Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 78 - 144)

Chƣơn g : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1 Nhận xét chung

3.1.1 Về thành tựu

Qua 40 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng, nhìn chung hai Bộ môn Lịch sử Đảng tại Khoa Lịch sử và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy chính trị đã đạt dược nhiều thành tựu to lớn:

Thứ nhất, sau 40 năm xây dựng và phát triển (1974-2014), Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, hai Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử và Trung tâm đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên ngành Lịch sử Đảng

có chất lượng cao.

Tuy đội ngũ giáng viên cơ hữu không nhiều, nhưng đều có phẩm chất tư cách tốt, tư tưởng đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn cao. Từ vài ba cán bộ lúc ban đầu, trong quá trình phát triển, đã có khoảng 30 cán bộ công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử và Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Trung tâm trong những khoảng thời gian khác nhau. Trong đó có 1 người là PGS.NGND 1 người là PGS.TS.GVCC.NGƯT 4 người là PGS.TS, 3 người là TS, 3 người là ThS, 2 người là ThS.NCS.

Nhiều giáo viên của hai Bộ môn đã được giao các nhiệm vụ công tác quan trọng ở Khoa, ở Trường, như Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Hiệu trưởng nhà trường. Ủy viên Hội đồng nhà Trường, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Trường; Trưởng Ban Thanh tra Trường; Trưởng phòng Công tác Chính trị và quản lý sinh viên Phó Trưởng phòng quản lý nghiên cứu khoa học, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Trường, Chi hội trưởng Cựu chiến binh Khoa….

cứu khoa học, 4 cán bộ của Bộ môn được nhận Huân chương lao động hạng Nhì và hạng Ba khi đang công tác tại Bộ môn. Các chủ nhiệm Bộ môn, các Phó Chủ nhiệm Bộ môn là những người đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Bộ môn.

Đến năm 2014, Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử có 7 giảng viên trong biên chế. Trong đó có 4 PGS. TS, 1 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Đồng thời có nhiều giáo sư, Phó Giao sư, Tiến sĩ đã nghỉ hưu hoặc đang đảm nhiệm công tác quản lý, đào tạo tại Trường ĐHKHXHNV và ĐHQGHN tham gia giảng dạy. Bộ môn Lịch sử Đảng là một trong những Bộ môn chuyên ngành có đội ngũ giảng viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao tại Trường ĐHKHXHNV và ĐHQGHN.

Sự thành công trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là cơ sở, nền tảng cho sự thành công trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn, đúng với tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “cán bộ là gốc của mọi công việc”. Mặc dù trong gần 40 năm qua, đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng có những lúc gặp khó khăn, trở ngại song do làm tốt công tác cán bộ, có được đội ngũ cán bộ tận tâm, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao, hai Bộ môn Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội đã hoan thành tốt nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng với vị trí, vai trò của Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước,

Thứ hai, trong công tác đào tạo, hai Bộ môn Lịch sử Đảng đã xây dựng được chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và nghiên cứu sinh một cách hệ thống, cơ bản, chi tiết, biên soạn được nhiều giáo trình, bài giảng phục vụ tốt công tác đào của Trường và giúp một số đơn vị khác mở được chuyên ngành tạo đại học, sau đại học về Lịch sử Đảng.

Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử đã luôn luôn đi đầu trong việc xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên chuyên ngành, cho đào tạo

nghiên cứu sinh, cao học của Trường, của Bộ; nhanh chóng thích nghi với loại hình đào tạo theo tín chỉ.

Các khung chương trình, chương trình khung đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Lịch sử Đảng do hai Bộ môn xây dựng đã được chỉnh sửa, nghiệm thu nhiều cấp, nhiều lần, trải qua nhiều năm áp dụng, thể hiện tính khoa học và thực tiễn cao. Khung chương trình đào tạo của Bộ môn tập trung vào các chuyên đề cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng, đối ngoại…. là các chuyên đề có tính thiết thực và ứng dụng cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động chính trị, xã hội. Các giáo trình, bài giảng do hai Bộ môn biên soạn đều có nội dung chuyên môn cơ bản, tính khoa học cao, tính lý luận đúng đắn.

Hai Bộ môn đã trực tiếp giúp đỡ một số cơ sở đào tạo khác xây dựng và mở được chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học về Lịch sử Đảng, như Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh, Học viên chính trị Khu vực I,….

Cán bộ của hai Bộ môn đã chủ trì, tham gia biên soạn nhiều giáo trình cho Bộ, như Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập III (1998), Tập bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Một số chuyên đề về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2007),

Ngoài môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện 100% môn học do Bộ môn đảm nhiệm về Lịch sử Đảng ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đều đã có đề cương, bài giảng môn học, cả ở bậc cử nhân, cao học và NCS. Như: Sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam; Đảng lãnh đạo chuẩn bị và tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945; Đường lối đối ngoại của Đảng; Hậu phương của chiến tranh nhân dân Việt Nam; Xây dựng Đảng qua các thời

cách mạng; Đảng với cuộc cách mạng ruộng đất, Đường lối đối ngoại của Đảng thời kỳ đổi mới, Đường lối đổi mới của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế biển,...

