Tại Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Khoa Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 27 - 36)

. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính

6. Bố cục

1.2 Đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng từ năm 98 đến năm 99

1.2.1 Tại Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Khoa Lịch sử

Sau Đại hội VI (12-1986) của Đảng, đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, song khó khăn vẫn còn rất lớn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng. Trong khi đó tình hình các nước XHCN càng ngày càng diễn biến phức tạp, ít nhiều đã tác động đến việc nghiên cứu, học tập của thầy và trò Bộ môn, đặc biệt là với môn Lịch sử Đảng. Trong thời gian này, Khoa đã tổ chức hình thức đào tạo liên chuyên ngành của Bộ môn Lịch sử Đảng với Bộ môn Cận

hiện đại Việt Nam và Bộ môn Lịch sử Thế giới. Cán bộ trong Bộ môn tích cực giảng dạy, liên kết nhằm nâng cao chất lượng. Sinh viên cũng bắt đầu lựa chọn nhóm, ngành học, tích lũy kiến thức theo các đơn vị học trình, các chứng chỉ,…

Năm 1988, Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử được bổ sung thêm cán bộ giảng viên từ Tổ Lịch sử Đảng của Trung tâm Mác - Lênin của Đại học Tổng hợp. Lúc này Bộ môn Lịch sử Đảng đảm nhiệm 2 chức năng: Bộ môn khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng thuộc Khoa Lịch sử có chức năng nghiên cứu, đào tạo cử nhân theo chương trình của Khoa Lịch sử và chức năng thuộc các môn khoa học Mác - Lênin có nhiệm vụ “dạy môn Lịch sử Đang theo chương trình, giáo trình của Bộ giáo dục và Đào tạo cho sinh viên các khoa, các ngành không chuyên sử của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội”.

Cũng trong thời gian này, Khoa Lịch sử khuyến khích các cán bộ giảng dạy mạnh dạn sử dụng máy vi tính và các trang thiết bị hiện đại trong công việc chuyên môn của mình. Thông qua sự giúp đỡ của Đại học Ôxtrâylia và đề tài VH26 hợp tác với Hà Lan, “từ năm 1994 Khoa Lịch sử đã xây dựng được văn phòng thông tin nối mạng internet” [30; 39], đây cũng là một trong những địa chỉ email đầu tiên ở Việt Nam. Việc hiện đại hóa phương thức giảng dạy của khoa, giúp cho sinh viên Lịch sử Đảng hứng thú hơn với công việc học tập, đồng thời cũng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới (1986-1996) tuy sự nghiệp đổi mới đã thu được những thành tựu có ý nghĩa lớn, song, đất nước vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế- xã hội. Trong khi đó tình hình các nước XHCN càng ngày càng diễn biến phức tạp, ít nhiều đã tác động đến việc nghiên cứu, học tập của thầy và trò Bộ môn, đặc biệt là với môn Lịch sử Đảng. Số lượng sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng giảm sút mạnh mẽ. Hàng năm Khoa

Lịch sử có trên 100 sinh viên mỗi khóa, song với chuyên ngành Lịch sử Đảng, số sinh viên đăng ký theo học (năm thứ 4) chỉ ở mức một con số, có khóa chỉ còn 1 đến 2 người. Như khóa 35 (1990-1994) có 2 sinh viên (Dương Thị Huệ,

Lê Mậu Nhiệm), khóa 36 (1991-1995) có 2 sinh viên (Ngô Vương Anh, Hoàng

Kim Ninh), thậm chí khóa 37 (1992-1996) chỉ có duy nhất 1 sinh viên ( Văn Bé).

Để khắc phục khó khăn, Khoa đã tổ chức hình thức đào tạo liên chuyên ngành giữa Bộ môn Lịch sử Đảng với Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cận - Hiện đại và Bộ môn Lịch sử Thế giới. Cán bộ trong Bộ môn đã tích cực giảng dạy, liên kết nhằm giữ vững, nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo. Sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng những khóa quá ít có thể được gửi sang nghe chung một số chuyên đề gần, cần cùng với sinh viên chuyên ngành khác. Ngước lại, khi sinh viên các chuyên ngành khác giảm sút, có thể sang nghe chuyên đề hay đi thực tế chung với sinh viên chuyên ngành Lịch sử Đảng...

