Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 53 - 72)

. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính

6. Bố cục

2.1.2 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2014

Kể từ năm 2006, Bộ môn đứng trước những thử thách mới. Thầy trò Bộ môn Lịch sử Đảng tuy đã trưởng thành và có sự từng trải, song khó khăn giai đoạn này không giống giai đoạn trước. “Năm 2006, trong biên chế chính thức của Bộ môn chỉ còn 7 cán bộ, trong đó có 4 người đã bước qua tuổi 50. Yêu

cầu nhiệm vụ ngày càng nặng nề: số lượng sinh viên chuyên ngành ngày càng đông thường xuyên chiếm từ 30 đến 45% tổng số sinh viên năm cuối của Khoa Lịch sử . Số lượng nghiên cứu sinh và học viên cao học bình quân mỗi khóa có tới 20 người (2001-2006). Phần lớn cán bộ trong Bộ môn phải đảm nhận thêm việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cho nhiều lớp Đại học Quốc gia Hà Nội”.

Đến những năm học 2012-2013 và 2013 -2014, tình hình các đặt ra những thử thách, yêu cầu mới:

Lúc này Bộ môn Lịch sử Đảng có chức năng nhiệm vụ rất quan trọng, khó khăn và đặc thù: Đó là vừa làm chức năng của một Bộ môn chuyên ngành khoa học của Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQGHN, có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo cả 3 trình độ, 3 bằng cấp: Cử nhân, ThS và TS chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Lịch sử Đảng); vừa làm chức năng của một Bộ môn lý luận chính trị, đảm nhiệm giảng dạy môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho tất cả sinh viên của các trường các khoa của ĐHQGHN. Đó là cùng lúc trực tiếp làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu môn học Lịch sử Đảng, môn Đường lối cách mạng của

Đảng Cộng sản Việt Nam (Đường lối) và tham gia giảng dạy, nghiên cứu môn

Tư tưởng Hồ Chí Minh. Những môn học đó có nhiều điểm đặc thù, cả về nội dung chuyên môn khoa học lẫn yêu cầu chính trị, tư tưởng.

Số sinh viên, học viên cao học, NCS của Bộ môn Lịch sử Đảng lúc này đang ở số lượng rất lớn, song đội ngũ giảng viên thiếu trầm trọng. Trong các năm học từ 2008-2014, số sinh viên, học viên cao học, NCS theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng tăng lên nhanh chóng. Năm học 2012- 2013, có 74/117 sinh viên năm thứ 4 của Khoa Lịch sử đăng ký theo học và tốt nghiệp cử nhân tại Bộ môn Lịch sử Đảng, có 2/3 số học viên cao học, NCS của Khoa là thuộc Bộ môn Lịch sử Đảng. Trong khi đó, số giáo viên cơ hữu của Bộ môn năm

2012 chỉ có 5 người: 2 PGS.TS, 2 TS, 1 ThS-NCS, đến tháng 10/2013, Bộ có

thêm 1 PGS.TS, 1 TS, 1 ThS nhưng phải đảm nhiệm dạy môn Đường lối của

Đảng Cộng sản Việt Nam cho cả ĐHQGHN chứ không chỉ 2 trường như

trước là ĐHKHXH &NV và ĐHKHTN như trước. Do sản phẩm đào tạo của Bộ môn đã và đang là giảng viên môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, nhất là khu vực phía Bắc; và Bộ môn có một đội ngũ hơn 30 nhà khoa học là các PGS, TS ngoài ĐHQGHN, được mời làm giáo viên tỉnh giảng đại học, hướng dẫn luận văn, luận án SĐH nên sự quản lý, điều hành, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, song đổi lại, Bộ môn có quan hệ, ảnh hưởng rất rộng với giới khoa học lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong nhiệm vụ đào tạo, khoa xác định rõ: “mềm hóa nội dung nghiên cứu, đào tạo trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng cao, khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có, thích nghi và mở rộng dần khả năng phục vụ chính trị xã hội, xã hội của sử học ngay trong cơ chế thị trường, củng cố niềm tin của nhân vào Đảng, vào chính quyền” [7; 38].

