Đào tạo và nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 46 - 53)

. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính

6. Bố cục

2.1.1 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2005

Từ năm 1996, Đại hội Đảng lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa và nêu lên 6 quan điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải định hướng xã hội chủ nghĩa; Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tấc quốc tế; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, mọi thành phần kinh tế; Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản; Khoa học công nghệ là nền tảng của công nghiệp hóa hiện địa hóa; Lấy hiệu quả kinh tế- xã hội làm tiểu chuẩn cơ bản [2, 1].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương quyết định định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000.

Tháng 12 năm 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua hai nghị quyết quan trọng. Nghị quyết Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000. Nghị quyết nêu rõ thực trạng giáo dục – đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua và kết luận: “Sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được phát triển theo tư tưởng chỉ đạo là thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu.Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục- đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội những tiến bộ khoa học – công nghệ. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo. Giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục- đào tạo trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý” [2; 2].

Như vậy, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu rộng lớn của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp phát triển đất nước thì cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, đóng vai trò nòng cốt thực hiện những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, nguồn nhân lực này sẽ là hạt nhân để đưa đất nước bắt nhịp và hội nhập quốc tế. Để có bước đi mang tính đột phá, cần phải có một đầu tàu, làm nòng cốt đổi mới nền giáo dục đại học nước nhà.

Trong bối cảnh mới, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử cũng như trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đều đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới.

Ngày 12/2/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 16/2001/QĐ- TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, khẳng định và tăng cường hơn nữa quyền tự chủ của các trường, khoa trực thuộc Đại học Quốc gia trong nhiều lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là đào tạo, nghiên cứu khoa học-công nghệ, tổ chức cán bộ, kế hoạch-tài chính và hợp tác quốc tế.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ và Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành, thầy và trò ĐHQGHN nỗ lực phấn đấu xây dựng ĐHQGHN sớm trở thành một Trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế,

xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Khoa Lịch sử cũng hòa nhập vào sự biến đổi chung và tiếp tục phát triển.

“Năm 1997, Khoa có 9 đơn vị gồm các Bộ môn: Lịch sử Cổ trung đại Việt Nam (PGS.TS KH Vũ Minh Giang làm chủ nhiệm), Lịch sử Cận hiện đại Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Văn Thư làm chủ nhiệm), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (TS Ngô Đăng Tri làm chủ nhiệm), Lịch sử Thế giới (TS Lê Khắc Thành làm chủ nhiệm), Khảo cổ học (PGS.TS Hán Văn Khẩn làm chủ nhiệm), Dân tộc học (TS Hoàng Lương làm chủ nhiệm), Phương pháp luận sử học (GS Hà Văn Tấn làm chủ nhiệm), Trung tâm Thông tin tư liệu (PGS.TS Nguyễn Văn Khánh phụ trách) và tổ Văn phòng khoa (cô Dương Thị Nhàn phụ trách)” [7; 38].

Về phía Bộ môn, trải qua lịch sử 20 năm thành lập, nhiều cán bộ, sinh viên học viên, nhiều nghiên cứu sinh đã kế tiếp nhau giảng dạy, học tập, công tác xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của Bộ môn và trưởng thành trong sự nghiệp. Đó là truyền thống trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, tận tụy với nghề nghiệp, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng và giữ vững bản lĩnh chính trị, đoàn kết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ vì sự lớn mạnh của Khoa, của Nhà trường, vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1997 trở đi, khi đất nước đã ra khỏi tình trang khủng hoảng, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ môn Lịch sử Đảng cũng ngày càng khởi sắc và có bước phát triển nhảy vọt về chất: các thầy cô đều học xong chương trình sau đại học. Một số thầy cô được nhận chức danh PGS: TS Ngô Đăng Tri, TS Đinh Trần Dương, TS Vũ Quang Hiển. Những cán bộ trẻ theo học chương trình nghiên cứu sinh: ThS Nguyễn Quang Liệu, ThS Lê Quỳnh Nga hoặc chương trình cao học: Cử nhân Đỗ Thanh Loan. Đặc biệt PGS Lê Mậu Hãn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà

giáo Nhân dân. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, số lượng các công trình được công bố ngày càng nhiều.

Cho tới năm 2001, do nhu cầu công tác nhiều cán bộ của Bộ môn đã chuyển sang đơn vị khác như GS. Kiều Xuân Bá, TS.Trần Kim Đỉnh, TS. Nguyễn Đình Lê, TS Đặng Hồng Hạnh, ThS. Phạm Quang Minh, ThS. Ngô Văn Hoán, ThS. Nguyễn Thị Nhân Hòa…và một số thầy cô đã nghỉ hưu như PGS.NGƯT. Lê Mậu Hãn, thầy giáo Hoàng Bá Sách, cô giáo Phạm Thị Chính. Dù đã nghỉ hưu hay chuyển đến đơn vị khác, các thầy, cô giáo cũ đều luôn giữ mối quan hệ và có tình cảm tốt đẹp với Bộ môn, tiếp tục công tác xây dựng Bộ môn.