Bên cạnh xây dựng đội ngũ giáo viên, công tác học liệu được Bộ môn Lịch sử Đảng và Khoa Lịch sử chú trọng ngay từ đầu, song rất thiếu thốn, chưa đa dạng. Trước năm 1996, tài liệu nghiên cứu, học tập cho sinh viên chuyên ngành là các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện của Đảng, các tác phẩm của Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Như Đường kách mệnh (Hồ Chí Minh), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng

lợi mới (Lê Duẩn), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (Trường

Chinh), Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp

(Phạm Văn Đồng), Chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (Võ Nguyên Giáp); Về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (Đỗ Mười, 1992);

Đề cương văn hóa Việt Nam (Trường Chinh, 1943); văn kiện, cương lĩnh,

giáo trình các thầy cô trong Bộ môn biên soạn như: Chiến lược đại đoàn kết

Hồ Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Phùng Hữu Phú,…); Tư tưởng độc lập tự do đến

chiến lược đại đoàn kết (Bài viết trên tạp chí khoa học, ĐHTHHN, 1992) Đề

cương Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Kiều Xuân Bá, Lê Mậu Hãn), Chiến

lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Phùng Hữu Phú,…); Đảng

CSVN các Đại hội và hội nghị Trung ương, (Lê Mậu Hãn, Ngô Đăng Tri,...,

1995)...; Ngoài ra Bộ môn còn sử dụng có chọn lọc tài liệu của các tác giả khác để làm giáo trình và tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên.

Những môn học thuộc chương trình bắt buộc, sinh viên sử dụng những tác phẩm kinh điển của Các Mác, Ăng-ghen. Một số tác phẩm dịch như: Một

số phương pháp luận sử học (J.Topolsoki), Đại cương phương pháp luận sử

học (E.M. Jukow), Lịch sử là gì? (E.H.Carr), …

Đối với hoạt động đào tạo sau đại học, ngay sau khi được thành lập vào năm 1956, tập thể cán bộ Khoa Lịch sử đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ xâm lược, công tác đào tạo sau đại học chủ yếu được hỗ trợ bởi các nước Xã hội chủ nghĩa anh em. Nhiều cán bộ ngành sử đã được gửi đi đào tạo các hệ phó tiến sĩ và tiến sĩ, sau đó trở về tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa.

Bốn năm sau ngày thống nhất đất nước, với đội ngũ cán bộ giảng dạy đã được bồi dưỡng chuyên môn cao và nhằm đáp ứng nhu cầu học sau đại học ngành Lịch sử trong cả nước, Khoa Lịch sử bắt đầu tổ chức đào tạo hệ phó tiến sĩ từ năm 1980 (sau này chuyển thành hai hệ thạc sĩ và tiến sĩ. Riêng đối với Bộ môn Lịch sử Đảng, lúc mới thành lập, Bộ môn chỉ có nhiệm vụ đào tạo cử nhân để cung cấp giáo viên Lịch sử Đảng cho các trường đại học và cao đẳng, cán bộ nghiên cứu cho các viện, các ban nghiên cứu Lịch sử Đảng của trung ương và địa phương trong cả nước. Đến năm 1990, Bộ môn được

giao nhiệm vụ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng, mã số: 50316.

Học viên cao học được tuyển sinh theo hai hình thức là xét tuyển và thi tuyển sinh. Với hình thức xét tuyển, sinh viên hệ chính quy được chuyển tiếp sinh trong năm tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện:

- Tốt nghiệp loại giỏi hoặc điểm trung binh chung các môn học 2 năm đầu đạt 7.0 trở lên, điểm trung ình chung các môn học 2 năm cuối đạt 8.0 trở len và số đơn vị học trình số đơn vị học trình thi lại toàn khóa không quá 5 % tổng số đơn vị học trình;

- Được khen thưởng về thành tích trong học tập hoặc nghiên cứu khoa học cấp trường, khoa trực thuộc trở lên;

- Ngành tốt nghiệp đại học đúng với chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam).

