Ƣu điểm và nhƣợc điểm của bình luận ngắn 1 Ƣu điểm của bình luận ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 92)

- Đối với cả một nền báo chí: Chúng ta đang kế thừa một nền báo chí cách mạng đầy tự hào Ngày nay, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, sự chỉ đạo

2.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của bình luận ngắn 1 Ƣu điểm của bình luận ngắn

2.3.1. Ƣu điểm của bình luận ngắn

Đa dạng và phong phú về đề tài. Chủ đề và nội dung của các bài bình luận ngắn có liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tác giả có thể đưa vào bài viết của mình bất cứ một sự kiện, vấn đề, hiện tượng nào mà dư luận xã hội đang quan tâm hoặc cho rằng nó cần được quan tâm. Như vậy, bài bình luận ngắn sẽ chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, thú vị, cần thiết với mọi người; trở thành phương tiện hữu hiệu trong việc phản ánh bức tranh đời sống muôn màu, muôn vẻ; đồng thời, giúp độc giả hiểu sâu hơn về một khía cạnh nào đó của vấn đề mà bài viết đề cập. Sự đa dạng và phong phú về chủ đề được phản ánh chính là yếu tố thu hút sự quan tâm của các đối tượng độc giả với thể loại bình luận ngắn nói riêng và với báo chí nói chung. Rất nhiều vấn đề, sự kiện trong xã hội trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội; từ những vấn đề lớn đền những hiện tượng xung quanh cuộc sống đời thường của người đân đều được phản ánh một cách sinh động.

Ví dụ trên báo Tuổi trẻ trong vòng một tuần từ ngày 9/5 đến ngày 15/5/2010 đã đăng tải những bài bình luận ngắn về đầy đủ các lĩnh vực của đời sống như: Bài viết “Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm của tác giả Lê Đức Dục

nay. Hay như vấn đề lạm phát lại được đề cập trong tác phẩm “Nỗi đau khó chấp nhận” của tác giả Trần Vũ Nghi (ngày 10/5). Trong khi đó, bài viết của tác

giả Phi Long mang tên “Giật mình với bạo lực học đƣờng” (ngày 12/5) lại đưa vấn đề văn hóa nơi trường học ra để bình luận với sự xuất hiện một cách phổ biến hiện tượng bạo lực của học sinh. Bài viết Bắt tôm, đừng vắt tép” của tác

giả Vũ Nghi (ngày 13/5) lại nói về những bất cập trong việc thi hành luật thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề tiêu cực trong giới tri thức lại được phân tích trong bài viết Ăn nói làm sao bây giờ” của tác giả Trần Hữu Tá (ngày 15/5) khi tác giả

đưa ra lời bình luận về những vụ tiêu cực được phát giác trong thời gian qua có liên quan đến cán bộ, trí thức…

Như vậy, không những các vấn đề phức tạp liên quan đến kinh tế, chính trị như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bão giá…mà những vấn đề văn hóa xã hội gây xôn xao trong dư luận như bạo lực học đường, đói nghèo cũng được các nhà báo viết bình luận ngắn đưa vào bài viết của mình. Đây là một trong những yếu tố làm cho những bài bình luận ngắn có thể tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đời sống hiện thực. Không những thế, các bài bình luận ngắn còn giúp cho độc giả có những nhìn nhận mới mẻ và nhiều chiều về các vấn đề trong xã hội. Nếu bài viết hấp dẫn được công chúng thì đã góp phần làm cho người dân quan tâm hơn đến thời sự đất nước, tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề của quốc gia, thúc đẩy cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng giải quyết những vấn đề phức tạp còn gây nhức nhối.

Nội dung cô đọng và ngôn ngữ hàm súc. Một bài bình luận ngắn, có thể chỉ từ một hoặc một vài sự kiện sẽ được tác giả sử dụng để chứng minh cho vấn đề mà mình định nói, sau đó phân tích và bình luận trong mấy câu văn cũng đủ để làm nổi bật vấn đề. Chính do đặc trưng, yêu cầu về dung lượng của mỗi bài bình luận ngắn nên yêu cầu tác giả phải rất thận trọng trong việc đưa ra vấn đề,

cách tiến hành phân tích và bình luận chúng, cách lựa chọn dẫn chứng và nhất là việc trau chuốt ngôn ngữ. Do đó, hầu như các bài bình luận ngắn tuy có dung lượng không nhiều nhưng lại mang đến cho độc giả nhiều kiến thức, nhiều cái nhìn mới mẻ về một vấn đề, hiện tượng nào đó. Ngôn ngữ trên các bài báo viết theo thể loại bình luận ngắn là ngôn ngữ chính luận, ngày càng được trau chuốt. Đồng thời, việc sử dụng các chất liệu văn học một cách phổ biến vừa làm tăng tính hàm súc, ngắn gọn cho tác phẩm, vừa giúp độc giả dễ dàng tiếp cận và hiểu vấn đề hơn.

