CÂU CHUYỆN HÔM NAY Đối mặt với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 123)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí cách mạng đầy tự hào Ngày nay, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, sự chỉ đạo

4. Nghề nghiệp hiện tạ

CÂU CHUYỆN HÔM NAY Đối mặt với

Đối mặt với 2009

Năm 2008 sắp kết thúc, để lại những dấu ấn khó quên trong một nền kinh tế đang phát triển nhƣ VN. Chín tháng đầu năm 2008, dƣới nhiều áp lực của tình hình kinh tế toàn cầu đang xấu đi, GDP của chúng ta vẫn tăng trƣởng 6,5%. Nhƣng 3 tháng còn lại của năm 2008, kinh tế toàn cầu chính thức lâm vào suy thoái, đã đẩy GDP cả năm 2008 chỉ đạt 6,23%. Điều đó cho thấy nền kinh tế VN đang đối diện với rất nhiều thách thức, thậm chí căng thẳng trong năm 2009

Không chỉ ở VN, gần như toàn thế giới đang bước vào trung tâm vùng nhiễu động của cuộc khủng hoảng trong năm 2009. Theo số liệu dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế thế giới năm 2009 chỉ tăng 0,9% (năm 2008 là 2,5%). Tương tự, Mỹ (-0,5%, 2,5%), khu vực đồng euro (-0,6%, 1,1%), Trung Quốc (7,5%, 9,4%). Trên cơ sở đó, WB dự báo GDP của VN chỉ tăng 5%, trong khi đó Chính phủ ta quyết tâm đạt 6,5%, cho thấy rất nhiều thách thức mà chúng ta đang đối mặt. Nhưng dù 6,5% hay 5%, đó đều là những con số có thể chấp nhận được, thậm chí lạc quan trong bối cảnh cơn bão suy thoái kinh tế đang gào thét.

Kinh tế VN dựa chủ yếu vào nguồn vốn FDI và xuất khẩu (riêng xuất khẩu chiếm 60% GDP), nhưng cả hai chỗ dựa này đều bị chông chênh, thiếu bền vững, dù lượng vốn FDI vào VN trong năm 2008 đạt kỷ lục với hơn 64 tỉ USD. Nhu cầu nhập khẩu của thế giới đang giảm mạnh, trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật, Trung Quốc đều đã lâm vào suy thoái, trừ Trung Quốc vẫn còn đang cố chống chọi, nhưng không loại trừ Trung Quốc cũng bị cơn khủng hoảng nhấn chìm. Khi đó cơn suy thoái kinh tế thế giới trở thành “siêu bão” thổi vào địa cầu, một phần sẽ ảnh hưởng đến nước ta. Tất cả sẽ đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa của VN đối diện với những thách thức đáng quan ngại. Những doanh nghiệp vừa phá sản, đẩy hàng ngàn công nhân đến chỗ mất việc làm trong thời gian gần đây là một minh chứng. Nếu chúng ta không có biện pháp đủ mạnh, nguy cơ 3 triệu người thất nghiệp và bán thất nghiệp có thể xảy ra trong năm 2009.

Đối diện với thực tế đó, Chính phủ đang ra sức điều hành nền kinh tế bằng nhiều giải pháp thực dụng. Việc giảm lãi suất cơ bản xuống còn 8,5% nằm trong chiến lược đó. Tuy nhiên, với lãi suất này các doanh nghiệp vẫn đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc cạnh tranh quốc tế. Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc đều hạ lãi suất cơ bản xuống trên dưới 1%, nếu tính luôn chính sách bù lãi suất mà Mỹ, Nhật và cả Trung Quốc đang áp dụng, lãi suất đó gần bằng 0%, thì hàng hóa VN rất khó cạnh tranh, đặc biệt với hàng hóa Trung Quốc. 6 tỉ USD kích cầu, hỗ trợ kinh tế của Chính phủ được hướng tới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng xuất phát từ thực tế đó và chắc chắn lãi suất cơ bản sẽ còn tiếp tục giảm, để các doanh nghiệp có thể sống trong khủng hoảng. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại lại đối đầu với rất nhiều khó khăn, mà các chuyên gia tài chính hoàn toàn có thể hình dung được, để dự báo đúng, ứng phó đúng, bảo đảm cho các ngân hàng không bị phá sản. Đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu thị trường nhà đất là hai đòn bẩy rất quan trọng để bảo đảm kinh tế phát triển, nhưng cả hai nhiệm vụ đó đều hết sức khó khăn, song song đó cần phát triển tiêu dùng nội địa, vì đó là một thị trường hơn 80 triệu khách hàng.

Kinh nghiệm điều hành kinh tế năm 2008 cho chúng ta nhiều bài học đối phó với lạm phát, với suy giảm kinh tế, về an sinh xã hội...

Chúng ta sẵn sàng đối mặt với những khó khăn về kinh tế trong năm 2009, nhưng vẫn hy vọng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 122 - 123)