Tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 36 - 46)

. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính

6. Bố cục

1.2 Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng từ năm 98 đến năm 99

1.2.2 Tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị trường

trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Năm 1985, trước yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin của các trường đại học, cao đẳng, môn chính trị của các trường Trung học chuyên nghiệp trong cả nước “Thực hiện Chỉ thị 25 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa V, theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Đình Tứ đã ký Quyết định số 1582/QĐ về việc thành lập Trung tâm

Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin tại Trường Đại học Tổng

Việc ra đời của Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin phản ánh nhu cầu khách quan là việc bồi dưỡng, cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy các Bộ môn khoa học Mác - Lênin hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, Trung tâm làm nhiệm vụ giảng dạy các môn lý luận Mác – Lenin cho sinh viên toàn trường Đại học Tổng hợp.

Việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ phải được tiến hành tập trung, với quy mô lớn, theo sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương. Do đó, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thấy cần thiết phải thành lập một tổ chức đủ mạnh đảm bảo công việc này.

Bộ chọn nơi đặt Trung tâm ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, vì lúc bấy giờ ở Trường vốn có Bộ môn Mác - Lênin, có nhiều cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm. Hơn nữa, lúc này trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có khoa Triết học, khoa Kinh tế chính trị (trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường) và Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (trực thuộc Khoa Lịch sử của trường) với đội ngũ giảng dạy đông đảo cả về số lượng, đứng hàng đầu trong cả nước về chất lượng.

Đặt Trung tâm ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp muốn huy động được đông đảo cán bộ của nhà trường phục vụ cho công tác bồi dưỡng do Trung tâm đảm nhiệm. Sau khi có quyết định thành lập Trung tâm, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã có Quyết định số 1648/QĐ, ngày 11 tháng 12 năm 1985 cử “đồng chí Nguyễn Duy Qúy, Phó hiệu trưởng kiêm giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm”[10; 8].

Việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ sau khi có chỉ thị 25 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

khóa V, được đẩy mạnh theo hướng tăng cường đổi mới nội dung và phương pháp. Đặc biệt từ sau Đại hội VII (1991), với việc Đảng đã khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc về vai trò, vị trí của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… trong đời sống cách mạng Việt Nam, đã khắc phục được những tư tưởng dao động trong xã hội nói chung, các trường đại học nói riêng. Như vậy, cuối năm 1985 trở đi, các tổ chức trực thuộc Ban Giám hiệu Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có thêm tổ chức mới – đó là Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin với con dấu và tài khoản riêng.

Trong quyết định của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ghi rõ:

- Nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm do Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp quy định

-Trung tâm có con dấu riêng và được phép mở tài khoản tại ngân hàng. - Trung tâm được tổ chức và hoạt động theo quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm trường Đại học, ban hành theo quyết định số 09/QĐ, ngày 21/3/1984 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, các cán bộ làm công tác chính trị tư tưởng ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan giáo dục trong cả nước.

Nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các bậc đại học và sau đại học. Tổ chức thực hiện và phối hợp nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước.

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm lúc mới thành lập là Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và tập huấn, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và các Hội

nghị Trung ương các khóa cho đội ngũ giảng viên lý luận các trường đại học,cao đẳng trong cả nước đồng thời cập nhật các chủ trương, đường lối của đảng và bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy các Bộ môn Khoa học Mác - Lênin thuộc các trường Đại học, Cao đẳng dưới sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Ban khoa giáo Trung ương, Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương.

Ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm đã khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Trước hết, Trung tâm tiến hành kiện toàn về mặt tổ chức. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, bổ nhiệm hai Phó Giám đốc của Trung tâm là đồng chí Nguyễn Mạnh Chinh và đồng chí Hoàng Đôn, đồng thời một số cán bộ được điều động về Trung tâm như: Trần Đăng Huân, Võ Phương Thảo, Đào Xuân Chúc, Nguyễn Hữu Vui. Tổ Lịch sử Đảng của Trung tâm lúc này do thầy Trần Duy Khang làm tổ trưởng.

Theo đề nghị của Trung tâm, lãnh đạo Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có quyết định bố trí cho Trung tâm lúc đầu 1 phòng, sau đó là 2 phòng tầng 4 nhà C khu vực Thượng Đình của trường để làm trụ sở của Trung tâm.

Lúc mới thành lập, Trung tâm gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Nhờ sự quan tâm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường, những khó khăn ban đầu từng bước được khắc phục tạo tiền đề cho sự phát triển của Trung tâm về sau.