Đến năm 2008, trước yêu cầu đổi mới và hội nhập, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chủ trương chung của Trung ương Đảng, đã chủ trương biên soạn và ban hành chương trình, giáo trình mới các môn khoa học về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với thời lượng 10 tín chỉ, gọi là các môn Lý luận chính tri. Trong đó môn Lịch sử Đảng Cộng sản Hồ Chí Minh được thay thế, tích hợp bằng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam với thời lượng 3 tín chỉ (môn Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-

Lê nin gồm triết học Mác- Lê nin, Kinh tế Chính trị Mác- Lê nin và CNXH

khoa học có 5 tín chỉ, môn tư tưởng Hồ Chí Minh có 2 tín chỉ). Những môn học mới đó được áp dụng thống nhất trong các trường đại học và cao đẳng

trên toàn quốc. Riêng các trường có khoa, Bộ môn đào tạo chuyên về các môn học khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì có chương trình, giáo trình riêng do các trường đó quy định.

Đây là một sự đổi mới quan trọng trong quan hệ tới việc giảng dạy, học tập môn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong các trường đại học và cao đẳng ở nước ta. Từ đây chương trình, nội dung môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm phần đường lối cách mạng DTDCND và phần đường lối cách mạng XHCN, trong đó phần cách mạng xã hội chủ nghĩa (1976-2008) được biên soạn chú trọng về đường lối thời kỳ đổi mới, chi tiết tới từng đường lối cụ thể (như đường lối công nghiệp hóa, đường lối xây dựng hệ thống chính trị, đường lối văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội, đường lối đối ngoại) nên có thể khiến giáo viên, sinh viên có sự lúng túng do phải cập nhật tư liệu, nhận định, các thông tin mới nhiều hơn.

Đối với Bộ môn Lịch sử Đảng ở Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, một Bộ môn khoa học cơ bản, có mã số đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, việc cần có sự điều chỉnh thích hợp. Định hướng của Trường và Khoa là tất cả sinh viên đều học môn

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam như các khoa khác, đồng

thời vẫn tiếp tục đào tạo các cấp học đại học, sau đại học theo mã số đã có cho sinh viên chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN ở học kỳ 7 và học kỳ 8. Sinh viên học viên cao học, NCS chuyên ngành Lịch sử Đảng ngoài các chuyên đề như trước sẽ học thêm một chuyên đề bắt buộc là Lịch sử ĐCSVN với 2 tín chỉ theo giáo trình đã được Bộ ban hành.

Như vậy đến năm học 2007-2008, một bước ngoặt mới đã diễn ra trong lịch sử ngành khoa học Lịch sử ĐCSVN. Đó là bước ngoặt tồn tại song song hai chương trình, giáo trình quan hệ mật thiết với nhau: Môn Đường lối cách

được thay thế bởi môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN [15; 11].

Năm 2006-2007, Bộ Giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển hóa quá trình giảng dạy ở bậc đại học thành quá trình tự học sinh viêm có tổ chức và hỗ trợ tối ưu của giảng viên, ứng dụng mạnh mẽ các phương tiện hỗ trợ và cộng nghệ thông tin, chấm dứt tình trạng “đọc – chép” trên giảng đường đại học [25; 89]. Các trường tổ chức chỉ đạo việc giảm thời gian lý thuyết, tăng thời gian hội thảo có giảng viên hướng dẫn, thời gian sinh viên tự nghiên cứu có hỗ trợ về tư liệu và phương pháp của giảng viên. Trong năm học 2006-2007, thực hiện 50% thời gian môn học dành cho lên lớp và thời gian hội thảo có giảng viên hướng dẫn và sinh viên tự nghiên cứu

Từ tháng 5/2006, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ. Năm học 2007-2008, Trường ĐHKHXH&NV bắt đầu áp dụng phương thức đào tạo tín chỉ cho sinh viên năm thứ nhất (khoá QH- 2007). Theo đó, ngành lịch sử đào tạo chương trình cử nhân chuẩn (138 tín chỉ) và cử nhân chất lượng chất lượng cao (152 tín chỉ), sau khi hoàn thành các môn học thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức toán, cở sở của ngành, nhóm ngành, sinh viên sẽ học những môn học thuộc kiến thức chuyên ngành lịch sử Đảng bao gồm 2 nhóm bắt buộc và tự chọn.