Về đào tạo, Nếu như trước năm 1996, Bộ môn Lịch sử Đảng chỉ đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cử nhân Lịch sử Đảng và giảng dạy môn Lịch sử Đảng cho Khoa Lịch sử và sinh viên Đại học Tổng hợp. Từ năm 1996, về tổ chức hành chính, Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một, nhưng về chuyên môn Bộ môn đảm nhận hai nhiệm vụ chính đó là: Giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho sinh viên toàn hai trường ĐHKHXH&NV và ĐHKHTN, và cũng như các Bộ môn khác, việc đào tạo chương trình chuyên ngành và hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên năm cuối là nhiệm vụ thường niên của Bộ môn.

Do vậy, Bộ môn chú trọng đến việc đổi mới và hoàn thiện khung chương trình, hệ thống giáo trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy.Cụ thể, trong giai đoạn trước, sinh viên, học viên học theo cơ chế niên chế, học theo hình thức “cuốn chiếu”, sang giai đoạn này, hòa chung không chí chuyển đổi cơ chế học tập, Đại học Quốc gia Hà Nội chuyển sang học theo tín chỉ, đây là một phương thức đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống, tuy nhiên cần sự hòa nhập nhanh chóng, khung chương trình đào tạo phù hợp. Bởi vậy, Bộ môn có sự tích cực chuyển đổi sang cơ chế học mới, có

nhiều biện pháp vừa thích hợp vừa thận trọng vừa khẩn trương đưa sự nghiệp dạy và học lịch sử của Bộ môn sang thời kỳ mới.

Sang thời kỳ mới Bộ môn Lịch sử Đảng không chỉ đảm nhận nhiệm vụ đào tạo cử nhân lịch sử Đảng nữa mà còn giảng dạy môn Đường lối của Đảng

Cộng sản Việt Nam cho toàn bộ ĐHQGHN. Số lượng cán bộ còn thiếu thốn,

bởi vậy Bộ môn cần có kế hoạch cụ thể từng học kỳ, từng năm học. Với riêng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ lịch sử Đảng, đây là lực lượng cốt yếu, Bộ môn cần có những bài giảng chuyên đề, cách thức học tập hợp lý, thường có sự trao đổi, thảo luận giữa sinh viên và giảng viên, giữa sinh viên với nhau nhằm kiểm tra kiến thức đồng thời cũng rèn luyện thêm kỹ năng phản biện cho mỗi sinh viên.

Về phía sinh viên không chuyên Lịch sử Đảng, mặc dù khối lượng kiến thức không sâu, không nhiều như đào tạo học viên chuyên, nhưng khối lượng sinh viên lại rất đông, là môn học cung cấp khối kiến thức cơ sở, vì vậy, giảng viên cần có kế hoạch giảng dạy thích hợp để vừa cung cấp kiến thức nền, đồng thời có nhiều phương pháp giảng dạy để cho sinh viên hứng thú hơn môn học này.. Bên cạnh đó, cần thay đổi phương thức giảng dạy truyền thống theo lối “đọc-chép” sang chia lớp học thành các nhóm nhỏ, tăng cường trao đổi, thảo luận, hay thuyết trình, đóng kịch, … vừa giúp cho sinh viên tiếp thu được kiến thức lại tránh nhàm chán trong giảng dạy và học tập,….

“Từ năm 1996, số sinh viên tự nguyện đăng ký vào học chuyên ngành lịch sử Đảng lại có xu hướng tăng lên. Khóa 40 (tốt nghiệp năm 1999) có 12 sinh viên, khóa 41 (tốt nghiệp năm 2000) có 37 sinh viên, khóa 42 (tốt Lịch sử Đảng, có 46 sinh viên, và khóa 43 (tốt nghiệp năm 2002) có 42 sinh viên, chiếm gần 50% tổng số sinh vên cùng khóa của toàn Khoa Lịch sử . Bằng các loại hình khác nhau, đến năm 2001, Bộ môn đã đào tạo được gần 500 cử nhân” [7; 54]

Về đào tạo sau đại học, một số lượng lớn cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng ở các trường đại học, cao đẳng của ngành giáo dục và Đào tạo đều do Bộ môn bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học đã theo học tại Bộ môn. Đến năm 2001, Bộ môn đã trực tiếp đào tạo được 15 tiến sĩ, thạc sĩ Lịch sử. cũng bậc đào tạo cử nhân, số học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử Đảng cũng có xu hướng tăng lên.

Các cán bộ của Bộ môn còn tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài khoa, ngoài trường. Riêng tại Trung tâm bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ của Bộ môn là lực lượng quan trọng tham gia giảng dạy chuyên đề, đến năm 2001, trực tiếp hướng dẫn 20 luận văn, tham gia trên 70 Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng.