Số cán bộ thuộc biên chế của Trung tâm được tăng dần theo thời gian, cả về cán bộ khoa học lẫn cán bộ phục vụ. Sau khi Trung tâm được thành lập một thời gian ngắn, tháng 12 – 1986, Đảng đã tiến hành Đại hội VI – Đại hội có vai trò lịch sử trong đại, mở đầu thời kỳ đổi mới một cách toàn diện ở đất nước ta.

nhuần, nắm vững và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VI. Thực hiện nhiệm vụ này, đối với ngành Giáo dục, đặc biệt là giáo dục Đại học và Trung học chuyên nghiệp là phải tổ chức một cách nghiêm túc việc học tập, nghiên cứu văn kiện Đại hội VI cho đội ngũ giảng viên lý luận Mác - Lênin của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.

Trung tâm đã triển khai kế hoạch của Ban Khoa giáo Trung ương và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp tổ chức học tập Nghị quyết Đại hội VI cho đông đảo lực lượng cán bộ giảng dạy Mác - Lênin các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học, dạy nghề trong cả nước, được các đồng chí lãnh đạo của Bộ cũng như người học đánh giá cao.

Bên cạnh việc tổ chức học tập Nghị quyết của các Đại hội Đảng, Trung tâm đã thực hiện nhiệm vụ tổ chức cho đội ngũ cán bộ giảng viên Mác –Lênin trong toàn quốc học tập các Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng vào dịp hè. Những năm đầu tổ chức học tập trung, mời giảng viên kiêm nhiệm là chính. Các giảng viên phần lớn dạy từ các trường Đảng, Viện nghiên cứu, các trường đại học có trình độ cao và có kinh nghiệm. Bên cạnh đội ngũ giảng viên có trình độ cao và rất có kinh nghiệm, Trung tâm có trách nhiệm quản lý lớp học, đảm nhiệm chuẩn bị về mặt tài liệu, cán bộ giáo vụ, hướng dẫn thảo luận và tham gia đánh giá kết quả học tập của học viên.

Ngoài nhiệm vụ chính lúc này là tổ chức quán triệt các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Trung tâm đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng dạy Mác - Lênin của toàn ngành giáo dục. Trung tâm tổ chức nhiều sinh hoạt khoa học chuyên đề nhằm rà soát, bổ sung chương trình, giáo trình kịp thời đưa ra nhiều tri thức mới vào hệ thống bài giảng, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn của các môn học, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy các môn học Mác- Lênin.

đạo của Trung tâm đã đặt ra vấn đề trước mắt là xây dựng tủ tài liệu, lâu dài là xây dựng một thư viện nhỏ để phục vụ trực tiếp cho việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy Mác - Lênin. Nhờ chủ trương đúng đắn và phù hợp, sau này Trung tâm đã soạn được nhiều tài liệu không chỉ cho cán bộ giảng dạy mà còn tiến xa hơn đối với học tập của sinh viên.

Trong không khí đổi mới của đất nước, đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư của Đảng đã giành một buổi làm việc trực tiếp với các đồng chí ở cơ quan Trung ương về việc giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học.

Buổi làm việc đó được tổ chức ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân – trụ sở của Trung ương Đảng. Tham gia buổi làm việc có các đồng chí:

- Nguyễn Đức Bình, giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc - Phạm Như Cương, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Xã hội - Đặng Xuân kỳ, Viện trưởng viện Mác - Lênin

- Nguyễn Duy Qúy, Phó Ban Khoa giáo Trung ương Đảng

Sau khi nghe các đồng chí phát biểu ý kiến về tình hình giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Đảng, trường Đại học, cũng như các viện nghiên cứu, Tổng Bí thư nhấn mạnh phải coi trọng việc dạy Lịch sử triết học, nhất là Lịch sử triết học phương Đông.

Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy lý luận Mác - Lênin đặt vấn đề bồi dưỡng Lịch sử triết học cho đội ngũ cán bộ giảng Mác - Lênin là việc làm thiết thực để thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng. Để triển khai nhiệm vụ này, Trung tâm xây dựng kế hoạch mời giảng viên và soạn đề cương nội dung gửi các giảng viên kiêm nhiệm.

