Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 72 - 78)

. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu chính

6. Bố cục

2.2.2 Đào tạo và nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2013

Qua 10 năm thực hiện chức năng bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu, đào tạo sau Đại học và nghiên cứu khoa học, Trung tâm BDGVLLCT ngày càng phát triển mạnh mẽ, khẳng định được vai trò quan trọng trong nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 07/10/2005, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có Công văn số 192/ĐT giao cho Trung tâm ra đề thi, chấm thi môn Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh cho Trường Đại học Công nghệ, Khoa Kinh tế, Khoa Luật, Khoa Giáo dục và Khoa Quốc tế. Tổng số sinh viên do Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm thực hiện nhiệm vụ đào tạo hàng năm từ 2000-3000 sinh viên. Thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức kỳ thi cuối khóa các môn khoa học Mác - Lênin cho từng cơ sở đào tạo theo kế hoạch của từng cơ sở đào tạo.

mới chương trình và giáo trình các môn lý luận chính trị ;Trung tâm đã nhận nhiệm vụ của Bộ tham gia biên soạn,thẩm định chương trình, giáo trình mới. Bộ GDĐT đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác LêninĐường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam cho hơn 2.000 giảng viên các trường đại

học,cao đẳng cả nước.

Từ năm học 2008-2009, Trung tâm đã tổ chức các lớp môn học cho sinh viên các đơn vị đào tạo ở khu vực Trung tâm Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh viên đăng ký lớp học qua mạng. Trung tâm đã động viên và tạo điều kiện cho giảng viên biên soạn bài giảng điện tử (cấp độ I-theo tiêu chí của ĐHQGHN). Tất cả giảng viên được trang bị máy tính xách tay, tất cả các giảng đường đều có máy chiếu phục vụ giảng dạy.

Việc tổ chức các lớp môn học cho phép sinh viên lựa chọn đăng ký theo học các lớp mới phù hợp với nguyện vọng của sinh viên. Đây là hình thức tổ chức mới, có nhiều ưu điểm, cho phép sinh viên được lựa chọn thời khóa biểu phù hợp mà không phụ thuộc vào thời khóa biểu của đơn vị đào tạo, sinh viên có thể lựa chọn được giảng viên. Tuy đội ngũ cán bộ mỏng, chỉ có từ 4-5 người song Bộ môn Lịch sử Đảng thuộc Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử Đảng (Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) tại 5 khoa, trường trực thuộc với số lượng sinh viên gần 3.000/năm. Số lượng lớp học hàng năm dao động trên dưới 30 lớp, quy mô lớp học bình quân đạt 50 sinh viên/lớp. Chất lượng học tập tốt, tỷ lệ sinh viên đạt kết quả khá, giỏi đều đạt trên 60% số sinh viên tham gia theo học.

Bảng 2.1

n n iản dạ m n Lịch sử Đản năm ọ 2007-2008; 2008-2009 và M n Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam năm ọc

2010-2010; 2011-2012 TT Năm học Hoc Kỳ I Học kỳ II Tổng cộng Số lớp Số SV Số lớp Số SV Số lớp Số SV 1 2007-2008 10 629 6 519 16 1148 2 2008-2009 6 354 10 757 16 1111 3 2010-2011 16 1511 14 1317 30 2828 4 2011-2012 12 1207 18 1750 30 2957 Bảng 2.2

Kết quả học tập môn họ Đường lối cách mạng Việt Nam tại Trung tâm BDCBGDLLCT năm ọc 2010-2011 TT Tổng Kém TB yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % 1 ĐLCM…. 970 2 0,21 10 1,03 215 22,6 731 75,36 12 1,24 1 ĐLCM…. 1.394 5 0,36 98 7,03 447 32,07 778 55,81 66 4,73

Năm học 2010-2011, Trung tâm được giao nhiệm vụ giảng dạy các môn lý luận chính trị cho gần 600 sinh viên thuộc nhiệm vụ chiến lược của

ĐHQGHN. Đây là nhóm sinh viên có chương trình đào tạo nâng cao hơn so

với sinh viên đại trà, nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, điểm nhấn cho công tác đào tạo Đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm đã tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo chiến lược.

Tuy vậy, do số lượng sinh viên thuộc thuộc nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN

công tác tổ chức và quản lý lớp học nên từ năm học 2011-2012, Trung tâm thôi nhiệm vụ này và tập trung đào tạo đại trà tại 5 trường thành viên của Đại học và khoa trực thuộc ĐHQGHN.

Tiếp tục phát huy năng lực và kinh nghiệm đào tạo sau đại học năm 2010 Trung tâm đã khai giảng khoá đào tạo 82 thạc sĩ bốn chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị và 15 tiến sĩ ba chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Kinh tế chính trị.

