Khái quát ngay điều mà ai cũng biết để đặt vấn đề: Đây là dạng đặt vấn đề thường xuất hiện trên báo nhất, phổ biến nhất Sau khi sự việc đã xảy ra và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)

đề thường xuất hiện trên báo nhất, phổ biến nhất. Sau khi sự việc đã xảy ra và được thông tin cho đông đảo quần chúng, nhiệm vụ của những người làm báo là phải bày tỏ quan điểm, thái độ của tòa soạn về những tin tức ấy. Tuy là dạng đặt vấn đề đơn giản, phổ thông nhưng đòi hỏi tác giả phải hết sức cẩn trọng, bởi người viết khi ấy phải phát huy sức sáng tạo của mình, làm cho độc giả không thấy nhàm chán khi tiếp cận với những gì mình đã biết.

Bài viết “Gần dân, tiêu chuẩn bắt buộc” trên báo Sài Gòn giải phóng

có cách đặt vấn đề rất ấn tượng “Công an quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vừa có sáng kiến: Gửi đến tất cả các hộ dân ở 20 phường trong Quận gần 100.000 phiếu tố giác tội phạm. Kết quả là thùng thư tố giác tội phạm của Quận đầy ắp và đến khi kiểm tra, trên 90% số đơn tố giác của dân là chính xác”. Gần dân, dựa vào dân để chống tội phạm là đề tài phổ biến của nhiều bài bình luận ngắn nên nếu chọn cách đặt vấn đề không khéo sẽ khó phát huy hết tác dụng mà bài báo muốn mang lại. Trong trường hợp này, người viết khéo léo đã dùng lối mở đề hết sức độc đáo, ấn tượng gợi óc tò mò của người đọc khi tiếp xúc với bài báo.

1.3.2. Phân tích vấn đề

Bắt tay vào phân tích vấn đề cũng là lúc người viết phải đưa ra các luận điểm để triển khai và làm sáng tỏ những gì phần đặt vấn đề đã nêu. Phần này bao gồm vài đoạn văn, mỗi đoạn văn là một luận điểm. Tùy theo vấn đề của bài viết mà xác định phần này có thể có một hoặc hai luận điểm được chứng minh bằng các luận cứ, luận chứng. Các luận điểm đều phải liên quan và tập trung làm nổi bật ý của phần đặt vấn đề. Ở đây, tác giả tập trung bàn luận, phân tích để lấy ra cốt lõi của vấn đề, đồng thời tính chiến đấu của phần này cũng rất cao bởi nó phải đáp ứng hai yêu cầu sau:

Một là, nêu rõ mặt tích cực và mặt tiêu cực của vấn đề. Bao giờ cũng thế, nghị luận nói chung hay bình luận ngắn nói riêng đều không thể tách rời nội dung thông tin. Nhưng thông tin ở đây là thông tin sự kiện và từ việc xem xét những thông tin sự kiện đó diễn ra như thế nào để đi đến thông tin lý lẽ làm nổi lên mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề.

Hai là, chỉ ra nguyên nhân trực tiếp của vấn đề, nêu cái đúng, khẳng định cái đúng để phê phán cái sai. Muốn vậy, người viết bình luận cần phải đi thẳng vào những vấn đề phức tạp đang đặt ra, bênh vực cái đúng, phê phán cái sai. Các bài viết cần có sự phân tích, tổng hợp vấn đề có lý, có sức thuyết phục. Người viết phải luôn luôn vận động trong sự mâu thuẫn đặt ra trong từng lúc, từng nơi để có cách nhìn sáng rõ, không bị hiện tượng đánh lừa làm sai lệch khi khám phá thực chất, bản chất của sự kiện, vấn đề mà mình đặt ra.

Thực chất của vấn đề ở đây chính là sự thể hiện cách nhìn sắc sảo, biện chứng của tác giả đối với sự kiện đó như thế nào, đâu là giả, đâu là thật. Nói cách khác là phải mổ xẻ sự kiện, vấn đề một cách công minh, trung thực, khách

quan để tìm ra cốt lõi của vấn đề đó, chỉ ra bản chất vấn đề chứ không dừng lại ở hiện tượng, không bị hình thức đánh lừa. Luận bàn phải nêu lý lẽ xác đáng, không mị dân, không kích động, nói có lý có tình và phải biết phân tích những mâu thuẫn để khẳng định cái đúng, lập luận phải lôgic, chặt chẽ. Tóm lại, điểm mấu chốt của phần này là phải làm sao hướng cho độc giả đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính có sức thuyết phục cao.

1.3.3. Giải quyết vấn đề

Theo nguyên tắc, phần giải quyết vấn đề phải thể hiện đúng theo những quan điểm đã trình bày ở các phần trên và chỉ nêu những ý khái quát, có tính tổng kết, đánh giá, không lan man, lặp lại cụ thể hoặc lặp nguyên văn lời lẽ những gì đã trình bày ở hai phần trên. Thông thường, phần giải quyết vấn đề thường xoáy mạnh vào khả năng giải quyết các vấn đề ấy ra sao, có thể xảy ra các trường hợp:

Nếu đã nắm rõ vấn đề thì kiến nghị giải pháp thích hợp. Giải pháp phải thật hợp lý, sát sườn với vần đề đã nêu, không chủ quan mà luôn dựa trên những căn cứ khoa học, tôn trọng ý kiến của các cơ quan chức năng, các chuyên gia về những lĩnh vực mà họ am tường. Dạng kết này rất thường gặp ở các bài bình luận ngắn.

