Hoạt động phân phối của Công ty đ ược thực hiện thông qua các đại lý của Công ty trên phạm vi Miền Trung và Tây Nguyên.
Sơ đồ kênh phân phối của Công ty.
Khách hàng mua hàng của Công ty có thể mua trực tiếp ở chi nhánh và ở các đại lý. Do đặc điểm hàng hoá của Công ty là hàng công nghiệp có tính năng kỹ thuật cao đòi hỏi người bán hàng phải hiểu biết về mặt kỹ thuật cũng nh ư đặc tính sản phẩm hàng hoá để có thể giải thích những thắc mắc cho khách hàng. Nhìn chung hệ thống phân phối của Công ty phần n ào đãđáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng chưa thực sự linh hoạt. Hiện nay số l ượng đại lý của Công ty không ngừng tăng lên nhằm mở rộng thêm thị trường và tăng doanh số bán. Sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ mạnh ở thị trường Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam. Trong thời gian qua với hệ thống kênh phân phối mà chi nhánh sử dụng bán hàng như hiện nay đều đạt lượng doanh thu đáng kể. Trong đó với kênh bán hàng trực tiếp tại công ty mức tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn đây là một kết quả rất thành công của chi nhánh trong quá trình kinh doanh của mình. Kết quả tiêu thụ tại các đại lý cũng không kém quang trọng đã
Công ty
Đại lý
đem lại khoảng doanh thu đáng kể. N hư vậy qua sự phân tích trên một phần nào ta nhận ra được tên tuổi của công ty đã vàđang chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài việc thông qua bán ở các đại lý bán sĩ và bán lẻ. Chi nhánh còn trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng với phương thức bán hàng như vậychi nhánh xuất hàng thì hàng thuộc sở hữu của khách. Do vậy khách hàng có trách nhiệm bảo quản, tiêu thụ và thanh toán đúng hạn. Trách nhiệm được phân định rõ ràng trong hợp đồng, trong qui định của chi nhánh nên chi nhánh tiến hành kiểm soát và thúc đẩy quá trình thanh toán. Đối với khách hàng quan trọng và đặc biệt như mua với số lượng lớn hoặc các đối tác của công ty mẹ thì chi nhánh trực tiếp chào hàng và thỏa thuận ký hợp đồng. Mặt khác, nếu hàng đã nhập ở các đại lý nhưng khi khách hàng có nhu c ầu thì chi nhánh áp dụng phương thức điều động nội bộ, yêu cầu các đại lý giao hàng cho chi nhánh để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu
2.4.5. Quản lý và lãnhđạo.
Công ty quan điểm người quản lý và người lãnh đạo là những người quyết định đến sự thành bại của công ty. Do vậy việc tuyển chọn và đào tạo cán bộ quản lý được công ty rất coi trọng xuất phát từ chức năng thực tế, yêu cầu nguồn lực công ty. Các yêu cầu khi tuyển dụng cán bộ quản lý nh ư sau:
- Người quản lý phải có kỹ năng lãnh đạo, có kiến thức về kinh doanh ô tô,có kiến thức về luật.
- Trìnhđộ cán bộ quản lý: từ đại học trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô.
- Có tầm nhìn chiến lược, có kỹ năng lãnhđạo và quản lý nguồn lực, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Khả năng hoạch định, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung, dài hạn cho toàn công ty.
- Có khả năng làm việc tập thể và khai thác các tố chất của cấp đưới. Có kĩ năng giao tiếp ,đàm phán tốt….
Tại công ty người lãnh đạo thường xuyên trao đổi công việc và lắng nghe các ý kiến, theo dõi việc kinh doanh của chi nhánh, trao đổi công việc th ường xuyên qua mail, điện thoại, skype…tổ chức triển khai, điều hành hoạt động kinh doanh, tạo môi trường làm việc tốt cho các nhân vi ên. Chính điều này tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty và việc nắm bắt thông tin đ ược nhanh chóng. Chính các điều n ày đã
cho công ty những năng lực cạnh tranh vô hình. Trong hoạt đông kinh doanh ng ười lãnh đạo biết khai thác tốt điểm mạnh của nhân viên thì sẽ đem lại thành công cho công ty.
2.4.6. Khả năng nắm bắt thông tin.
Vấn đề thông tin được công ty rất quan tâm, vì thông tin có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nó bao gồm việc thu thập, xử lý và phản hồi. Quá trình thu thập thông tin như sau:
Xác định nguồn cung cấp thông tin.
Tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty đ ược công ty thu thập qua hai nguồn: nguồn thông tin sơ cấp và nguồn thông tin thứ cấp.
Nguồn thông tin sơ cấp nội bộ được thu thập qua: thông tin của lãnh đạo, thông tin của nhân viên sales, thông tin của nhân viên trong toàn công ty. Thông tin từ các chi nhánh.
Nguồn thông tin sơ cấp bên ngoài: là nguồn thông tin thu được thông qua các nghiên cứu và điều tra ở phạm vi bên ngoài công ty. Quá tr ình nghiên cứu có thể thông qua khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thông tin từ đối tác.
Nguồn thông tin thứ cấp: đó là nguồn thông tin thu thập đ ược thông qua truyền thông, báo chí, sở ban ngành( sở kế hoạch đầu tư, sở giao thông vận tải)
Các nguồn thông tin này được ban lãnh đạo xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra một chính sách kinh doanh hiệu quả.