Chú trọng và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở của công ty Cao su Sao Vàng ppsx (Trang 41 - 44)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY

4.Chú trọng và tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm của

Công ty.

Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ chưa được Công ty quan tâm đúng mức trong thời gian qua, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tới hoạt động tiêu thụ sản

phẩm của Công ty. Do vậy Công ty cần phải chú trọng vào một số mặt sau:

4.1 Tăng cường các hoạt động giao tiếp khuếch trương.

Giao tiếp khuếch trương là công cụ bổ trợ có hiệu quả nhất nhằm nâng cao

hình ảnh chất lượng hàng hoá, uy tín nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là

những hoạt động bổ trợ đắc lực cho chính sách sản phẩm và nâng cao hiệu quả chính

sách giá. Công ty Cao su sao vàng có nhiều lợi thế để phát huy hiệu quả của chính

sách giao tiếp khuếch trương hơn các Công ty khác.

+ So với Công ty nước ngoài, cong ty có lợi thế về việc tham gia các hội chợ

triển lãm hàng trong nước, điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn, quan hệ với công

chúng khách hàng thuận lợi hơn và các tuyên truyền quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành có hiệu quả hơn. Hơn

nữa, là một Doanh nghiệp nhà nước Công ty có sự ủng hộ từ phía chính phủ, các cơ

quan Doanh nghiệp quốc doanh và sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng quen thuộc, có uy tín trên thị trường.

+ So với các Công ty trong nước: Công ty đang là nhà cung ứng săm lốp hàng

đầu với nhiều thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh như các giải thưởng chất lượng sản phẩm, các danh hiệu TOP TEN 95, 96, 97, 98 được bình chọn và các phần thưởng cao quý khác mà nhà nước phong tặng như 5 huân chương lao động các loại,

một công nhân được phong Anh hùng lao động.

Tuy vậy, hiện nay Công ty chưa thực sự chú trọng đến chiến lược quảng cáo

xúc tiến, chưa phát huy hết các lợi thế của mình. Để thực hiện mục tiêu sắp tới của

mình Công ty cần phải thực hiện đồng bộ các chính sách Marketing Mix và chính sách quảng cáo có vai trò rất lớn trong việc phát huy hiệu quả các chính sách bộ phận khác. Để thực hiện tốt các chính sách này Công ty cần tăng cường hoạt động theo sơ đồ sau:

4.1.1. Quảng cáo.

Đây là hoạt động quan trọng nhất trong chính sách giao tiếp khuếch trương.

Công ty cần chú ý tới các biện pháp sau:

+ Xây dựng kế hoạch quảng cáo chu đáo, xác định nội dung thông điệp quảng

cáo một cách rõ ràng, dễ hiểu làm nổi bật được những hình ảnh về sản phẩm của Công ty và đặc biệt khi chất lượng sản phẩm được cải thiện thì phải nhấn mạnh được

sự khác biệt của sản phẩm cũng như các đặc tính chất lượng sản phẩm mới được nâng cao. Để thực hiện tốt điều này , Công ty cần có một bộ phận chuyên trách về quảng cáo để xây dựng chiến lược quảng cáo và tổ chức thực hiện chu đáo.

+ Lựa chọn phương tiện quảng cáo thích hợp đối với sản phẩm. Loại phương

tiện thích hợp nhất là các ấn phẩm chuyên ngành, các tạp chí, áp phích quảng cáo

ngoài trời có chi phí khá thấp. Bên cạnh đó có thể truyền tải thông tin qua các phương

tiện thông tin đại chúng như ti vi, đài, báo làm sao để có mức độ bao phủ rộng nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với tần suất cao nhất tới công chúng mục tiêu.

+ Xác lập ngân sách quảng cáo một cách rõ ràng bằng số % cụ thể trên doanh thu tiêu thụ. Khi sản lượng sản xuất tăng đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động quảng cáo

một cách mạnh mẽ, chi phí cho quảng cáo vì thế sẽ gia tăng. Việc hoạch định ngân

sách rõ ràng cho quảng cáo cho phép bộ phận phụ trách quảng cáo lập kế hoạch chi

tiêu cụ thể cũng như có thể đo lường hiệu quả quảng chính xác đầy đủ hơn.

