp uy tín để trẻ được CTS.

Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu trẻ tới can thiệp tại các trung tâm mà khi trẻ đã tiến bộ, nhân viên công tác xã hội cũng là người giúp trẻ tiếp cận với các trường hòa nhập, tham gia các chương trình dành cho trẻ tự kỷ để trẻ có điều kiện giao tiếp tốt nhất.

Bên cạnh việc là người trung gian giúp trẻ tiếp cận với các dịch vụ thì nhân viên công tác xã hội còn giúp đỡ cha mẹ tiếp cận được với các lớp học dành cho cha mẹ có TTK hay các hội cha mẹ có trẻ TTK. Đây là môi trường giao lưu tốt giúp cha mẹ chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm nuôi dạy của con em mình và từ đó cũng học hỏi được những điều bổ ích từ những cha mẹ khác.

Hiện nay, nhận thức của cộng đồng về tự kỷ còn nhiều hạn chế, nhiều người đánh đồng tự kỷ với các bệnh về thần kinh hay chậm phát triển trí tuệ. Sự nhầm lẫn này, không chỉ diễn ra ở những gia đình vùng quê mà ngay ở các thành phố lớn sự phân biệt về tự kỷ cũng chưa thực sự rõ ràng. Chính vì vậy, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là “người đưa tin”, hay nói cách khác có vai trò cung cấp thông tin tới gia đình có TTK. Những thông tin mà nhân viên công tác xã hội có thể đưa tới người dân như: thông tin về hội chứng tự kỷ, nguyên nhân và biểu hiện của tự kỷ, các trung tâm chẩn đoán và CTS cho TTK, cách chăm sóc và giáo dục TTK… Cung cấp thông tin cho gia đình có TTK nhằm giúp họ có những kiến thức nhất định về hội chứng này để từ đó có những định hướng đúng đắn cho trẻ.

Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội phối hợp với ban lãnh đạo của các ngành, xã, huyện, thành phố…tiến hành tuyên truyền, cung cấp thông tin tới người dân về tự kỷ để họ hiểu hơn về tự kỷ từ đó đẩy mạnh được công tác phát hiện sớm tại cộng đồng.

Quá trình CTS cho TTK là một quá trình lâu dài, bền bỉ. Đây không chỉ là công việc riêng của người giáo viên, của bác sĩ, của cán bộ phục hồi chức năng, của gia đình hay tự bản thân trẻ có thể làm được mà quá trình này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các lực lượng liên qua tham gia. Nhưng hiện nay, vấn đề huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ CTS cho TTK vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hầu như chưa có ai thực hiện được điều này, có chăng cũng chỉ là giáo viên tự

liên lạc và phối hợp với gia đình nhưng nó chưa thực sự hiệu quả. “Sự ết hợp giữa

các bên liên quan như em nói hầu như là chưa có. Thường thì bọn chị chỉ nói chuyện với gia đình. Những lúc bố mẹ tới đón trẻ thì tranh thủ trao đổi về tình hình học của trẻ còn về trao đổi cách dạy ở nhà của bố mẹ hay nội dung học trên lớp để ở nhà bố mẹ củng cố thêm thì cũng ít lắm” (nữ giáo viên, 27 tuổi). Như vậy, với vai

trò kết nối nguồn lực có lẽ nhân viên công tác xã hội là người thực hiện tốt hơn cả. Như đã nói ở trên, các nguồn lực có thể hỗ trợ TTK tham gia CTS như: gia đình, giáo viên, bác sĩ, hệ thống trường học…Nếu như công tác kết nối nguồn lực được triển khai và thực hiện có hiệu quả thì quá trình CTS của trẻ sẽ thu được nhiều kết quả tích cực và nhanh chóng hơn. Ví dụ như: khi trẻ được can thiệp tại trung tâm với những phương pháp giáo dục được thực hiện ở cả trên lớp cùng với giáo viên và ở nhà cùng với cha mẹ, những bài học được củng cố thường xuyên lặp lại sẽ giúp trẻ hình thành và ghi nhớ nhanh hơn. Bên cạnh với biện pháo giáo dục, trẻ được thực hiện với liệu pháp y học cùng với bác sĩ cũng là một khía cạnh tác động tốt cho trẻ. Và khi trẻ đã có tiến bộ, đủ điều kiện để học hòa nhập thì việc trẻ vừa kết hợp học theo giờ ở trung tâm vừa học hòa nhập cùng các bạn ở trường mầm non là môi trường rất tốt giúp trẻ phát triển bình thường và toàn diện.

Cha mẹ của TTK thường có những trạng thái tâm lý và phản ứng khác nhau về vấn đề của con cái họ đang gặp phải. Thực tế đã chứng minh, mỗi gia đình đặc biệt là các bậc cha mẹ đều bị sốc khi biết con mình bị tự kỷ, vì vậy dễ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực như: lo lắng, sợ hãi, thất vọng, chán nản, mặc cảm với mọi người xung quanh thậm chí là chối bỏ không tin đó là sự thật. Từ những bất ổn về tâm lý của cha mẹ mà không khí gia đình trở nên nặng nề, mối quan hệ của các thành viên có nguy cơ bị phá vỡ, điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình CTS của TTK. Vì vậy, NVCTXH có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lý tới gia đình đặc biệt là cha mẹ TTK. nhân viên công tác xã hội tham vấn tâm lý giúp cha mẹ bộc bạch được những suy nghĩ, lo lắng hiện tại của mình, làm giảm cảm xúc cao trào để có thể bình tĩnh hơn. nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ tâm lý bằng cách đưa ra những thông tin về tự kỷ, những hướng can thiệp nhằm giúp cha mẹ yên tâm hơn.