Ví dụ như bài viết “Thực phẩm giả, nguy cơ thật” ngày 14/5/2010 trên

báo Người lao động, trong khi nêu lên vấn đề, có viết “Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Bệnh tật từ cửa miệng đi vào. Cái vạ từ cửa miệng đi ra”. Việc sử dụng những loại lương thực, thực phẩm giả khiến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng”. Việc sử dụng này giúp rút ngắn dung lượng bài viết, nêu vấn đề và khái quát nội dung chính của bài viết một cách ngắn gọn nhưng lại tạo cho độc giả những hình dung chân thực và cụ thể nhất về vấn đề được đưa ra bàn luận, không cần phải sử dụng những thuật ngữ khó hiểu thì độc giả vẫn có thể hiểu tác giả đang muốn đề cập đến vấn đề gì. Đây là một lợi thế của thể loại bình luận ngắn nhưng cũng là một yêu cầu đặt ra với những phóng viên nào muốn sử dụng chúng để hình thành một tác phẩm báo chí.

Hoặc bài viết “Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm” của Lê Đức Dục trên báo Tuổi trẻ ngày 9/5/2009, tác giả đã đưa vào đầu bài viết một đoạn thơ của Nguyễn Duy “Hãy thức dậy đất đai/ Cho áo em tôi không còn vá vai/ Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…/Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm/Rồi đi xa hơn – đẹp và giàu, và sung sướng hơn…”. Nhiều người sẽ thấy khó hiểu khi đưa thơ văn vào một tác phẩm báo chí với phong cách ngôn ngữ chính luận nhưng cách làm này lại đạt hiệu ứng tốt. Điều này có sức gợi hình ảnh mạnh mẽ

đối với độc giả, đồng thời làm giảm đi tính khô khan của thể loại bình luận ngắn. Đọc mấy dòng thơ trên, độc giả có thể hiểu được rằng trên đất nước ta, có rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, người dân vẫn còn thiếu ăn, trẻ em không được đến trường và sự chênh lệch giàu nghèo còn quá lớn. Phần mở đầu này sẽ thu hút người đọc tiếp tục theo dõi những phần sau để xem bài viết có gì đặc biệt. Như vậy là tác phẩm cũng đã thành công một nửa rồi.

Cập nhật thông tin nhanh, dung lượng ngắn phù hợp với yêu cầu của độc giả. Đây là một ưu điểm tạo ra lợi thế phát triển quan trọng đối với thể loại

bình luận ngắn. Bởi lẽ trong xã hội hiện đại, hội nhập quốc tế, nhịp độ phát triển mau lẹ thì mọi người dân luôn hối hả với công việc riêng của mình. Công chúng tìm đến báo chí không những với mong muốn giải trí mà còn với mục đích làm sao có thể thu lượm được nhiều thông tin, kiến thức trong một thời gian ngắn nhất. Độc giả không có nhiều thời gian cho các bài báo viết dài, viết lan man. Có thể nói rằng đây là lợi thế của thể loại tin tức, còn với các bài chính luận báo chí thì muốn làm được điều này không phải là dễ dàng. Trong bài bình luận ngắn, với dung lượng không dài sẽ là ưu điểm đầu tiên giúp cho độc giả không bị “ngợp” với số lượng con chữ, và thu hút sự quan tâm của họ.

Bên cạnh đó, với thể loại bình luận ngắn, độc giả không những được tiếp cận với nhiều sự kiện liên qua đến vấn đề (mà tác giả đưa ra để làm dẫn chứng) mà còn được lắng nghe những bình luận, đánh giá, nhận xét vấn đề từ chính tác giả. Đôi khi, đó cũng chính là ý kiến của bản thân hoặc là giúp độc giả có cách nhìn nhận mới mẻ và đúng đắn hơn về vấn đề và có những hướng giải quyết phù hợp. Mọi sự kiện diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội đều có thể tổng kết nên một vấn đề. Tác giả của bình luận ngắn cập nhật và đưa chúng ngay vào bài viết của mình. Như vậy, không có nghĩa là đề tài của bài viết đã cũ, mà ngược lại tính thời sự của một bài bình luận ngắn vẫn giữ ở mức độ cao, bám sát những sự kiện

và vấn đề diễn ra hàng ngày cũng như các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước.