Trung tâm đã mời đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao để giảng dạy về lịch sử triết học cả phương Tây và phương Đông như các thầy: GS. Trần Đình Hượu, GS. Hà Văn Tấn, GS. Nguyễn Hữu Vui, GS. Phan Ngọc,

GS. Nguyễn Duy Thông… Lớp đầu tiên gồm 150 học viên tham dự. Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ giảng dạy đã được tổ chức hết sức chu đáo, đặc biệt là sử dụng lợi thế mời được cán bộ giảng dạy kiêm chức tốt nhất trong từng ngành cụ thể.

Căn cứ vào kết quả của lớp bồi dưỡng về Lịch sử Triết học, các lớp kế tiếp được mở là Kinh tế chính trị. Các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng cũng vô cùng quan trọng. Cùng với Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, việc giảng dạy Bộ môn lịch sử Đảng có nhiệm vụ làm cho người học thấy rõ sự lãnh đạo của Đảng là nguyên nhân quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

Những biến động diễn ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã gây ra sự dao động ở một số cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ yêu cầu mới là phải tăng cường và đổi mới việc giảng dạy các Bộ môn khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học,cao đẳng,cũng như ở các trường trung cấp,dạy nghề.

Từ đó, nhiệm vụ đặt ra với Trung tâm là hết sức nặng nề và hoạt động của Trung tâm phải được củng cố và tăng cường. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ lãnh đạo của Đảng ủy nhà trường, đến Ban Giám hiệu đã có nhiều quyết định đúng đắn nhằm tăng cường sự hoạt động của Trung tâm. Nhiều cán bộ được bổ sung về Trung tâm như các thầy: Trương Văn Phước, Nguyễn Văn Dương, PGS. Trần Duy Khang, Phạm Việt Trung và nhiều cán bộ trẻ vừa tốt nghiệp đại học cũng lần lượt bổ sung về Trung tâm như: Đinh Xuân Lý, Nguyễn Vũ Hảo, Phạm Hồng Tung, Lê Văn Lực, Phùng Xuân Nhạ, Hoàng Đình Thắng và nhiều cán bộ khác làm giảng viên kiêm nhiệm của Trung tâm.

Nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng của Trung tâm nhằm nâng cao khoa học của Trung tâm, góp phần tích cực vào nhiệm vụ bồi dưỡng đào tạo cán bộ. Trước năm 1990, số lượng cán bộ còn ít và chỉ đủ điều

kiện đảm bảo công tác bồi dưỡng cán bộ lý luận. Từ năm 1992, nhất là từ năm 1992 – 1996, do chức năng nhiệm vụ đào tạo Sau đại học được xác định và đội ngũ cán bộ được tăng cường về số lượng và chất lượng, hoạt động nghiên cứu khoa học đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức.

Nghiên cứu khoa học trở thành một nhiệm vụ thường xuyên, một yêu cầu thiết thực đối với mỗi cán bộ giảng dạy của Trung tâm. Bước đầu hình thành một lực lượng cán bộ giảng dạy trẻ có triển vọng nghiên cứu khoa học tốt.

Trọng tâm của hoạt động khoa học được Trung tâm xác định là nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến việc tổng kết, phát triển lý luận của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước, có liên quan đến việc khẳng định và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đến nay, làm cơ sở bổ sung chương trình, giáo trình và hệ thống chuyên đề phục vụ việc bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ của các trường Đại học, cao đẳng.

Trong giai đoạn 1985- 1996, Trung tâm đã liên kết với các cơ sở đào tạo lớn như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Đại học KHXH & NV tổ chức 10 cuộc hội thảo khoa học xung quanh vấn đề lý luận được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII), công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Đại hội VIII), trong đó có một số vấn đề lớn như vấn đề tính chất thời đại, nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ, đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; sự phát triển về mặt lý luận Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, về đường lối đối ngoại của Đảng.

Trên cơ sở văn bản hợp tác về mặt khoa học và đào tạo cán bộ giữa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva “Trung tâm đã tiến hành hợp tác với Viện nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy

Mác - Lênin. Trong sự hợp tác này, Trung tâm đã đón đoàn cán bộ của viện Viện nâng cao trình độ sang thăm Trung tâm và Trung tâm đã cử cán bộ sang trao đổi và làm việc với Viện nâng cao trình độ của Trường Đại học Tổng hợp Lô-mô – nô- xốp” [15; 13]

Ngoài trường Lô – mô – nô – xốp, Trung tâm còn hợp tác với khoa Mác - Lênin của Trường Đại học Tổng hợp Hum – bôn – Berlin của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Quan hệ hợp tác trên đã góp phần tăng cường sự hiểu biết và sự giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Mác - Lênin giữa hai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)