Những điểm cần lƣ uý khi viết bình luận ngắn 1 Chọn đề tài hấp dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

- Dự báo kèm theo kiến nghị để giải quyết vấn đề Vấn đề này có lẽ không cần đề cập nhiều bởi không chỉ trong trường hợp này mà phần lớn các bà

12 Những cơ sở nghiên cứu xã hội học Maxtcơva

2.3. Những điểm cần lƣ uý khi viết bình luận ngắn 1 Chọn đề tài hấp dẫn

2.3.1. Chọn đề tài hấp dẫn

Có thể nói, chọn đề tài cho bình luận ngắn hoàn toàn khác với chọn đề tài cho xã luận hay chuyên luận. Xã luận thường là một bài luận có tính chất tổng quát, nó không bàn về cái này, bàn về cái kia theo lối phiếm luận hay theo lối tranh luận, mà có tính chất luận văn chỉ đạo và lãnh đạo.

Đề tài của bình luận ngắn thường là cụ thể, sát sườn với những sự kiện vừa nảy sinh trong cuộc sống. Đôi khi, tác giả của những bài bình luận ngắn còn tìm cách chia nhỏ các vấn đề cần bàn luận, lấy ra một vài vấn đề có sức hút trong sự kiện để làm đầu đề cho bài viết của mình, hoặc có thể lật đi lật lại vấn đề, tìm ra góc cạnh của vấn đề mà thể hiện. Cụ thể là:

Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, ngay khi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành đã trở thành đầu đề cho rất nhiều bài bình luận ngắn. Nhưng ở những bài dạng này tác giả không bao giờ nói chung chung mà đi vào từng vấn đề cụ thể, chọn những chi tiết, khía cạnh nhỏ của vấn đề để làm đề tài.

Có thể kể đến các bài viết như “Cải cách thủ tục hành chính cần huy động cả hai lực lƣợng” trên báo Sài Gòn giải phóng với lập luận cụ thể, đi

thẳng vào vấn đề “Để cải cách thủ tục hành chính đi tới thành công, phải huy động được cả hai lực lượng chủ thể quản lý và đối tượng quản lý cùng góp sức”. Bài viết “Cải cách cái tâm trƣớc hết” trên báo Người lao động có đoạn “Nếu không có cái tâm thì một cửa, một dấu, người ta vẫn có thể làm phiền hà, vẫn có

thể nhũng nhiễu”. Bài “Đẩy nhanh tốc độ cải cách thủ tục hành chính” trên

Thời báo kinh tế Sài Gòn cho rằng “Cần tổ chức nghiên cứu một cách toàn diện về thủ tục hành chính hiện nay để đề ra những nguyên tắc chung về quản lý nhà nước để từ đó có cái nhìn toàn diện trong việc cải tiến thủ tục hành chính…”

Trong bài bình luận ngắn, người viết bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua việc lựa chọn đề tài, thông qua lời văn chính luận. Khi đó, đề tài cũng như chủ đề của bài viết thường nổi lên rất rõ, rất trực tiếp và dễ nhận biết ngay. Ví dụ ở bài viết “Góp thêm một tiếng nói ủng hộ sự thành lập Hội Doanh nghiệp trẻ VN” trên Thời báo kinh tế Sài Gòn có đoạn “Trong sự nghiệp chấn hưng, phát triển nền kinh tế nước nhà, nhu cầu xây dựng một lớp doanh nhân mới, những nhà quản lý mới, trẻ, không chỉ là vấn đề cấp bách mà còn là vấn đề chiến lược. Trong chiều hướng suy nghĩ đó, Thời báo kinh tế Sài Gòn xin bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình sáng kiến thành lập „Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam‟ của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam”. Kết quả của cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tiêu chí lựa chọn đề tài hấp dẫn theo nghề nghiệp biểu hiện như sau:

Bảng 5: Chọn đề tài hấp dẫn Chọn đề tài hấp dẫn Total Đồng ý Bình thường Nghề nghiệp

Học sinh sinh viên 17 3 20

Cán bộ công chức, nhân viên văn phòng 17 3 20

Doanh nhân, tiểu thương 18 3 21

Hưu trí 21 0 21

Nghề khác 18 0 18

Đây là điều mà người viết bình luận ngắn cần hết sức lưu ý đối với các sản phẩm của mình. Đa số những người tham gia khảo sát đều thống nhất rằng việc lựa chọn đề tài hấp dẫn là hết sức quan trọng đối với một bài bình luận ngắn (91 người đồng ý). Trong thời đại ngày nay, hàng ngày, thậm chí hàng giờ, người đọc thường xuyên tiếp cận với lượng thông tin tương đối cao, nên họ phải lựa chọn, cân nhắc đâu là thông tin nên đọc, đâu là thông tin thật sự cần thiết đối với mình. Như phần trên đã nhận định, bình luận ngắn tương đối khô khan, nên yếu tố hấp dẫn của đề tài sẽ dễ dàng thu hút người đọc tiếp cận với bài viết. Thực tế khảo sát cho thấy, đối tượng hưu trí là những người rãnh rỗi, có thời gian đọc báo nhiều, lượng thông tin mà họ tiếp cận hàng ngày cũng cao. Vì thế, nhóm đối tượng này cũng rất đề cao tính hấp dẫn của đề tài, và xem đây là sự lựa chọn hàng đầu trước khi quyết định có nên đọc bài báo đó hay không (21 người đồng chí, chiếm tỷ lệ 100%).

Lựa chọn đề tài cho một bài bình luận ngắn không những đòi hỏi phải mạnh dạn mà còn phải kịp thời, đúng lúc. Nếu công tác bình luận không phản ánh kịp thời các sự kiện thì việc bày tỏ quan điểm, thái độ của tờ báo về những vấn đề đó sẽ muộn, thậm chí có khi mất thời cơ. Yêu cầu này đòi hỏi người viết bình luận phải nhạy cảm với các vấn đề nảy sinh, và đối với báo ngày thì yêu cầu này càng cao. Thậm chí, có khi sau bản tin cuối cùng trong ngày kết thúc thì bài bình luận ngắn của số báo hôm sau về vấn đề đó phải được hoàn thành.

Sức thuyết phục của bài bình luận ngắn phụ thuộc vào cách chọn đề tài trong những vấn đề thời sự nóng hổi. Bình luận ngắn không giới hạn phạm vi đề tài, có thể là những vấn đề về chính trị, thời sự, kinh tế, xã hội… song phải đáp ứng yêu cầu tính thời sự của báo chí. Đề tài của bình luận ngắn phải là những vấn đề “nóng” mà cuộc sống đang đặt ra và có nhiều dư luận khác nhau cần

được định hướng. Cũng có khi vấn đề không mới nhưng lại có sự kiện mới giúp bạn đọc hiểu sâu thêm vấn đề. Qua việc chọn lựa các sự kiện và các khả năng dẫn ra những lý lẽ mà ta thấy được năng lực của người viết bình luận ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)