Việc xây dựng được hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo trong giảng dạy Lịch sử Đảng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa công tác đào tạo ngành Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội đi vào quy củ, tiến kịp theo tốc độ đổi mới của hệ thống giáo dục, đồng thời tạo điều kiện đảm bảo chất lượng giảng dạy, đào tạo Lịch sử Đảng, nhất là trong điều kiện hiện nay, xã hội không coi trọng, quay lưng lại với Khoa học Lịch sử và Khoa học chính trị.

Thứ ba, hai Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử Đảng (nay là môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt

Nam) cho các thế hệ sinh viên của trường và của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đây là nhiệm vụ thường xuyên, hết sức quan trọng, nặng nề do nội dung chuyên mộn rất khó, lại chịu nhiều tác động của đời sống kinh tế- xã hội trong và ngoài nước.

Môn học Lịch sử Đảng (ĐLCMĐCSVN) là một môn học trong hệ thống các môn lý luận chính trị. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo và có vai trò quan trọng phục vụ cho sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, định hướng tư tưởng, ý thức chính trị của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Trước năm 2014, Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử đảm nhiệm dạy môn Lịch sử Đảng ( Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) cho 3 trường ĐHKHXHNV, ĐHKHTN, ĐHGD; Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm giảng dạy tại 5 trường và Khoa trực thuộc còn lại. Số lượng lớp phân bổ không ổn định (có học kỳ chỉ có 30 lớp, có học kỳ lên tới trên 100 lớp), đối tượng sinh viên không đồng đều (cả khoa học tự nhiên, kinh tế, xã hội nhân văn, sư phạm,…), thời khóa biểu thường trùng nhau, chương trình, giáo trình

thay đổi luôn, có nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên của Bộ môn quá ít, lại phải đảm bảo đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng…

Trong hoàn cảnh đó, các cán bộ hai Bộ môn đã có ý thức tự rèn luyện mình về chính trị tư tưởng, luôn phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy, để nghiên cứu, truyền thụ tốt nhất nội dung khoa học và yêu cầu giáo dục của môn học cho sinh viên.

Chất lượng dạy và học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng

sản Việt Nam, theo khảo sát của Nhà trường, từ khóa 2009 đến 2012, đều đạt

vào loại tốt. Điểm trung bình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cả 4 khóa theo hệ tín chỉ là 3.01 (tương đương 7,5 hệ điểm 10), trong khi điểm trung bình chung của các môn lý luận chính trị là 2.58 (tương đương 6,5 hệ điểm 10). Việc hoàn thành được các nhiệm vụ giảng dạy với số và chất lượng như trên là nỗ lực cao độ của hai Bộ môn Lịch sử Đảng.

Thành công trong dạy môn Lịch sử Đảng (ĐLCMĐCSVN), hai Bộ môn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của mình, trang bị kiến thức và ý thức chính trị cho hàng chục vạn sinh viên các thế hệ của Đại học Tổng hợp và Đại học Quốc gia Hà Nội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1974 đến nay.

Thứ tư, Bộ môn Lịch sử Đảng đã trực tiếp góp phần đào tạo được một

đội ngũ cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng với số lượng lớn, chất lượng tổt, được xã hội đánh giá cao, thu hút đông đảo người học. Trải qua 40 năm kể từ ngày thành lập (1974-2014), trong đội hình của Khoa Lịch sử, Đơn vị Anh hùng Lao động, Bộ môn Lịch sử Đảng đã có rất nhiều cố gắng trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Lịch sử Đảng. Trong những năm đầu mới thành lập, sinh viên theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng thường xuyên chiếm từ 20% đến 40% tổng số sinh viên Khoa Lịch sử, đa số là cán bộ, đảng viên. Có thời kỳ số lượng sinh

viên chuyên ngành Lịch sử Đảng giảm sút mạnh mẽ, nhiều giáo viên chuyển sang đơn vị khác. Trước tình hình đó, Bộ môn đã kiên trì với nghề nghiệp, cải tiến phương pháp, quan tâm đền sinh viên và cùng với xu hướng chung, dần dẫn đã khôi phục được vị thế của môn học, thu hút được nhiều sinh viên Học viên cao học, NCS theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng.