Số sinh viên và học viên cao học, NCS theo học chuyên ngành Lịch sử Đảng tăng lên một cách nhanh chóng. Số lượng học viên cao học, NCS bình quân mỗi khóa có trên 20 người, đặc biệt như năm 2009, có tới 43 học viên cao học, 6 NCS. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên còn phải đảm nhiệm công tác đào tạo sau đại học cho nhiều cơ sở khác trong và ngoài ĐHQGHN và dạy thêm môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho nhiều lớp trong ĐHQGHN. Bình quân mối năm, một cán bộ trong Bộ môn phải đứng lớp trên 600 giờ (chưa tính giờ quy đổi, giờ sau đại học), gấp đôi giờ chuẩn.

Tính đến năm 2009, sau gần 20 năm đào tạo sau đại học, Bộ môn lịch sử Đảng có 9 tiến sĩ, 100 thạc sĩ trên tổng số 258 thạc sĩ của Khoa Lịch sử 1.

Năm 2012, số học viên cao học, NCS Lịch sử Đảng do Bọ môn Lịch sử Đảng quản lý chiếm 2/3 sĩ số cao học của Khoa. “Năm học 2013-2014, Bộ môn có 8 giáo viên cơ hữu (4 PGS, 2 TS, 2 ThS), hơn 250 cao học, gần 60 NCS”.

Về chương trình đào tạo, chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ vẫn được giữ nguyên kết cấu ba phần như trước. Tuy nhiên cụ thể các môn học đào tạo có thay đổi do nhu cầu giảng dạy, học tập và sự thay đổi theo cơ chế tín chỉ, cụ thể như sau:

Chương trình đào tạo Thạc sĩ: Học viên trước khi học môn học chuyên ngành phải học khối kiến thức chung bao gồm: Triết học và Ngoại ngữ. Sau đó mới học khói kiến thức nhóm chương trình.

Khung chương trình đào tạo dành cho NCS có bằng thạc sĩ ngành đúng hoặc phù hợp 89 tín chỉ: Các học phần tiến sĩ bao gồm: 6 tín chỉ bắt buộc và chọn 3/6 tín chỉ môn tự chọn, ngoại ngữ học thuật nâng cao:4 tín chỉ, các chuyên đề tiến sĩ: được chọn 4/8 tín chỉ và tài liệu tổng quan: 2 tín chỉ; ngoài ra, học viên phải tiến hành nghiên cứu khoa học đây là hoạt động không tính số tín chỉ nhưng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo), cuối cùng là Luận án tiến sĩ chiếm 70 tín chỉ.

Khung chương trình dành cho NCS có bằng thạc sĩ ngành gần (104 tín chỉ) Học viên học khối kiến thức bổ sung giống với khối kiến thức chung trong chương trình đào tạo Thạc sĩ (15 tín chỉ); các học phần tiến sĩ và tài liệu tổng quan cũng như nghiên cứu khoa học, luận án tương tự như khung chương trình cho NCS đúng ngành.

Khung chương trình dành cho NCS từ cử nhân (126 tín chỉ): Ngoài học phần tiến sĩ và tiểu luận tổng quan, NCS phải hoàn thành các học phần bổ

sung kiến thức bao gồm: khối kiến thức chung (7 tín chỉ-môn Triết học), khối kiến thức nhóm chuyên ngành (15 tín chỉ) và khối kiên thức chuyên ngành (15 tín chỉ).