Trường hợp chưa nắm một cách cụ thể thì vạch ra hướng giải quyết.

Đây là những đề nghị có tính chất tham khảo hơn là vận dụng cụ thể vào hiện thực. Có thể do người viết chưa đi sâu vào cốt lõi của vấn đề, cũng có thể sự việc chưa kết thúc mà người viết chỉ nhìn nhận được một vài góc độ, khía cạnh của vấn đề. Nhưng dù thế nào đi nữa thì trong trường hợp này, người viết không nên vội vàng kết luận mà chỉ kiến nghị một số vần đề cần phải giải quyết. Nếu đưa ra

giải pháp mà chủ quan, không sát thực tế sẽ dễ gây ra thiếu sót, ảnh hưởng không tốt đến uy tín của tờ báo và làm mất đi sức nặng của một bài bình luận ngắn. Lúc này, tốt nhất là người viết chỉ bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về sự kiện đó; đồng thời vạch ra một hoặc nhiều giải pháp được xem là khả thi cho vấn đề mà mình đang theo đuổi.

Đề xuất hướng giải quyết đối với những vấn đề sẽ xảy ra. Dạng này thường được áp dụng ở những bài bình luận các sự kiện chưa xảy ra, nhưng do sự nhạy cảm của người viết mà họ có thể dự đoán diễn biến. Sự dự đoán này luôn phải gắn liền với thực tế và phải có căn cứ khoa học. Để có hướng giải quyết vấn đề một cách xác đáng, cần phải có tầm nhìn xa, thực tế, có căn cứ khoa học với một thái độ, quan điểm đúng mực, phải nắm được quy luật diễn biến của sự việc để khi gợi ra giải pháp không duy ý chí, ảo tưởng. Bởi có khi giải pháp được xem là lý tưởng lại không thực hiện được trong thực tế. Phải hết sức sáng suốt tìm ra nguyên nhân trực tiếp tác động để tìm ra giải pháp có tính khả thi chứ không phải là những nguyên tắc cứng nhắc.

Tiểu kết

Tóm lại, bình luận vừa là một cách đánh giá, bàn luận về sự kiện, vừa là thể loại báo chí có khả năng chỉ ra bản chất của quan hệ nhằm định hướng hành vi cho công chúng. Trong quá trình bình luận, chủ thể sáng tạo không chỉ sử dụng những sự kiện, hoạt động trong một lĩnh vực, ở một thời điểm nhất định mà phải sử dụng tất cả các dữ liệu có liên quan thuộc mọi lĩnh vực. Tác giả của bình luận không xem xét, đánh giá sự kiện đơn lẻ mà nhìn nhận và đánh giá nó trong một hệ thống quan điểm chặt chẽ và thống nhất.

Từ những nhận định trên về thể loại bình luận nói chung, hay bình luận ngắn nói riêng, chúng ta có thể khẳng định vai trò quan trọng của thể loai bình luận ngắn trên báo. Có thể nói, trong một bài bình luận ngắn, tác giả không thể chỉ sử dụng một vài sự kiện riêng lẻ mà phải là toàn bộ các sự kiện, hiện tượng, quá trình để so sánh, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể mà tác giả đang quan tâm. Bình luận ngắn cũng không xem xét và đánh giá các sự kiện, hiện tượng một cách độc lập như viết tường thuật hay viết tin, mà phải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh ý nghĩa của chúng để làm nổi bật cái chung. Vì vậy, khi lựa chọn tư liệu cho bài viết, tác giả phải cố gắng khám phá mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của sự kiện, hiện tượng để tạo ấn tượng mới mẻ trong mỗi bài viết. Đó chính là đặc điểm riêng và cũng là một nét đặc sắc làm cho những bài bình luận ngắn luôn thu hút sự chú ý của công chúng độc giả.

CHƢƠNG 2:

BÌNH LUẬN NGẮN – MŨI NHỌN XUNG KÍCH TRÊN BÁO IN2.1. Vai trò của bình luận ngắn đối với công luận 2.1. Vai trò của bình luận ngắn đối với công luận

2.1.1. Là bài báo nổi bật của một số báo

Những lý lẽ trên có thể phần nào khẳng định, bình luận ngắn là thể loại đứng ở mũi nhọn của tờ báo, là một trong những bài báo quan trọng của một số báo, điều này được thể hiện ở:

- Tần số xuất hiện: Bình luận ngắn là một thể loại xuất hiện khá đều trên mặt báo. Đặc biệt, ở một vài tờ báo, nó xuất hiện rất đều dặn ở một vị trí ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 48)