Trong năm học 2012 – 2013 Trung tâm đã hoàn thành việc giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung và Lịch sử Đảng nói riêng cho sinh viên hệ chính quy các trường đại học và các khoa trực thuộc khu vực Xuân Thủy, Cầu Giấy. Việc giảng dạy luôn đảm bảo chất lượng và đúng quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trung tâm thực hiện khá nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của ĐHQGHN về công tác đào tạo, đặc biệt là thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN.

Về công tác giảng dạy: Hàng năm Trung tâm đảm nhiệm việc giảng dạy các môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam cho sinh viên chính quy thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Để phục vụ công tác đào tạo Sau đại học, Trung tâm đã hoàn chỉnh chương trình đào tạo thạc sĩ về Lịch sử Đảng; tổ chức biên soạn và in ấn hàng trăm bài giảng chuyền đề và tài liệu học viên nghiên cứu, học tập và tham khảo.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm rất sôi nổi, số lượng đề tài nghiên cứu ngày càng tăng. Toàn thể cán bộ giảng dạy và cán bộ trẻ Trung tâm đều tham gia tích cực, hiệu quả.

với sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành về lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn: Đảng Cộng sản Việt Nam-Bản lĩnh và trí tuệ (tháng 2.2010); Hồ Chí Minh và con đường phát triển Việt Nam (tháng 5.2010);Công nghiệp hoá,hiện đại hoá và giai cấp công nhân Việt Nam (tháng 10.2010); Những vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (tháng 12.2010).

Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia và Nhà xuất bản ĐHQGHN đã xuất bản hai tập sách tuyển chọn từ các báo cáo. Hội thảo khoa học của Trung tâm. Trung tâm là đơn vị đầu tiên trong ĐHQGHN tổ chức thành công Hội nghị khoa học công bố kết quả nghiên cứu của các học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Tháng 10-2013, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới, thực hiện chủ trương tinh giản hóa công tác quản lý, tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên môn, tập trung xây dựng các chuyên ngành lý luận chính trị tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trung tâm ĐTBDGVLLCC của Đại học Quốc gia giải thể sau 28 năm hoạt động hiệu quả, Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm sáp nhập về Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử. Nhiệm vụ bồi dưỡng lý luận chính trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng tập trung vào Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử .

Trong mỗi thành tựu nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng của Trung tâm 28 năm tồn tại (1985-2013) có sự đóng góp công sức, trí tuệ to lớn của đội ngũ các nhà khoa học,giảng viên đầu ngành của ĐHQGHN và các Học viện, Viện nghiên cứu và các Trường đại học cả nước. Việc thu hút, tập hợp đông đảo đội ngũ cộng tác viên, bao gồm các giảng viên, các chuyên gia đầu ngành để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Trung tâm đã minh chứng sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc xây dựng Trung tâm tinh, gọn, làm nòng cốt tập hợp lực lượng chuyên gia phục

đào tạo.

Các thành tựu đã đạt được của Trung tâm đã khẳng định vai trò, vị trí của Trung tâm trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học. Việc triển khai phương thức đào tạo Sau đại học chính quy không tập trung, đào tạo theo phương thức tích lũy chứng chỉ là sự cố gắng, sáng tạo đáng ghi nhận của Trung tâm, tạo cơ sở vững chắc cho Trung tâm trở thành một trong những cơ sơ đào tạo, bồi dưỡng Sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cũng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu, Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm đã có sự liên kết bền chặt với Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử . Hai Bộ môn đã tích cực hỗ trợ nhau trong hai nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo, đặc biệt là dạy môn Lịch sử Đảng (ĐLCMCLSVN) và đào tạo sau Đại học. Sự liên kết tự nhiên và bền chặt trong suốt nhiều năm qua là cơ sở quan trọng để sự hợp nhất 2 Bộ môn hiện nay sớm ổn định, đi vào hoạt động hiệu quả.

Tiểu kết

Khoảng thời gian gần 20 năm (1996-2014) chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong khoảng thời gian này, Đại học Quốc gia Hà Nội duy trì song song 2 Bộ môn Lịch sử Đảng (tại Khoa Lịch sử và Trung tâm bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị). Tuy hai Bộ môn có cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ khác nhau song cả hai Bộ môn đều đã đạt được những thành tựu to lớn trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, xứng đáng với vai trò địa chỉ hàng đầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học cả nước.

Tháng 10-2013, Trung tâm Bồi dưỡng giảng viên lý luận-Đại học Quốc gia giải thể, Bộ môn Lịch sử Đảng của Trung tâm sáp nhập về Bộ môn Lịch sử Đảng của Khoa Lịch sử . Kể từ đây, Bộ môn Lịch sử Đảng Khoa Lịch sử đảm nhiệm công tác đào tạo và nghiên cứu Lịch sử Đảng trên phạm vi toàn Đại học Quốc gia Hà Nội với những thời cơ, thách thức mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo và nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Quốc gia Hà Nội ( 1974-2014) (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)