Nét mới trong các công trình khoa học trong thời kỳ này là phương pháp tư duy khoa học mới, khách quan,toàn điện được hỗ trợ bởi nguồn tư liệu phong phú, phương pháp nghiên cứu hiện đại, thể hiện rõ tính liên ngành. Thông qua các chương trình khoa học này, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy trong Bộ môn có thêm điều kiện thuận lợi sát cánh cùng nhau trong các công trình khoa học chung, nâng cao một bước hiệu suất nghiên cứu và phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho Đảng và Nhà nước hoạch định các chiến lược phát triển chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa xã hội và con người trong tình hình mới.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở Bộ môn dù là các giáo sư đầu ngành hay những người vừa mới được giữ lại Bộ môn đều có tối thiểu một công trình khoa học công bố trong một năm học. Bình quân mỗi năm học, Bộ môn có thêm 2 đến 3 đầu sách mới và gần 20 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, cán bộ của Bộ môn luôn có bài tham gia các hội thảo khoa học cấp trường, cấp Quốc gia và quốc tế về những chủ đề liên quan đến lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong năm học 2012- 2013, cán bộ của Bộ môn đã tham gia các hội thảo khoa học lớn như “Hiệp định Paris về Việt Nam, 40 năm nhìn lại”, “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI”. Hàng năm, mỗi cán bộ đều có ít nhất một bài báo khoa học đăng trên các tạp chí, có người trên 5 bài, một số có sách chuyên khảo được xuất bản, các cán bộ của Bộ môn đều chủ trì hoặc tham gia mỗi người ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ĐHQG hoặc cấp trường, như Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Quan hệ thương mại Việt Nam- Liên bang Nga, Đảng bộ

Hà Nội với công tác điều chính địa giới hành chính...

Một số cán bộ được coi là những “cây bút xuất sắc”, có rất nhiều đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ riêng ở Bộ môn mà còn cho ngành khoa học Lịch sử Đảng, như: PGS TS Ngô Đăng Tri, PGS TS Vũ Quang Hiển. Chỉ riêng hai cán bộ này, tổng cộng đến nay đã có trên 200 bài đăng tạp chí, sách, giáo trình được công bố cả viết riêng và viết chung, với chất lượng tốt. Một số sách tiêu biểu được xuất bản trong năm 2012 là cuốn:

82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam, những chặng đương lịch sử (1930- 1982),

của PGS.TS Ngô Đăng Tri (Nxb Thông tin và Truyền thông, HN); Cuộc vận

đông nông dân của Đảng thời kỳ 1930- 1945, do PGS.TS Vũ Quang Hiển chủ

biên (Nxb ĐHQGHN); Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tập I (1930-

1975) do PGS.TS Ngô Đăng Trị và PGS.TS Vũ Quang Hiển tham gia biên

soạn (Nxb Phụ nữ, HN),...

Tuy phải giảng dạy nhiều lớp, nhiều khoa, kế hoạch bị động, thời gian giảng dạy dài rải đều quanh năm, địa điểm giảng dạy ở các địa phương xa Hà Nội, song cán bộ của Bộ môn vẫn rất cố gắng trong nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài nghiên cứu, giáo trình, chuyên luận về Lịch sử Đảng, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại đã được cán bộ của Bộ môn chủ trì hoặc trực tiếp tham gia

Bên cạnh công tác giảng dạy, công tác biên soạn giáo trình đại học và sau đại học được Bộ môn rất chú trọng. Những cuốn giáo trình như: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) được PGS TS Ngô Đăng Tri, PGS TS Vũ Quang Hiển cũng các đồng nghiệp dường như không còn xa lạ đối với sinh viên đại học cao đẳng trên cả nước, những cuốn giáo trình này cung cấp kiến thức cơ sở nền tảng cho mỗi sinh viên để có thể tự tư duy, nghiên cứu và có những đóng góp, bổ sung cho tri thức của nhân loại,

các giáo trình chuyên đề dùng cho sinh viên đại học năm cuối, cho học viên cao học và nghiên cứu sinh như: Một số vấn đề nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2013), Một số vấn đề trong đường lối quân sự của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng thời kỳ 1945-1960, Tìm hiểu chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954, Công tác vận động quần chúng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2009) Đảng Cộng sản Việt Nam, các đại hội và Hội nghị Trung ương Những cuốn giáo trình trên không chỉ phục vụ việc học tập của sinh viên trong trường, mà còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong cả nước.

- Về sách tham khảo và các bài viết: Cán bộ và giảng viên Bộ môn đã chủ biên và tham gia biên soạn gần 100 đề tài); 80 năm Đảng Cộng sản Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)