Ý kiến trong bài bình luận ngắn góp phần định hướng thông tin, cách nhìn nhận sự việc của công chúng và định hướng dư luận xã hội. Trong mỗi bài bình luận ngắn, tác giả thông qua những nhận xét, bình luận để thể hiện ý kiến và quan điểm của mình về vấn đề được bàn luận. Lời nói của mỗi nhà báo, phóng viên có một sức nặng ghê gớm, tác động đến cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề của công chúng. Mỗi phóng viên có cách thể hiện ý kiến, quan điểm của mình khác nhau nhưng đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận của công chúng. Những ý kiến đó không những thể hiện cá tính sáng tạo và phong cách riêng của mỗi phóng viên mà còn tạo cách nhìn đúng đắn về vấn đề cho công chúng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và chính sách pháp luật của nhà nước, phù hợp với quy luật phát triển chung của đất nước và xu thế toàn cầu. Bình luận ngắn là công cụ không thể thiếu trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng.

Ví dụ trong bài viết “Nỗi buồn tỉnh lẻ” của tác giả Tam Hữu, đăng trên mục “Thời sự và suy nghĩ” của báo Tuổi trẻ ngày 8/5/2010, tác giả bài viết đã sử dụng một cuộc đối thoại giữa những người bạn về chủ đề phim Việt và cách xưng hô ở ngôi thứ nhất số ít “tôi” để thể hiện quan điểm của mình. Bài viết có đoạn “H. bảo xấu hổ thật nhưng không biết thì nói không biết, nhờ tôi giảng giải xem phim điện ảnh khác phim truyền hình ở chỗ nào… khi người Việt mình “phim dạng nào thì cũng gọi là phim”. Và lúc tôi so sánh đơn giản nhất, phim điện ảnh thì chiếu ngoài rạp, phim truyền hình chỉ chiếu trên ti vi, cả bọn đã cười ồ lên. H. bảo thế thì thông cảm giùm dân tỉnh lẻ, chưa từng được đặt chân vô rạp xem phim… nên không biết đường so sánh. Chưa kể là lâu nay xem phim từ kênh HBO đến VTV thì cũng là coi qua màn ảnh nhỏ, nên có phân biệt chăng

chỉ là phim Việt, phim ngoại, phim hay, phim dở, phim dài tập, phim một tập chứ chẳng có sự phân biệt nào khác hơn….Tôi ngây thơ hỏi lại “Bộ Huế không có một rạp chiếu phim nào à?” để nhận được những tiếng cười ồ còn lớn hơn lần trước. “Có, một rạp. Nhưng chỉ để vô đó “đóng phim” hoặc coi phim khán giả đóng”. So sánh Huế, những thành phố nhỏ khác nữa của Việt Nam với Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng…, tôi trả lời được cho mình câu hỏi tại sao nhiều khán giả Việt vẫn còn chưa phân biệt được sự khác nhau của phim điện ảnh lẫn phim truyền hình. Nhưng chạnh lòng hơn cả là đến bao giờ khán giả của những nơi ấy mới có cơ hội tiếp xúc với màn ảnh rộng”. Qua đoạn hội thoại ngắn ngủi và nhất là câu phát biểu ở cuối đoạn trích trên, ta có thể thấy rõ thái độ và ý kiến của tác giả được bộc lộ như thế nào. Đó chính là sự tiếc nuối và cảm thấy xã hội đang tồn tại một sự chênh lệch trong việc tiếp cận các yếu tố văn hóa giữa người dân thành phố với những người dân sống ở tỉnh lẻ và vùng nông thôn, mà ở đây là văn hóa phim truyện.

Việc kết hợp phương pháp nghị luận tổng hợp trong tác phẩm viết theo thể loại bình luận ngắn sẽ giúp người viết có điều kiện khai thác vấn đề ở nhiều góc cạnh, sâu rộng hơn. Bài viết từ đó mà thêm sinh động, hấp dẫn độc giả hơn. Điều này cũng thể hiện kỹ năng viết bình luận và khả năng sử dụng các phương pháp phân tích, chứng minh, bình luận của nhà báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 92)