Bên cạnh phương tiện quảng cáo thương mại Công ty cần đẩy mạnh quảng cáo

qua bao bì sản phẩm, qua các niên giám, qua biểu tượng Công ty…để làm nổi bật và khắc sâu hình ảnh sản phẩm vào tâm trí người tiêu dùng.

Quảng cáo Bán hàng trực tiếp Marketing trực tiếp Bá o, Ti vi, Bao bì, Hội nghị, Tài trợ Hội chợ, bán hàng Thư, cataloge Quan hệ quần chúng và Chiến lược giao tiếp

4.1.2. Quan hệ quần chúng và tuyên truyền được thực hiện thông qua các hoạt động. động.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, tham gia các buổi họp báo, nói chuyện

với khách hàng, mở các hội nghị khách hàng hằng năm.

+ Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, các hoạt động tài trợ và thực

hiện các phong trào nhà nước phát động.

4.1.3. Bán hàng trực tiếp.

+ Thực hiện giao tiếp thường xuyên với khách hàng, chào hàng trực tiếp đến

các Công ty, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tới sản phẩm của Công ty.

+ Tham gia các hội chợ thương mại, hội trợ triển lãm, trình bày thực hiện mẫu

sản phẩm để chào hàng thu hút khách hàng trực tiếp quan tâm và mua sản phẩm.

+ Tổ chức các trương trình bán hàng trực tiếp, tiếp thu ý kiến khánh hàng và

vun đắp quan hệ với khách hàng.

4.1.4. Marketing trực tiếp.

Gửi thư, catalog đến khách hàng tiềm năng để chào hàng. Thực hiện giao dịch bán hàng qua các phương tiện thư tín, fax,điện thoại.

4.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ

một Doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nào. Cũng cần nhấn mạnh rằng sự

thành công của công tác phát triển thị trường còn phải bao gồm cả những dịch vụ bổ

xung gắn liền với sản phẩm trong chính sách sản phẩm của Công ty. Do tính mong đợi của khách hàng và tính toàn vẹn của các sản phẩm công nghiệp nên có sự nhấn

mạnh tới việc bán hàng, dịch vụ và các hỗ trợ kỹ thuật. Tại thị trường công nghiệp,

lực lượng bán hàng, dịch vụ trước và sau khi bán, trợ giúp kỹ thuật là những yêu cầu đầu tiên cho một chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Hỗ trợ sản phẩm có thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng.

Trong giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh về chất lượng đứng vị trí hàng

đầu thì vấn đề dịch vụ bổ xung càng có ý nghĩa quan trọng. Nhờ những dịch vụ này mà Công ty có thể tăng cường khả năng thu hút khách hàng. Hơn nữa, dịch vụ bổ

xung sẽ giúp Công ty giữ nguyên mức giá bán ngay cả khi có xu hướng làm giảm giá.

Các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm có thể bao gồm:

+ Trực tiếp lắp ráp, chỉ dẫn sử dụng cho các khách hàng sử dụng sản phẩm của

Công ty.

+ Liên tục thực hiện các trương trình khuyến mại, các trương trình bảo hành

đối với sản phẩm của Công ty.

+ Xây đựng nhiều các trạm dịch vụ bảo dưỡng gần với khách hàng.

Hỗ trợ sản phẩm cần phải được xem xét như một lĩnh vực trách nhiệm trong

công tác phát triển thị trường sản phẩm của Công ty vì nó ảnh hưởng tới sự thoả mãn của khách hàng với sản phẩm mà họ mua.Mặc dù những hoạt động nhằm nâng cao

chất lượng phục vụ khách hàng đưa ra những lợi ích bổ xung cho khách hàng nhưng chúng cũng tạo ra chi phí cho Doanh nghiệp. Sử dụng chúng phải dựa trên cơ sở là sản lượng bán và lợi nhuận bổ xung sẽ bù đắp được các chi phí bổ xung và đạt được

mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở của công ty Cao su Sao Vàng ppsx (Trang 41 - 44)