Định hướng bậc học của cha mẹ cho con theo làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 89)

Bậc học mong muốn Đồng Kỵ Đa Hội

Con trai Con gái Con trai Con gái

THPT S1 9 6 4 2 T1 % 20.5 10.3 14.3 6.7 Học lên cao S1 22 26 22 20 T1 % 52.2 44.8 78.6 67.6 Tùy các cháu S1 12 26 2 8 T1 % 27.3 44.8 7.1 26.7 Tổng S1 44 58 28 30 T1 % 100.0 100.0 100.0 100.0

Cùng là làng nghề, nhưng mỗi làng lại có những truyền thống hiếu học khác nhau, kinh tế và quan niệm của cha mẹ trong từng làng cũng sẽ khác nhau. Làng nghề Đa Hội cha mẹ mong muốn con trai có thể học lên bậc cao chiếm 78.6% còn con gái là 66.7%, thì làng nghề Đồng Kỵ tỷ lệ này là 52.3% và 45.8%. Có thể thấy cha mẹ ở Đa Hội mong muốn con học lên bậc cao nhiều hơn. Đồng nghĩa với đó là Đồng Kỵ cũng là làng nghề có cha mẹ mong muốn con mình dừng lại sau khi tốt nghiệp THPT và tùy vào các cháu cao hơn làng nghề Đa Hội với 20.5% cha mẹ mong muốn con trai dừng lại ở bậc THPT và 10.3% con gái dừng lại sau THPT còn Đa Hội tỷ lệ này là 14.3% và 6.7%. Điều này cho thấy, làng nghề Đồng Kỵ cha mẹ không quá áp đặt con phải học lên sau khi tốt nghiệp THPT, họ để cho tùy vào con nếu con học được thì cũng vẫn sẽ đầu tư cho con học còn nếu không học được thì nghỉ học để ở nhà làm nghề.

Tại sao Đồng Kỵ lại có một tỷ lệ gia đình định hướng con dừng lại sau THPT và tùy vào các cháu mà không theo đuổi tiếp như nhiều gia đình ở Đa Hội? Liệu có phải đồ gỗ mỹ nghệ tại Đồng Kỵ phát đạt hơn cả khiến họ nhìn nhận lại những khoản đầu tư lâu dài cho giáo dục bao gồm cả tiền của và thời gian học hành của đứa trẻ? Trong khi Đa Hội không hẳn như vậy, nhiều gia đình muốn theo đuổi việc học lên cao.

Như vậy, tỷ lệ cha mẹ bỏ học sớm theo nghề hay nói cách khác là truyền thống hiếu học trong gia đình cũng đã khiến cho việc định hướng của cha mẹ lên bậc học cao cho con không quá áp lực. Mặt khác, nghề mộc/sắt đã giúp giải quyết công ăn việc làm ở nông thôn và tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Những người trong làng ngay từ bé đã được tiếp xúc và hoạt động trong ngành nghề mộc/sắt nên họ có một trình độ chuyên môn và một nghề nghiệp ổn định, không lo thất nghiệp, đảm bảo cho họ có một nghề làm ra thu nhập. Chính vì lợi ích này của nghề mộc/sắt nên việc ĐHNN của các bậc cha mẹ với con cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. Quan niệm này cũng giống với nghiên cứu của Nguyễn Thị Vinh, 2011: “Nhiều người dân trong làng có suy nghĩ rằng một khi làng có nghề thì con cháu cứ tiếp tục phát triển nó là giàu rồi, không cần đi học cao hay theo đuổi một nghề khác” [49].

3.3. Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Mỗi gia đình sẽ có một nền tảng giáo dục, nhận thức khác nhau và vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình cũng khác nhau. Trong mỗi gia đình cha mẹ sẽ có những định hướng khác nhau tùy theo giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn.

3.3.1. Vai trò của cha mẹ.

Trong lĩnh vực giáo dục thì vai trò của cha mẹ hết sức quan trọng đối với việc học hành của con cái. Bất bình đẳng về cơ hội giáo dục thể hiện trước hết trong gia đình. Mỗi gia đình có một nền tảng giáo dục con khác nhau và vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình cũng khác nhau [35]. Trong gia đình thì mỗi cha mẹ có quan điểm khác nhau về ĐHNN cho con và điều này được thể hiện thông qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi trung học phổ thông tại khu vực làng nghề thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)