Bên cạnh đó cũng đưa ra những trường hợp nếu được CTS kịp thời, đúng cách thì trẻ vẫn có nhiều cơ hội để phát triển và đi học bình thường. Qua đó, nhân viên công tác xã hội giúp họ giảm bớt sự lo lắng, sợ hãi và bi quan vì biết rằng con mình vẫn còn khả năng thay đổi theo hướng tích cực. Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng chỉ ra cho gia đình biết rằng họ không đơn độc. Công tác CTS cho TTK không phải là hoạt động của riêng gia đình mà là sự phối hợp thực hiện của nhóm đa chuyên môn (cán bộ y tế, giáo viên giáo dục đặc biệt, chuyên gia phục hồi chức năng…). Từ đó gia đình sẽ yên tâm và vững tin hơn để kiên trì theo đuổi hoạt động CTS cho trẻ.

Một vai trò quan trọng không kém đó là nhân viên công tác xã hội góp phần giúp đỡ các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện hơn hệ thống chính sách cho người khuyết tật nói chung và dành cho TTK nói riêng. Hiện nay, TTK chưa được hưởng bất kỳ một chính sách nào từ Nhà nước trong khi đó số lượng TTK ngày một gia tăng điều này là thiệt thòi không nhỏ cho bộ phận người tự kỷ. Từ những nghiên cứu thực tiễn, nhân viên công tác xã hội có thể đưa ra những ý kiến, những đề xuất tới các nhà hoạch định chính sách về vấn đề người tự kỷ góp phần tạo công bằng xã hội.

Tóm lại, nhân viên công tác xã hội thực hiện nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau, trong đó có vai trò mà có thể không ngành nào làm tốt hơn như: vai trò kết nối nguồn lực. Nhờ có những hoạt động của nhân viên công tác xã hội mà các bộ phận khác cũng làm việc hiệu quả hơn như: việc kết nối các nguồn lực mà NVCTXH làm giúp cho tất cả các bên liên quan đến TTK, tương tác với nhau, cùng hỗ trợ cho nhau để đưa đến mục đích cuối cùng là giúp đỡ TTK.

Tiểu kết chƣơng 3:

Qua các hồ sơ lưu lại trung tâm, từ ý kiến của phụ huynh và ý kiến của các giáo viên đang giảng dạy ở trung tâm chúng ta nhận thấy mô hình CTS cho TTK của TTNM hoạt động rất hiệu quả. 60% trẻ tham gia mô hình đạt kết quả tốt và có thể tham gia học hòa nhập. Tuy nhiên bên cạnh đó, mô hình còn tồn tại những hạn

chế cần khắc phục như: thiếu nguồn lực đánh giá, công tác kết nối nguồn lực còn hạn chế…

Từ thực tế tại TTNM, luận văn chỉ ra vai trò của công tác xã hội đối với việc CTS cho TTK. Công tác xã hội có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như: vai trò kết nối nguồn lực, vai trò truyền thống, vai trò giáo dục…Nếu như có sự có mặt của nhân viên công tác xã hội tại TTNM nói riêng và các trung tâm khác nói chung thì theo tôi mô hình CTS hoạt động sẽ hiệu quả hơn nữa.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Hiện nay, tự kỷ không còn là một khái niệm xa lạ với mọi người mà hội chứng này dần trở nên phổ biến trở thành nỗi lo của mỗi gia đình và toàn xã hội. Xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 – 2007 so với năm 2000 Theo chúng tôi số lượng trẻ mắc hội chứng tự kỷ có thể sẽ còn tiếp tục tăng lên do nhiều nguyên nhân như: môi trường sống, thực phẩm ăn uống có chứa nhiều hóa chất, độ tuổi sinh đẻ muộn (do nhiều cặp vợ chồng trẻ khi kết hôn vì muốn lo cho sự nghiệp mà chưa muốn có con ngay)…Và hội chứng tự kỷ đem đến những tác động xấu không chỉ với bản thân trẻ mà còn với gia đình và toàn xã hội. Do đó, trách nhiệm của toàn xã hội là cùng chung tay góp sức nhằm ngăn chặn và đẩy lùi những hệ quả tiêu cực mà tự kỷ đem lại như: đẩy mạnh công tác phát hiện sớm (chú trọng tới phát hiện sớm ngoài cộng động hạn chế tình trạng TTK được phát hiện muộn), công tác CTS, xây dựng hệ thống phục hồi chức năng cho TTK…Tất cả những vấn đề trên phải được thực hiện đồng bộ, liên ngành để hạ thấp tỉ lệ TTK và hạn chế TTK ngày bị nặng hơn bởi vì vấn đề giảm thiểu TTK là vô cùng quan trọng đối với chất lượng dân số.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội, bên cạnh các cơ sở khám, chẩn đoán, can thiệp tự kỷ công lập (như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Khoa khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai (Trang 71 - 116)