Những năm gần đây, số sinh viên, học viên cao học, NCS theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng tăng lên gấp bội, phù hợp với xu thế phát triển chung và đảm bảo nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vẹ đất nước trong tình hình mới

Nhiều sinh viên của Bộ môn đã trưởng thành sau khi ra trường, giữ những vị trí cao trong các cơ quan Trung ương và địa phương. Nhiều cử nhân, thạc sĩ trẻ do Bộ môn đào tạo hiện nay đang là nòng cốt tham gia giảng dạy chính trị tại các trường đại học, cao đẳng và cán bộ chuyên môn tại các cơ quan nghiên cứu và hệ thống chính trị các cấp.

Không những hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Trường, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ môn còn ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về Lịch sử Đảng, trở thành một địa chỉ đào tạo tin cậy, từng được Bộ giao thêm nhiệm vụ đào tạo lớp chuyên tu, nâng cao trình độ cho cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Có nhiều giáo viên là chủ biên, đồng tác giả các giáo trình môn học về Lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho Bộ, cả giáo trình điện và tham gia giảng dạy cho các lớp tập huấn Hè của giáo viên toàn ngành do Bộ tổ chức.

Với vai trò trong đào tạo giảng viên, cán bộ chuyên môn về Lịch sử Đảng, hai Bộ môn Lịch sử Đảng của Đại học Quốc gia Hà Nội đã trở Trung tâm định hướng đối với công tác giảng dạy và nghiên cứu Lịch sử Đảng trong

cả nước, đị chỉ tin cậy đào tạo, cung cấp cán bộ chuyên môn, cán bộ phòng trào cho sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.

Thứ năm, cán bộ Bộ môn và Trung tâm đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu khoa học, chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu các cấp, một đơn vị chủ công trong nhiều cuộc hội thảo khoa học do Trường tổ chức, cộng tác viên quen thuộc của nhiều cơ quan, nhiều tạp chí chuyên ngành về Lịch sử Đảng và cách mạng Việt Nam.

Các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì hoặc tham gia trên 50 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cấp Nhà nước và đều được nghiệm thu với chất lượng tốt: Lịch sử Quốc hội Việt Nam; Lịch sử Chính phủ Việt Nam; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Lịch sử Việt Nam; Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; Từ điển Bách khoa Việt Nam; Lịch sử Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chính sách đối ngoại của Đảng trong thời kỳ 1945-1954; Một số vấn đề về công tác xây dựng Đảng thời kỳ 1986-2000; Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong văn kiện Đảng thời kỳ 1930- 1975, Quan hệ thương mại Việt Nam- Liên bang Nga, ...

Sách chuyên khảo, tham khảo do cán bộ của Bộ môn là tác giả hay đồng tác giả có trên 150 cuốn được xuất bản, tiêu biểu như: Các đại hội Đảng

ta; Từ điển Bách khoa Việt Nam; Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và

nông thôn 1930- 1975; Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1930-1975; Vùng tự do Thanh- Nghệ- Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Lịch sử Hà Tĩnh; Lịch sử Đường sắt Việt Nam; 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đường Lịch sử; Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; 50 năm phong trào

Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam- những vấn đề Lịch sử;

Bên cạnh đó cán bộ trong hai Bộ môn đã có 300 bài viết được đăng rên các tạp chí uy tín như Tạp chí Cộng sản, Lịch sử Đảng, Nghiên cứu Lịch sử,

Lịch sử quân sự, Khoa học, Giáo dục lý luận, Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam Á…

Tổng cộng các cán bộ của Bộ môn Lịch sử Đảng đã có trên 500 công trình nghiên cứu được xuất bản (cả viết riêng và viết chung). Trong đó, người có nhiều công trình lớn, cấp nhà nước là trên 30 công trình, đề tài các loại; người có nhiều sách được xuất bản nhất là trên 50 cuốn); người có nhiều bài đăng tạp chí là trên 100 bài.

Về trao đổi quốc tế, tất cả cán bộ của Bộ môn đều đã đi nghiên cứu, tham dự hội thảo khoa học, thăm quan thực tế ở nước ngoài dưới nhiều hình thức và thời gian khác nhau. Không kể các cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức ở trong nước, nhiều cán bộ của Bộ môn đã dự hội hội thảo, học tập, nghiên cứu ở trên 20 Quốc gia.

Những công trình hoặc tuyển tập công trình do cán bộ của hai Bộ môn chủ trì hay tham gia thực hiện đều có chất lượng cao đóng góp thiết thực cho yêu cầu giảng dạy và phục vụ sự nghiệp chung, góp phần làm sáng tỏ vai trò và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, xây dựng cách nhìn, đánh giá khách quan của xã hội và quốc tế đối với Khoa học Lịch sử Đảng.

Thứ sáu, đội ngũ giáo viên ngày càng có nhận thức khách quan, toàn diện hơn về Lịch sử Đảng, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao được thu nhập từ chuyên môn của mình.

Tuy chưa thật đồng đều và còn những ý kiến khác nhau, song nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 78 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)