Chương trình đào tạo thạc sĩ có khối lượng kiến thức từ 80 đến 100 đơn vị học trình gồm ba phần:

Phần 1: Kiến thức chung, gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ

Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành, bao gồm những môn học nâng cao kiến thức cơ sở, bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên ngành

Phần 3: Luận văn thạc sĩ

Thông thường thời gian tuyển sinh học viên cao học vào khoảng tháng 2 và tháng 8 hàng năm, khai giảng (nhập học) vào tháng 11. Thời gian học chuyên môn là 2 năm (học kỳ I, II, III, IV) trong đó học 2 môn chung vào học kỳ I (từ tháng 12 đến hết tháng 5) còn học các môn chuyên ngành và thực hiện và bảo vệ luận văn vào học kỳ II, kỳ III và kỳ IV. Với luận văn tốt nghiệp, học viên sẽ đăng ký đề tài và Xemina đề cương cuối học kỳ II, sau đó nộp luận văn vào tháng 9 và bảo vệ luận văn trong tháng 10 và 11 hàng năm.

Phần 1: Phần kiến thức chung và kiến thức cơ sở, chuyên ngành của chương trình.

Phần 2: Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh có đủ trình độ chuyên môn giải quyết đề tài luận án.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn phải hoàn thành thêm môn Ngoại ngữ C nâng cao và chuyên ngành với thời lượng 4 đơn vị học trình.

Phần 3: Luận án tiến sĩ.

Trung bình mỗi năm, Bộ môn đào tạo từ 30-50 học viên cao học và khoảng 3-5 nghiên cứu sinh.

Một số lượng lớn cán bộ giảng dạy Lịch sử Đảng ở các trường đại học, cao đẳng của ngành Giáo dục và Đào tạo đều do Bộ môn bồi dưỡng nâng cao trình độ. Các cán bộ của Bộ môn còn tham gia đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở ngoài khoa, ngoài trường. Riêng tại Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các cán bộ của Bộ môn là lực lượng quan trọng tham gia giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn, tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng.

Hầu hết các luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ bảo vệ đã được xuất bản thành sách hoặc được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và có những đóng góp thiết thực cho cuộc sống. Nhiều người sau khi tốt nghiệp đã trở thành các nhà khoa học có uy tín, giữ các chức vụ chủ chốt trong cơ quan khoa học và chỉ đạo thực tiễn ở Trung ương và địa phương.

Sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, do có đường lối Đổi mới, nhất là đổi mới về tư duy lý luận, Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm hơn đối với các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn nói chung, sử học nói riêng. Trong bối cảnh đó, khoa học Lịch sử Đảng có môi trường học thuật, điều kiện vật chất

thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu, giảng dạy và xây dựng đội ngũ.

Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở ra một giai đoạn mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta. Tư duy đổi mới của Đảng đã trở thành cơ sở phương pháp luận giúp đội ngũ cán bộ, công nhân viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội quán triệt vận dụng vào trong công tác để tìm cách tháo gỡ, khó khăn, đổi mới nhà trường. Năm 1987 là thời điểm nhà trường chuyển hướng và đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, chủ trương của Ban Giám hiệu và Đảng ủy là hướng công trình khoa học vào phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng và phục vụ Thủ đô Hà Nội. Theo tinh thần đó, hàng chục đề tài nghiên cứu có giá trị thiết thực đã được hình thành, xúc tiến. Các đề tài đã hướng vào nghiên cứu kết cấu kinh tế - xã hội, những vấn đề văn hóa - tư tưởng trong thời kỳ quá độ, cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tư duy… nhằm phục vụ trực tiếp cho việc hoạch định chiến lược kinh tế-xã hội của Đảng.