Những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ môn đào tạo đều có chất lượng cao toàn diện. Sau khi ra trường họ đều phát huy tốt vai trò của mình, nhiều người đã trưởng thành, giữ cương vị quan trọng tại các cơ quan của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các trường, các viện, các ban nghiên cứu lịch sử của trung ương và địa phương.

Trong hợp tác quốc tế, Bộ môn cũng tạo điều kiện cho những cán bộ trẻ ra nước ngoài để học thêm những kiến thức cũng như kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu; cán bộ của Bộ môn cũng đã tham dự hội thảo và trao đổi, khảo sát khoa học tại CHLB Đức, Áo (1999), LB Nga (2000), Malaysia, Singapore (2001, 2004), Pháp (2003, 2004), Hà Lan (2003), Ytalia (2004),

Thông qua các chương trình hợp tác, các mối quan hệ quốc tế mà nhiều cán bộ trong Bộ môn ngày một trường thành, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và giàu kinh nghiệm, từng bước nâng cao trình độ khoa học và đào tạo của Bộ môn hòa nhập với khu vực và trên thế giới.

giá khách quan lịch sử. Thời gian từ năm 1996-2006, Bộ môn đã thành công rực rỡ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:

Về sách tham khảo: Cán bộ và giảng viên Bộ môn đã chủ biên và tham gia biên soạn gần 100 đề tài: Lịch sử phong trào công công nhân, công đoàn

tỉnh Đắk Lắk, Ninh Bình, Đồng Tháp; Phan Bội Châu – con người và sự

nghiệp; Các cương lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Căn cứ du

kích ở Đồng bằng Bắc Bộ 1945-1954; Đạo đức phong cách lề lối làm việc của cán bộ công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh; Vùng tự do Thanh-Nghệ- Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954); Điện Biên Phủ, các văn kiện của Đảng, Nhà nước; Điện Biên Phủ: hợp tuyển các công trình khoa học; Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của các nhà khoa học Việt-Pháp; Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước và hội nhập; Cách mạng Tháng Tám, một sự kiện lịch sử vĩ đại; Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954; Lịch sử phong trào công nhân Đồng Tháp; Lịch sử phong trào công nhân Ninh Bình; Lịch sử phong trào công nhân Đắc Lắc; Lịch sử Đảng bộ Hương Khê (1930-2000); Lịch sử trường Chính trị Hà Tĩnh (1945- 2002);...

Cùng với việc nghiên cứu trực tiếp để giảng dạy và viết giáo trình, các thành viên trong Bộ môn, tùy thuộc vào uy tín nghề nghiệp của mình đã được thu hút vào các chương trình nghiên cứu nhà nước, cấp bộ, thành phố, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội. Hầu hết các thành viên trong Bộ môn đã là chủ trì đề tài và là thành viên của hơn 10 đề tài nghiên cứu: Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ Đảng và dân; Công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới; Nghệ Tĩnh với phong trào xuất dương cứu nước đầu thế kỷ XX, Lịch sử chính phủ, Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân thời kì 1975 – 1985, Công tác thanh vận của Đảng ở miền Bắc thời kì 1965 – 1975; Phong trào 5 xung phong của thanh niên miền

Nam thời kì 1965 – 1975; Giáo dục kháng chiến sau cải cách giáo dục (1951 – 1954),…

Ngoài ra, hoạt động ngoại khóa, thực tế đến các tỉnh Tây Bắc, miền Trung,… là hoạt động thường niên của Bộ môn. Hoạt động này có ý nghĩa hết sức lớn lao, giúp sinh viên mở rộng kiến thức, nhận thức sâu hơn những kiến thức được học trên lớp, bên cạnh đó, làm tăng cường tinh thần đoàn kết, thân ái của thầy và trò trong Bộ môn

Đối với sinh viên, hằng năm, Bộ môn triển khai nghiên cứu tổ chức hội nghị khoa học sinh viên, đánh giá và khen thưởng hàng năm công tác NCKH sinh viên, sinh viên có thể tham gia xê-mi-na chuyên đề khoa học, báo cáo khoa học tại các hội nghị; công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành. Đồng thời tham gia khảo sát thực địa, thực nghiệm khoa học, thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu. Sinh viên có thể phát triển công trình của mình thành niên luận hay khóa luận. Cán bộ giảng dạy có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH theo phân công của khoa trong kế hoạch giảng dạy hàng năm. Cán bộ giảng dạy hướng dẫn một công trình NCKH của sinh viên năm thứ ba trở xuống được tính tối đa 20 giờ chuẩn [23, 41]. Cán bộ giảng dạy hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của sinh viên được tính giờ chuẩn theo quy định. Những công trình NCKH sinh viên đạt giải được công điểm thưởng vào điểm trung bình chung học tập của học kỳ, của năm học và của toàn khóa để làm căn cứ xét chuyển tiếp vào bậc sau đại học và các quyền lợi khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)