Đƣa ý kiến chủ quan vào bài viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

- Dự báo kèm theo kiến nghị để giải quyết vấn đề Vấn đề này có lẽ không cần đề cập nhiều bởi không chỉ trong trường hợp này mà phần lớn các bà

12 Những cơ sở nghiên cứu xã hội học Maxtcơva

2.4.3. Đƣa ý kiến chủ quan vào bài viết

Sự việc được phản ánh trong một bài bình luận ngắn cần phải được xem xét trong nhiều khía cạnh, đặt nó trong các mối quan hệ nhiều mặt mới có thể phát hiện ra được các ý nghĩa của vấn đề, phải bao quát toàn diện, thể hiện sự nhất quán về chỗ đứng, cách nhìn nhận đánh giá của người viết.

Bài bình luận ngắn đòi hỏi một sự bộc lộ chính kiến, quan điểm, thái độ của người viết nhưng thực chất là của tòa soạn hay của tổng biên tập, mà đứng sau là cơ quan chủ quản của tờ báo. Nhưng những chính kiến, thái độ đó phải được diễn đạt một cách khách quan, hướng về một mục đích cụ thể dưới một hình thức phù hợp.

Bởi thế, việc đưa ý kiến chủ quan, một chiều của người viết vào những bài bình luận ngắn là điều hoàn toàn không nên. Đôi lúc, ý kiến chủ quan của cá nhân người viết không hẳn là xấu, là tiêu cực, nhưng một khi đã mang màu sắc cá nhân thì tính trung thực, tính khách quan và trong sáng của bình luận ngắn sẽ không còn. Kết quả khảo sát cũng khá trùng khớp với nhận định trên, cụ thể như sau:

Rất đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Trình độ học vấn Phổ thông 7 26 6 0 39 Cao đẳng 4 4 2 0 10 Đại học 10 28 6 1 45 Sau ĐH 2 3 1 0 6 Total 23 61 15 1 100

Có tổng cộng 84 ý kiến đồng ý rằng không nên đưa những ý kiến chủ quan của người viết vào bài bình luận ngắn. Và số người có trình độ tương đối cao (đại học và sau đại học) thì càng đồng ý với tiêu chí này. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chí “Tránh ôm đồm, lạm bàn những vấn đề cao siêu” và tiêu chí “Tránh đưa ra những kiến nghị trái pháp luật”, thì tiêu chí “Tránh đưa ý kiến chủ quan” không nhận được sự đồng tình cao. Bởi vì, trong 100 người được khảo sát thì có đến 15 người cho rằng việc đưa ý kiến chủ quan vào bài viết là bình thường và có thể chấp nhận được. Theo quan điểm của những đối tượng này, đứng trước một vấn đề vừa mới vừa nảy sinh trong cuộc sống, khi người đọc chưa đủ thời gian cũng như kiến thức để đánh giá thì khi ấy việc đưa ý kiến của người viết là rất cần thiết. Đây cũng là những ý kiến mà người viết bình luận ngắn cần hết sức quan tâm và vận dụng một cách hợp lý.

Đề cập đến nội dung này là ta đã chạm đến khái niệm về tính tư tưởng trong công tác bình luận, mà thực chất là yêu cầu cao về tính Đảng của giai cấp vô sản. Một bài bình luận ngắn, dù ngắn cũng phải giúp cho bạn đọc nhận thức được cái đúng, cái sai trong thực tế cuộc sống đang diễn ra muôn hình, muôn vẻ; nhận thức được quy luật tất yếu khách quan và sự vật đang vận động; hiểu được quan điểm, thái độ của Đảng và Nhà nước. Muốn có tính tư tưởng cao, các bài bình luận ngắn phải lấy đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở,

lấy yêu cầu tuyên truyền của Đảng làm phương hướng để viết bài. Trong bình luận ngắn, tuyệt nhiên không thể đưa quan điểm và ý kiến cá nhân thiên lệch vào bài viết.

Tiểu kết

TBình luận ngắn là một bài báo nổi bật của một số báo, điều này đã được khẳng định ở tầm quan trọng của thể loại. Có thể nhìn nhận vai trò to lớn này trên các bình diện cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bình luận ngắn trên báo in thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)