Sang đầu những năm 90, hình tình nghiên cứu khoa học có nhiều bước phát triển mới, song song với nhiệm vụ giảng dạy, các cán bộ trong Bộ môn cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp quan trọng trong ngành khoa học Lịch sử Đảng. Từ năm 1990, số lượng các công trình được công bố ngày càng nhiều và sự chú trọng về học thuật ngày càng nâng cao. Mở đầu là

bài viết của PGS.NGƯT Lê Mậu Hãn: Hồ Chí Minh với ngọn cờ độc lập dân

tộc trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đăng trên Tạp chí lịch sử Đảng, số

5-1990 [8, 118]. Trong bài viết, tác giả đã khẳng định Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Hội nghị thành lập Đảng do Hồ Chí Minh chủ trì là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh. Kế thừa và phát huy tinh thần đó, các cán bộ trong Bộ môn đã có nhiều thành tựu trong nghiên cứu khoa học. Về giáo trình: Có nhiều cuốn sách thuộc các học phần khác nhau do cán bộ của

Bộ môn chủ trì, tham gia biên soạn (chủ yếu là Giáo sư Lê Mậu Hãn) đã được xuất bản như: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2 tập (cho bậc Đại học,1989), Đề cương bài giảng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1990),

Khung chương trình đào tạo thạc sĩ, phó tiến sĩ Lịch sử Đảng (cho Bộ Giáo

dục và Đào tạo, 1991, cho Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996), Lịch sử lớp 12 hệ chuyên ban trung học (1993); Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III (1998),

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Lê Mậu Hãn, Ngô Đăng Tri).

Về bài giảng chuyên đề chuyên sâu Lịch sử Đảng: do các giảng viên của Bộ môn nghiên cứu, biên soạn và đưa vào giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành, học viên cao học, nghiên cứu sinh như: Truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin Việt Nam; sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam; Giai cấp tư sản và các đảng phái chính trị trước 1945; Đảng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945; Các nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu Lịch sử Đảng; Đường lối đối ngoại của Đảng, Một số vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh; Sự chuyển biến của phong trào yêu nước 30 năm đầu thế kỷ XX; Hậu phương của chiến tranh nhân dân Việt Nam; Xây dựng Đảng qua các thời cách mạng; Đảng lãnh đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc,....

Về sách tham khảo: Các cán bộ trong Bộ môn đã chủ biên, độc lập nghiên cứu, tham gia biên soạn được khoảng 50 đầu sách với nhiều chủ đề, phạm vị khác nhau như: Bốn mươi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam; Các đại hội Đảng ta; Tìm hiểu một số thuật ngữ, khái niệm trong các

môn lý luận Mác – Lê nin; Lịch sử Đảng bộ Hà Nội; Lịch sử Đảng bộ Hà

Tĩnh (2 tập, 1994 và 1995); Lịch sử Đường sắt Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt

Nam – các đại hội và Hội nghị Trung ương; Những chặng đường lịch sử của

Công an Hà Nội; Thắng lợi kháng chiến chống Mỹ và 20 năm xây dựng đất

Khu du kích Khánh Trung – Khánh Thiện trong kháng chiến chống Pháp,

Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp giải phóng văn hóa Việt Nam; Vùng tự

do Thanh – Nghệ-Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; Mấy

vấn đề về xây dựng và bảo vệ hậu phương, chi viện tiền tuyến ở Thanh-Nghệ-

Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp; Hoạt động kỷ niệm cách mạng tháng

Mười, một hình thức đấu tranh quan trọng ở Việt Nam những năm 1930 –

1945; Hội đồng cung cấp mặt trận trong kháng chiến chống Pháp; Sự thành

lập nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Xô Viết Nghệ Tĩnh, luận chứng đầu tiên về

một hình thái nhà nước kiểu mới ở Việt Nam; Vấn đề ruộng đất trong phong

trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Việt Nam đất nước Anh hùng, Ba mươi năm chiến

đấu và xây dựng,…

Về đề tài nghiên cứu: Các cán bộ trong Bộ môn đã chủ trì, tham gia nghiên cứu hơn một số đề tài cấp nhà nước, cấp bộ, thành phố, cấp Đại học Quốc gia như: Chương trình tổng kết của Đảng bộ Hà Nội (1993); Từ điển

Bách khoa Việt Nam (1995); Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ

Chí Minh (1995),...

Về các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí: Có khoảng 40 bài viết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)